Hệ Sinh Thái Polkadot Là Gì? Những Thông Tin Về Polkadot Bạn Nên Biết

Trong những năm gần đây, có rất nhiều đồng tiền điện tử được sinh ra với sứ mệnh “Ethereum Killer”. Nhằm khắc phục những nhược điểm công nghệ của mình. Và hệ sinh thái Polkadot là một trong những ứng cử viên sáng giá hàng đầu hiện nay. Được thiết kế tích hợp nhiều công nghệ mới, cùng đội ngũ phát triển nhiều kinh nhiệm, cộng đồng chất lượng vượt trội. Cùng Chiasekinang tìm hiểu chi tiết hơn về đồng coin này cũng như hệ sinh thái của nó trong bài viết dưới đây nhé.

Hệ sinh thái Polkadot là gì?

Polkadot là một công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi, không đồng nhất và có khả năng mở rộng. Multi-chain là công nghệ cốt lõi giúp cho hệ sinh thái này phát triển mạnh mẽ như bây giờ.

Polkadot như là một blockchain của nhiều blockchain, nó cho phép người dùng có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot.

Sự phát triển của dự án này sẽ giúp những nhà phát triển có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng, đơn giản, tương tự như các nền tảng như Ethereum hay Binance Smart Chain.

Thời gian gần đây, hệ sinh thái polkadot đang phát triển nhanh chóng với nhiều dự án chất lượng. Nhiều sản phẩm của những hệ sinh thái khách cũng dần chuyển qua dùng nền tảng này.

DOT token là gì?

DOT chính là token cơ sở trong mạng lưới Polkadot.

DOT dùng để làm gì?

  • Validator sử dụng token DOT để stake trong hệ thống, nhằm duy trì mạng lưới, đảm bảo mạng hoạt động trơn tru và xác thực giao dịch.
  • Holder stake DOT để đóng góp cho các validator.
  • DOT dùng để làm phí giao dịch trên Relay Chain và những ParaChain.
  • Quản trị mạng. Ngoài phần thưởng từ việc staking DOT, những người nắm giữ DOT quản lý những sự kiện như nâng cấp giao thức và sửa lỗi cũng sẽ được nhận thưởng.

Đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái Polkadot

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái Polkadot. Cùng tham khảo để có thêm thông tin hữu ích bạn nhé.

Hệ sinh thái Polkadot là gì?
Hệ sinh thái Polkadot là gì?
  • Tương tác linh hoạt: Hệ sinh thái Polkadot giúp kết nối liên chuỗi đa dạng từ dữ liệu. Tài sản hay token. Polkadot hỗ trợ xử lý giao dịch trên các chuỗi blockchain song song với nhau. Từ đó giải quyết các vấn đề về quy mô đang tồn tại trên Ethereum.
  • Framework Substrate: Chức năng này sẽ giúp cho người dùng tạo ra chuỗi blockchain mới chỉ trong vài phút.
  • Nâng cấp không cần fork: Khi tích hợp tính năng mới, hay triển khai sửa lỗi. Thì Polkadot không cần phải tiến hành hard fork như nhiều mạng lưới truyền thống.
  • Tính bảo mật cao: Các mạng lưới sẽ độc lập về mặt quản trị.
  • Quản trị phân quyền: Mỗi cá nhân khi tham gia vào mạng lưới đều có tiếng nói.
  • Parachain: Một loạt chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Đồng thời mở rộng mạng lưới Polkadot.
  • Khả năng mở rộng: Điều này thể hiện ở tốc độ giao dịch, hay tốc độ xử lý giao dịch của một blockchain.
  • Đổi mới dễ dàng: Việc tạo ra một blockchain tùy chỉnh chỉ mất khoảng vài phút. Bằng cách sử dụng Substrate Framework. Lúc này bạn chỉ cần kết nối chuỗi của bạn với Polkadot, còn việc tương tác và bảo mật sẽ ngay lập tức được thực thi.

Một số nhược điểm của Polkadot

Nhược điểm lớn nhất còn tồn tại của hệ sinh thái Polkadot (DOT coin) chính là những dự án Parachain mới hoạt động nên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải sửa và cải tiến thêm. Hệ sinh thái của Polkadot vẫn đang phát triển và được hoàn thiện, giới đầu tư vẫn có thể nhận thấy tiềm năng hứa hẹn của DOT coin trong tương lai.

Sharding chính một loại phân vùng để thực hiện việc chia cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ hơn nhằm tiện cho việc quản lý. Thực hiện sharding sẽ thay thế được việc phải kiểm tra giao dịch ở các node trên mạng. Khi đó, Sharding sẽ tiếp nhận hàng nghìn giao dịch trên mỗi giây thay vì phải chờ đợi để trải qua hàng loạt quá trình phức tạp.

Cũng nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra e ngại về sharding. Bởi trên thực tế, hoạt động này sẽ có thể gây ra các lỗ hổng trong chuỗi, khi một node bị hỏng thì đồng thời cả hệ thống chuỗi cũng sẽ bị hư hại nghiêm trọng.

Thông tin cơ bản về Token DOT

  • Kí hiệu: DOT
  • Blockchain: Polkadot.
  • Giao thức: NPoS.
  • Địa chỉ hợp đồng: update…
  • Tốc độ giao dịch: có thể lên tới 100.000 TPS.
  • Tổng cung: 1,103,303,471 DOT.
  • Lượng cung lưu hành: 987,579,314.96  DOT.
  • Tỷ giá token DOT: 1 ADA = 38.203 USD.

DOT Allocation:

  • Polkadot Auction: 50%.
  • Web3 Foundation: 30%.
  • Further Pre-Launch Distributions: 20%.

Về tiềm năng của hệ sinh thái Polkadot

Yếu tố đầu tiên là công nghệ sáng tạo và rất đột phá của hệ sinh thái này. Vì thế, đây là tiềm năng lớn của dự án.

Hiện nay Polkadot vẫn đang là một hệ sinh thái còn non trẻ, dù cho nó có nhận được nhiều sự quan tâm từ các đội ngũ phát triển và những nhà đầu tư. Thời điểm hiện tại trên Polkadot đã có những dự án DeFi cốt lõi như stablecoin, sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nguồn dữ liệu (oracle), Lending and Borrowing, Yield Farming. Các dự án này sẽ góp phần đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai của hệ sinh thái Polkadot.

tiềm năng của hệ sinh thái Polkadot
tiềm năng của hệ sinh thái Polkadot

Ngoài ra, ở hệ sinh thái Polkadot hiện đang có rất nhiều dự án mới đang trong giai đoạn nghiên cứu. Có nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi những dự án mô phỏng và cải tiến theo các ứng dụng DeFi của Ethereum được xây dựng trên nền tảng của Polkadot.

Polkadot mong muốn sẽ là đối tác bổ trợ cho những blockchain khác, mục đích mở rộng mạng lưới DeFi cross-chain, giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Vì thế Polkadot sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ ngày càng nhiều blockchain tìm đến Polkadot để kết nối mạng lưới của họ.

Những vấn đề mà Polkadot giải quyết?

1. Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng thể hiện ở tốc độ giao dịch, hay tốc độ xử lý giao dịch của một blockchain.

2. Sự chấp nhận

Blockchain nói chung hiện nay vẫn còn mới mẻ đối với đại đa số công chúng trên toàn thế giới. Tất cả những vấn đề này cần đơn giản hóa hơn để mọi người có thể sử dụng nó như cách chúng ta đang sử dụng Internet, ứng dụng blockchain vào trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

3. Khả năng tương tác

Nhìn chung các blockchain hiện nay riêng lẻ không thể tương tác được với nhau. Token trên chain riêng không thể chuyển đổi qua lại với nhau. Các giải pháp multi-chain vẫn còn khá mới và ít.

4. Cá nhân hoá

Polkadot cho phép mỗi parachain riêng lẻ tự thiết kế ứng dụng thông qua Substrate để phù hợp với mục đích và chức năng của từng dự án. Điều này có nghĩa là những parachain này có thể được tối ưu hóa bằng việc loại bớt những thuật toán không cần thiết để cải tiến theo hướng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dùng.

Giải pháp đề ra của Polkadot là gì?

Từ những vấn đề ở bên trên, hệ sinh thái Polkadot xây dựng cấu trúc blockchain gồm 3 thành phần để giải quyết những vấn đề trên như sau:

  • Parachain: Parachain là những blockchain song song cùng với Polkadot. Mỗi blockchain đều có cấu trúc độc đáo riêng biệt. Parachain được sử dụng để song song hóa những giao dịch và khả năng mở rộng dễ dàng. Parachain được kết nối và bảo đảm bởi Relay Chain.
  • Relay Chain: Đây là chain trung tâm của Polkadot. Nhiệm vụ chính của Relay Chain là kết nối các validator các Parachain. Validator sẽ stake DOT token để bảo vệ mạng lưới, xác thực giao dịch và quản trị hệ thống mạng.
  • Bridges Chain: Đây là cầu nối giữa blockchain Polkadot với những blockchain khác, cung cấp khả năng tương tác giữa các mạng lưới lại với nhau.

Một số thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Polkadot

Dưới đây là một số thành phần quan trọng, không thể thiếu trong hệ sinh thái Polkadot. Cùng tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện hơn về Polkadot bạn nhé.

Một số thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Polkadot
Một số thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Polkadot
  • Relay chain: Hệ thống quản trị đảm bảo tính đồng thuận cũng như kết nối chuỗi linh hoạt giữa các chuỗi trong mạng lưới. Relay Chain được biểu thị bằng vòng tròn xám ở giữa kết nối các chuỗi blockchain.
  • Parachain: Đây là một chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Hiện nay, có rất nhiều dự án có thể xây dựng Parachain và kết nối với relay chain. Từ đó có thể tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, giúp tăng tốc độ phát triển hệ thống của ứng dụng mình lên nhiều lần. Parachain được biểu thị bằng các đốm màu hồng trên màn hình.
  • Parathread: Cũng giống như Parachain, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.
  • Bridge: Đây chính là cầu nối các mạng lưới khác như: Ethereum và Bitcoin.

Xem thêm: Parachain là gì? Một số thông tin về Parachain của Polkadot.

Top 20 Coin Thuộc Hệ Sinh Thái Polkadot

Dưới đây là danh sách những đồng coin tiềm năng, có vốn hóa lớn trong hệ sinh thái pokadot này:

  • DOT
  • LINK
  • KSM
  • ONT
  • ZRX
  • ANKR
  • REN
  • RENBTC
  • RLC
  • OCEAN
  • REEF
  • EWT
  • CERL
  • PHA
  • MATH
  • LINA
  • TRAC
  • POLS
  • XOR
  • ADX

Khám phá hệ sinh thái Polkadot

Karula: Đây là một nền tảng hợp đồng thông minh. Đồng thời, tối ưu hóa cho DeFi và tương thích với EVM. dApp đầu tiên trên Karura bao gồm một bộ ứng dụng tài chính. Cụ thể:

Khám phá hệ sinh thái Polkadot
Khám phá hệ sinh thái Polkadot
  • Debt Protocol: Cung cấp cho người dùng lock KSM và Liquid KSm để mint stablecoin KUSD.
  • Derivative Liquid Staking: star king KSM và nhận về Synths token tượng trưng cho KSM. Người dùng nhận được phần thưởng staking và có thể sử dụng Synths token tham gia các dApp khác trên DeFi.
  • AMM: Dùng thanh khoản các tài sản Karura.
  • Yield Farming: Staking LP token của AMM Karura và nhận thưởng.

Sau khi người chơi kết nối với Relay chain, Karura sẽ tự động triển khai các tính năng dApp như:

  • Debt Protocol: Chỉ chấp nhận KSM và Liquid KSM. Sau đó hướng đến mở rộng ra các tài sản khác được dùng thế chấp.
  • Derivative Liquid Stacking: Người dùng đặt cọc KSM và mint Liquid KSM. Tiếp đó dùng để tham gia Debt Protocol và AMM. Tính năng Withdraw hiện chưa hoạt động.
  • AMM: Ở dạng Permissionless khi chỉ cho phép người dùng swap và add liquidity KUSD, KSM, KSM.

Gần đây, các Protocol và dApp khác ra mắt trên Karura. Và bắt đầu các chiến dịch tài trợ. Nhằm thu hút các nhà phát triển trên nền tảng, hứa hẹn sẽ tạo nên một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn.

Qua bài viết trên, Chiasekinang đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quan về hệ sinh thái Polkadot. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu hơn về những thông tin. Cũng như những đặc tính mà hệ sinh thái Polkadot đang hướng đến. Từ đó có thể đưa ra cho mình những sự lựa chọn đầu tư phù hợp và an toàn nhất. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

  • SHIBA COIN LÀ GÌ? MUA SHIBA COIN Ở ĐÂU UY TÍN NHẤT HIỆN NAY
  • Near coin là gì? Tìm hiểu về hệ sinh thái near tổng quan nhất
  • Solana(SOL) là gì? 5 Coin tiềm năng hệ sinh thái Solana Đáng mua
  • Celo coin là gì? Một số thông tin về Celo coin bạn không thể bỏ qua.

Bài viết có thể bạn quan tâm đến:

  • Coin nền tảng là gì? Lựa chọn an toàn của các nhà đầu tư.
5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » đồng Coin Hệ Polkadot