Hệ đo Lường Trong Làm Bánh Và Nấu ăn - Tạp Chí Đẹp

Dưới đây là chia sẻ của blogger Candy Can Cook dựa theo sự hiểu biết của cô về hệ đo lường trong làm bánh:

Thông thường người Việt mình khi làm bánh thường dùng hệ thống đo lường là gram, kg, ml hay lít. Tuy nhiên, đa số các công thức làm bánh (nhất là công thức quốc tế) thường dùng hệ thống đo lường là cup, teaspoon và tablespoon, có khi lại là ounce, pints, quart, gallon.

làm bánh, hệ đo lường trong làm bánh, quy đổi trong làm bánh

Bánh su kem – sản phẩm của Candy Can Cook

Theo tớ, để làm bánh được điều tiên bạn cần biết chính là các công cụ đo lường cơ bản này. Đo lường chính xác là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thành công của việc làm bánh. Mua các dụng cụ đo lường bằng nhựa thì giá thành không đắt bằng việc bạn phải mua một cái cân (tất nhiên cân cũng là một dụng cụ thiết yếu trong làm bánh nhưng bạn có thể mua nó sau cũng được). Đó chính là cup và các loại thìa (teaspoon, tablespoon).

làm bánh, hệ đo lường trong làm bánh, quy đổi trong làm bánh

Cup và thìa dùng trong đo lường khi làm bánh

Dưới đây là bảng đổi hệ thống đo lường trong nấu ăn nói chung và làm bánh nói riêng của hệ thống đo lường Mỹ ra thể tích (ml hoặc lít).

làm bánh, hệ đo lường trong làm bánh, quy đổi trong làm bánh

Bảng đổi hệ thống đo lường của Mỹ ra thể tích (ml)

Còn đây là bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường của Mỹ như cup, teaspoon và tablespoon, oz hay quarts….

làm bánh, hệ đo lường trong làm bánh, quy đổi trong làm bánh

Bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường Mỹ

Một điều lưu ý là thể tích của các nguyên liệu có thể giống nhau nhưng khối lượng sẽ là khác nhau. Vì thế, khi chuẩn bị đo lường các nguyên liệu để làm bánh, mọi người nhớ chọn cho mình một cách đo lường (khối lượng hay thể tích) để có thể đo các nguyên liệu cho thật chính xác. Ví dụ như 1 cup đường trắng (granulated sugar) có khối lượng là 200gr trong khi 1 cup đường nâu (brown sugar) lại có khối lượng là 210gr. Dưới đây là bảng đo lường một số nguyên liệu thường gặp trong làm bánh với cả thể tích và khối lượng để mọi người tham khảo.

làm bánh, hệ đo lường trong làm bánh, quy đổi trong làm bánh

Bảng đo lường các nguyên liệu cơ bản trong làm bánh Đôi khi có nhiều loại bánh rất dễ làm nhưng chỉ vì phần đo lường nguyên liệu thiếu chính xác là có thể dẫn tới những thất bại trong việc làm bánh. Với những người mới bước chân vào thế giới làm bánh, lời khuyên cho bạn là nên ghi ra thật chi tiết các nguyên liệu và các quy đổi đo lường trước khi làm bánh. Tớ thường chỉ làm bánh với 1/2 nguyên liệu so với công thức được hướng dẫn vì sợ làm nhiều quá ăn không hết nên lúc nào cũng phải ghi cẩn thận để tránh những sai lầm.

Hi vọng bài viết này giúp mọi người khỏi “nhức đầu” về các đơn vị đo lường trong làm bánh nhé.

Theo Candy Can Cook

Candycancook tên thật là Dương – một blogger Việt Nam hiện đang sống tại Mỹ. Chị cũng đã từng có thời gian sống ở Thái Lan, Singapore… Chị đam mê nấu ăn, thưởng thức đồ ăn và đặc biệt thích cà phê. Chị luôn tìm tòi những công thức yêu thích với cách nấu cũng rất riêng.

Xem thêm: 4 lời khuyên cho những người mới học làm bánh ngọt

Từ khóa » Dụng Cụ đo Lường Trong Làm Bánh