Hệ Sinh Thái Rừng Tự Nhiên Chủ Yếu ở Việt Nam/Rừng Kín ... - Wikibooks
Có thể bạn quan tâm
- Sách
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Tải lên tập tin
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Chú thích trang sách này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Tải về bản in
Hệ sinh thái rừng này phân bố rộng trên các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam. Trữ lượng gỗ ở rừng nguyên sinh có thể đạt đến 400 - 500 m3 / ha, trong đó có nhiều loài gỗ quý nhiệt đới và là loài bản địa đặc hữu của Việt Nam có giá trị sử dụng cao như đinh, lim, sến, táu,..., và đặc biệt là có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như dược liệu quý, nhiều loài cây cho nhựa và tinh dầu... Đây là đối tượng rừng khai thác trong nhiều năm qua và đã cung cấp một khối lượng lớn gỗ xây dựng, nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản,... cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do khai thác chạy theo kế hoạch trong thời kinh tế bao cấp, khai thác không đúng kĩ thuật, không bảo đảm tái sinh rừng nên diện tích và trữ lượng rừng đã bị suy giảm. Tỉ lệ rừng thứ sinh nghèo kiệt tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có chủ trương hạn chế lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên, tiến tới "đóng cửa" rừng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khu rừng nguyên thuỷ nhiệt đới như Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Cát Tiên (Đồng Nai),... đã, đang và sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn từ du lịch sinh thái.
Hệ sinh thái rừng này phân bố ở hầu hết các vùng đầu nguồn của các con sông lớn ở Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình được đặc trưng bởi rừng lá rộng thường xanh hỗn giao phức tạp nhiều tầng tán. Có thể coi những đặc trưng này là mô hình chuẩn đáp ứng tối ưu cho yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở miền núi và trung du. Trên thực tế, kiểu hệ sinh thái rừng này đã và đang giữ vai trò cực kì quan trọng cho việc nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt cho cả vùng đồng bằng, đô thị và ven biển Việt Nam.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới này có tính đa dạng sinh học cao cả về đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái này có nhiều loài thực vật động vật rừng quý hiếm, có loài đang bị đe doạ diệt chủng cần được bảo tồn nghiêm ngặt và phát triển. Đây là đối tượng nghiên cứu khoa học của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và nhiều cơ quan nghiên cứu trong và ngoài ngành lâm nghiệp. Dưới tấm màn xanh của những hệ sinh thái rừng nhiệt đới này vẫn còn chứa đựng biết bao điều bí ẩn mà các nhà lâm sinh học Việt Nam chưa phát hiện được.
Lấy từ “https://vi.wikibooks.org/w/index.php?title=Hệ_sinh_thái_rừng_tự_nhiên_chủ_yếu_ở_Việt_Nam/Rừng_kín_thường_xanh_mưa_ẩm_nhiệt_đới/Ý_nghĩa&oldid=251100” Thể loại:- Hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam
Từ khóa » đặc điểm Rừng ở Việt Nam
-
Tìm Hiểu Bản Đồ Phân Bố Rừng Việt Nam
-
Đặc điểm Rừng Rậm Nhiệt đới Của Việt Nam - Quản Lý Môi Trường
-
Phân Loại Các Kiểu Rừng Chính ở Việt Nam Dựa Trên đặc điểm Sinh Thái
-
Rừng Và Ngành Lâm Nghiệp | Open Development Vietnam
-
Top 14 đặc điểm Rừng Việt Nam
-
Tài Nguyên Rừng Việt Nam - Tổng Cục Lâm Nghiệp
-
Phân Loại Rừng ở Việt Nam - Wikipedia
-
Những Khu Rừng Nổi Tiếng Của Việt Nam - Madagui Forest City
-
[PDF] Rừng Tự Nhiên Và Một Số Vấn đề Quản Trị Rừng Tự
-
Tài Nguyên Rừng Và động, Thực Vật | Cổng TTĐT Tỉnh Hà Tĩnh
-
Tài Nguyên Rừng - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
-
Tổng Quan địa Lý Việt Nam
-
Nghiên Cứu đặc điểm Lâm Học Một Số Hệ Sinh Thái Rừng Chủ Yếu ở ...