Hệ Sinh Thái Startup Việt: Đã Có 4 Kỳ Lân, đứng Thứ Ba Khu Vực Đông ...
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures mới đây đã công bố báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2021”
Trong năm qua, nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam đạt giá trị 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm trước và chiếm 7,6% GDP cả nước. Nhờ sự tăng trưởng như vậy, nền kinh tế kỹ thuật số đang trên đà thực hiện mục tiêu của Chính phủ về nền kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030 và các mục tiêu số hóa khác trong những năm tới.
Dù đại dịch COVID-19 gây ra những khó khăn với nền kinh tế, song cũng đóng vai trò là chất xúc tác tốt cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong năm qua. Sau một năm chững lại, bối cảnh đổi mới và startup của Việt Nam đã phục hồi trở lại và đạt đến tầm cao mới. Con số kỷ lục 1,4 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam, xác lập một số cột mốc mới vào năm 2021.
Một năm kỷ lục đối với đầu tư mạo hiểm tại Việt NamVốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021 bất chấp những bất ổn và biến động do dịch COVID-19 gây ra. Tổng vốn đầu tư mạo hiểm đạt mức 1,4 tỷ USD, tăng 1,6 lần so với mức cao kỷ lục trước đó là 874 triệu USD được thiết lập năm 2019.
Tổng số giao dịch được thực hiện trong năm 2021 cũng tăng đáng kể, đạt mức 165 thương vụ, tăng 57% so với năm 2020.
Sự quan tâm của nhà đầu tư đã được đẩy nhanh bởi sự quan tâm gia tăng đối với các lĩnh vực được hưởng lợi từ đại dịch trên toàn cầu. Hơn nữa, các ứng dụng họp trực tuyến đã làm cho việc hạn chế đi lại không còn là rào cản đối với quá trình ra quyết định đầu tư.
Trong số các giao dịch đầu tư vào startup Việt trong năm 2021, giá trị tổng số lượng giao dịch có giá trị từ 10 triệu USD trở lên đạt mức cao kỷ lục 1,2 tỷ USD, chiếm 82% tổng số tiền đầu tư trong năm qua.
Tổng giá trị giao dịch của các thương vụ nhỏ cũng đạt mức cao mới là 256 triệu USD, tăng 119% so với năm 2020. Các giao dịch được thực hiện không tập trung trong những năm gần đây cho thấy sự phát triển ổn định của hệ sinh thái.
Việt Nam có 4 kỳ lânViệc đẩy nhanh quá trình số hóa đã giúp Việt Nam có thêm hai kỳ lân mới (Những startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên) đó là MoMo và Sky Mavis. Như vậy, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã có 4 kỳ lân bao gồm VNG, VNLife, MoMo và Sky Mavis.
Theo báo cáo của NIC và Do Ventures nhận định rằng thành công của MoMo và Sky Mavis đã khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm công nghệ đổi mới trong khu vực. “Nền công nghệ Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn khi hàng chục công ty được định giá vài trăm triệu USD đang sẵn sàng trở thành kỳ lân trong những năm tới”, theo nội dung báo cáo.
Nhà đầu tư củng cố niềm tin với startup ViệtTheo báo cáo của NIC và Do Ventures, tổng số quỹ đầu tư vào các startup Việt đã tăng 60% trong năm qua, phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Trong đó, Singapore là quốc gia có nhiều nhà đầu tư vào startup Việt nhất, tiếp theo lần lượt là các nhà đầu tư Việt Nam và Mỹ.
Những nhà đầu tư Nhật Bản cũng bắt đầu hoạt động trở lại tại Việt Nam sau hai năm gián đoạn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Một số nhà đầu tư nội địa nổi bật với starup Việt có thể kể đến như Do Ventures, Zone Startups Vietnam, VIC Partners, ThinkZone, VinaCapital Ventures,… Trong khi đó, một số quỹ đầu tư nước ngoài nổi bật bao gồm Nextrans, Venturra, Saison Capital, Wavemaker, Beenext,…
Sự phát triển nhanh chóng giữa các lĩnh vựcNIC và Do Ventures cho biết nhờ vào những ưu đãi lớn của VNLife, MoMo và Tiki, thanh toán và bán lẻ vẫn là những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong thị trường startup Việt năm qua. Một startup được công nhận trên toàn cầu là Sky Mavis cũng góp phần đưa lĩnh vực trò chơi điện tử trở thành điểm sáng trong mắt nhà đầu tư khi tới Việt Nam.
Đa số lĩnh vực đều có sự gia tăng đáng kể về nguồn vốn đầu tư với những kỷ lục mới được thiết lập trong các lĩnh vực được thúc đẩy bởi đại dịch, chẳng hạn như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tự động hóa.
Việt Nam trở thành một trong những hệ sinh thái startup lớn nhất khu vựcHệ sinh thái đầu tư mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự phát triển rộng rãi khi nhiều quốc gia đã trở thành các trung tâm startup cho những quỹ đầu tư trên toàn thế giới.
Xét về yếu tố tăng trưởng so với cùng kỳ, Việt Nam là nước dẫn đầu trong khu vực về số lượng giao dịch, đồng thời xếp thứ ba khu vực về khối lượng đầu tư, chỉ sau hai quốc gia là Singapore và Philippines.
Các liên doanh Indonesia và Singapore tiếp tục dẫn đầu trong khu vực khi có khối lượng tương đối đồng đều. Vốn đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam cũng đã tăng 13% trong tổng vốn đầu tư ở khu vực Đông Nam Á trong năm qua, tăng 5 điểm phần trăm so với năm 2020.
Từ khóa » Những Startup Kỳ Lân
-
Forbes điểm Danh Những Startup Việt Có Thể Trỗi Dậy Thành Kỳ Lân ...
-
Startup Kỳ Lân Thứ 2 Của Việt Nam được định Giá Trên 1 Tỷ USD Là ...
-
Thế Hệ Những Startup Kỳ Lân Tiếp Theo Của Việt Nam | Khởi Nghiệp
-
Kỳ Lân Công Nghệ Việt: 4 Doanh Nghiệp Kỳ Lân, Nhưng Vẫn… “nghèo”
-
10 Startup Kỳ Lân được định Giá Lớn Nhất Thế Giới
-
Startup "kỳ Lân" Nào Lớn Nhất Thế Giới? - VnEconomy
-
Việt Nam Có 4 Kỳ Lân Và đứng Thứ Ba Đông Nam Á Về đầu Tư Khởi ...
-
Những Startup Sắp Trở Thành "kỳ Lân Công Nghệ" Của Việt Nam
-
Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp Việt Nam: Những Kỳ Lân Tiếp Theo
-
Forbes điểm Danh Những Startup Việt Có Thể Trỗi Dậy ... - ICTNEWS
-
Danh Sách 20 Kỳ Lân Của Đông Nam Á, Việt Nam đóng Góp Hai ...
-
Những 'kỳ Lân' Công Nghệ Mới Của Việt Nam được Quốc Tế 'để Mắt'
-
Mục Tiêu 10 Start-up Kỳ Lân Tại Việt Nam Vào Năm 2030