Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Bền Vững - Câu Chuyện Của Ngỗng

Thương hiệu Việt

Hệ sinh thái nông nghiệp bền vững - Câu chuyện của Ngỗng
  • 30/07/2021
Cho dù có sự giám sát hay giấy chứng nhận đi nữa vẫn không bằng sự đảm bảo xuất phát từ lòng tự trọng của người sản xuất, khi nông dân hiểu được giá trị của những sản phẩm an lành của họ đem đến sức khỏe cho người tiêu dùng, cho chính gia đình họ và bảo vệ môi trường. Đây là cách Ngỗng (An Biên Food) một doanh nghiệp xã hội (DNXH) đang đồng hành cùng người nông dân để tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, an toàn, tự nhiên và hữu ích cho cộng đồng. Với đam mê nông nghiệp, sau khi học xong bằng kĩ sư nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bùi Ngọc Cường, (người sáng lập DNXH Ngỗng) tiếp tục theo học ngành quản trị kinh doanh quốc tế (IBMS) chuyên ngành phát triển bền vững tại Hà Lan. Hè năm 2015, Cường từ Hà Lan về Việt Nam. Gia đình Cường cũng là hộ gia đình làm nông nghiệp nhiều năm. Nhìn thấy đàn ngỗng hơn 200 con do bố nuôi, rồi cả một kho thóc đầy, Cường hỏi chuyện mới biết: “Ngỗng này nuôi từ thóc ruộng rươi”. Loài rươi rất nhạy cảm và không thể sống nếu có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Bởi vậy, khi người nông dân nuôi rươi trên đất trồng lúa, thì đồng nghĩa đó là ruộng lúa phải hoàn toàn sạch. Hạt gạo làm ra trên ruộng này vừa sạch vừa có nhiều dinh dưỡng từ con rươi. Thế nhưng khi gia đình Cường làm ra hạt gạo sạch và ngon đó lại không thể thuyết phục được người mua đây là gạo sạch. Không có thương hiệu, khách hàng không tin. Bố của Cường đã chấp nhận bán lỗ vào trường mầm non với giá của gạo thường để các cháu nhỏ có gạo sạch ăn. Mặc dù bán lỗ nhưng sản lượng gạo làm ra cũng không tiêu thụ hết. Bố Cường đã đem số gạo sạch đó về cho người nhà dùng và đem ra nuôi ngỗng, rồi quyết định không làm nữa. Từ câu chuyện của gia đình mình, Cường nhận thấy, đây chính là câu chuyện chung của người nông dân ở thời điểm đó. “Họ cứ làm, cứ sản xuất, đến khi thu hoạch mới tìm đầu ra, mới đi giải cứu sản phẩm”, Cường chia sẻ. Thêm đó, để một sản phẩm tốt, chất lượng đến được tay người tiêu dùng là một quãng đường quá xa với biết bao công đoạn: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, marketing, phân tích thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng niềm tin với khách hàng. “Vậy nhưng người nông dân như bố mình dù rất giàu kinh nghiệm, giỏi sản xuất, họ biết phải làm sao”, Cường chia sẻ suy tư về cái khó của người nông dân Việt Nam. Trong khi đó, khách hàng như lạc vào ma trận hàng hoá, có tiền cũng chưa chắc chọn được sản phẩm tốt ưng ý.
Sản phẩm của doanh nghiệp xã hội Ngỗng được phân phối và bày bán tại các cửa hàng nông sản sạch tại Hà Nội. Ảnh: Công Đạt Sản phẩm cam Chú Phúc được canh tác hoàn toàn hữu cơ. Ảnh: Công Đạt Các thành viên của doanh nghiệp xã hội Ngỗng đi thực địa tại địa phương. Ảnh: Tư liệu nhân vật cung cấp Những trái cam hữu cơ chín mọng trong vườn cam Chú Phúc ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Tư liệu nhân vật cung cấp
Đó là lý do DNXH Ngỗng ra đời. Hình ảnh đàn ngỗng di cư, cách chúng đoàn kết hướng về mục tiêu, cách chúng phối hợp, phân công nhiệm vụ thể hiện sự đoàn kết, trách nhiệm vai trò của mỗi cá nhân trong một tập thể. Đó cũng là mong muốn của Cường tạo ra những team để giúp người nông dân bán được sản phẩm chất lượng đúng giá trị, nâng cao giá trị chế biến, đa dạng sản phẩm và đến được tay đúng những khách hàng tin dùng. “Không chỉ gạo mà chúng tôi sẽ giúp người nông dân ở các vùng miền có lợi thế về cây trồng đó xây dựng thương hiệu bán đúng giá trị hàng hoá”, Cường nhấn mạnh. Cường đã dành hơn 1 năm đi xuyên Việt để biết được các đặc điểm sản xuất ở Việt Nam, lợi thế các vùng miền, lợi thế địa phương, nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi địa phương, từ đó tìm giải pháp phù hợp. Còn về tiêu thụ, các kênh phân phối lớn sẽ liên quan đến vấn đề sản lượng phải đáp ứng đủ, còn hệ thống cửa hàng nhỏ phải đội chi phí vận chuyển, quản lý lên cao. Như vậy sẽ không phù hợp với các mô hình sạch làm nhỏ của người nông dân. Bởi vậy, Ngỗng đã nghĩ ra cách khác đó là phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đó là dự án “cánh đồng sẻ chia” mà Ngỗng đang thực hiện. Theo đó, Ngỗng nghĩ ra cách kết nối khách hàng với người sản xuất trong các tour “chuyến đi của Ngỗng”. Khách hàng trực tiếp đến các địa điểm làm nông sản sạch để trải nghiệm, nói chuyện và tìm hiểu thông tin làm nông nghiệp của mô hình đó. Khi gặp trực tiếp chủ của trang trại hay cánh đồng đó, thẩm định cách làm của họ, khách hàng khi đó nếu tin tưởng sẽ đặt hàng trực tiếp người nông dân sản xuất với giá sỉ. Tiêu chí sản phẩm sạch của Ngỗng, trước tiên đó là con người. Ngỗng sẽ tìm đến những người nông dân ở vùng đó xuất phát từ mong muốn thực sự muốn làm thực phẩm sạch. Đó là tiêu chí theo được DNXH Ngỗng coi trọng hơn tất cả những tờ giấy chứng nhận. Bởi tờ giấy có thể làm giả được nhưng mong muốn xuất phát từ trong tâm thì họ sẽ làm nghiêm túc và làm thật. “Đó là những người nông dân theo chúng tôi, họ biết nghĩ cho sức khoẻ của chính họ, cho môi trường sống của họ và trên hết là cho con cháu của họ sau này”, Cường cho biết. Tiếp đó, Ngỗng sẽ xem đặc điểm địa phương đó cái gì đang là thế mạnh. Tập trung vào phát triển thế mạnh ở địa phương đó, thế mạnh của người nông dân ở địa phương đó. Ví dụ như các vùng trồng cam ở Hàm Yên (Tuyên Quang), Ngỗng sẽ tìm đến người nông dân mong muốn làm sạch của vùng đó. Nhưng họ thiếu kinh nghiệm, kiến thức và quy trình làm sạch. Ngỗng sẽ làm từ một hộ gia đình điểm, giúp họ làm theo quy trình hữu cơ sạch, xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho họ. “Sự hiệu quả của mỗi mô hình nhỏ là minh chứng rõ nhất để những người nông dân khác trong vùng họ nhận thấy giá trị và mong muốn làm theo”, Cường chia sẻ quan điểm của Ngỗng trong dự án “Vườn đồng hành”. Theo Cường, sản xuất hữu cơ thì cơ bản đều đã có quy trình. Cái khó chính là làm thay đổi thói quen canh tác và làm nông nghiệp của người nông dân. Để sản xuất hữu cơ, người nông dân đó phải thực sự kiên trì và cầu thị. Các thương hiệu mà Ngỗng đã xây dựng cho người nông dân gắn với đúng hình ảnh, tên tuổi của họ như: Cam Chú Phúc, bột sắn dây Ông Hoà,… Bởi vậy, chính người nông dân là người có trách nhiệm với thương hiệu, uy tín của mình.
Các sản phẩm bột sữa hạt Đòng đòng của doanh nghiệp xã hội Ngỗng. Ảnh: Công Đạt Các sản phẩm gạo của doanh nghiệp xã hội Ngỗng như gạo ST24, gạo Nhật… Ảnh: Công Đạt Sản phẩm dầu mè nguyên chất của Ngỗng, được làm từ 100% hạt mè canh tác tự nhiên, không hóa chất. Ảnh: Công Đạt Sản phẩm mật ong tươi nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Ảnh: Công Đạt Sản phẩm dấm gạo lứt được ủ và lên men hoàn toàn tự nhiên. Ảnh: Công Đạt Sản phẩm bột sắn dây Ông Hòa 100% thiên nhiên. Ảnh: Công Đạt Sản phẩm dầu lạc nguyên chất của Ngỗng, không cholesteron, không chất bảo quản. Ảnh: Công Đạt Sản phẩm mật trà của doanh nghiệp xã hội Ngỗng. Ảnh: Công Đạt
Một tư duy đặc biệt nữa của Ngỗng, xuất phát từ nhu cầu làm sản phẩm sạch của chính người nông dân và khả năng của họ để áp mô hình nông nghiệp sạch theo các mức tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ có những hộ nông dân họ chỉ đủ khả năng làm nông nghiệp không phun thuốc trừ sâu hay không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng khác, thì Ngỗng sẽ giúp họ theo khả năng đó rồi cải thiện dần. Còn những hộ có khả năng phát triển lớn hơn sẽ sản xuất hữu cơ, Ngỗng sẽ đồng hành theo mong muốn, khả năng của họ. “Nếu ép họ đều sản xuất quy trình hữu cơ thì khi họ không làm được, họ có thể nói dối”, Cường chia sẻ quan điểm. Theo đó, Ngỗng đi từng bước đi chậm nhưng bền vững. Đó là chọn con giống, sản phẩm tiêu biểu trong vùng đó, giúp họ làm sạch từ mong muốn của họ, sau đó xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra cho họ. Và từ một người làm tốt này, người nông dân khác sẽ thấy hiệu quả, bán được hàng với giá tốt thì họ cũng sẽ muốn được làm như vậy. “Đó chính là cách đi của Ngỗng”, Bùi Ngọc Cường khẳng định./. Bài: Thảo Vy - Ảnh: Công Đạt

Xem thêm

Bio Lak: Hành trình nâng tầm giá trị cây cỏ bản địa

Bio Lak: Hành trình nâng tầm giá trị cây cỏ bản địa

  • 21/10/2024
  • Thương hiệu Việt
Bio LAK là thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận Non-GMO (không biến đổi gien) có hiệu lực toàn cầu. Bio LAK được Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan trao tặng giải thưởng phát triển bền vững (Sustainability) trong cuộc thi Ready to Export (R2E) 2023-2024. Giải thưởng là sự ghi nhận cho những nỗ lực của Bio LAK trong nhiều năm qua. MONO Coffee Lab - Thương hiệu cà phê được giới trẻ yêu thích

MONO Coffee Lab - Thương hiệu cà phê được giới trẻ yêu thích

  • 22/08/2024
  • Thương hiệu Việt
Thủy sản Việt Úc: Nâng tầm tôm Việt

Thủy sản Việt Úc: Nâng tầm tôm Việt

  • 12/08/2024
  • Thương hiệu Việt
 GC Food vượt bão biến động toàn cầu để xuất khẩu

GC Food “vượt bão” biến động toàn cầu để xuất khẩu

  • 30/07/2024
  • Thương hiệu Việt
MONO – Câu chuyện thời trang bền vững

MONO – Câu chuyện thời trang bền vững

  • 23/07/2024
  • Thương hiệu Việt
Red Pine với hướng đi bền vững của ngành chanh dây xuất khẩu Tây Nguyên

Red Pine với hướng đi bền vững của ngành chanh dây xuất khẩu Tây Nguyên

  • 12/07/2024
  • Thương hiệu Việt
Minh Tiến – Tập đoàn cà phê Việt tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Minh Tiến – Tập đoàn cà phê Việt tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

  • 22/03/2024
  • Thương hiệu Việt
Xem thêm
  • Tiêu điểm
    • Asean
  • Tin tức
  • Phóng sự chuyên đề
  • Khám phá
    • Du lịch
    • Ẩm thực
  • Văn hóa
    • Nghệ thuật
    • Đời sống Việt
    • Thể thao
    • Thời trang
  • Kinh tế
    • Tiềm năng địa phương
    • Thương hiệu Việt
    • Nghề Việt
  • Chân dung
    • Bạn bè với Việt Nam
  • Multimedia
    • Video
    • Slideshow
    • Phóng sự ảnh
Top

Từ khóa » Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Tiếng Anh