Hệ Sinh Thái Trong Crypto Là Gì? Tổng Hợp Các Hệ Sinh Thái Coin ...
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn với ai quan tâm tới thị trường Crypto thì không thể không biết tới thuật ngữ “Hệ sinh thái”. Vậy hệ sinh thái trong Crypto là gì? Hệ sinh thái gồm những thành phần nào? Và tại sao một Blockchain cần có một hệ sinh thái để phát triển?…
Hãy cùng Gentracoffed đi tìm hiểu chi tiết về khái niệm hệ sinh thái trong Crypto là gì và tổng hợp các hệ sinh thái COIN hiện nay
»»» Review Khóa Học Đầu Tư Chứng Khoán TỐT NHẤT
Nội dung bài viết:
- I. Hệ Sinh Thái Trong Crypto Là Gì?
- Hệ sinh thái là gì?
- Hệ sinh thái trong Crypto là gì?
- Tại sao một Blockchain cần có một hệ sinh thái để phát triển?
- II. Những Thành Phần Của 1 Hệ Sinh Thái Trong Crypto
- 1. Transactions & Payment Services (Giao dịch & thanh toán)
- 2. DeFi (Tài chính phi tập trung)
- 3. Social, Entertainment (Tương tác cộng đồng và giải trí)
- 4. Enterprise blockchain solutions (Giải pháp thực tế)
- III. Các Hệ Sinh Thái Tiền Điện Tử Nổi Bật Hiện Nay
- 2. Hệ sinh thái Ethereum
- 3. Hệ sinh thái Pokadot
- 4. Hệ sinh thái Solana
- 5. Hệ sinh thái Avalanche
- 6. Hệ sinh thái Near
- 7. Hệ sinh thái Cardano
I. Hệ Sinh Thái Trong Crypto Là Gì?
Trước khi đi vào khái niệm hệ sinh thái trong Crypto là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu:
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái được hiểu là một hệ thống mở, mà trong đó nó tập hợp tất cả các thành phần hỗ trợ cùng nhau tồn tại và phát triển.
Hệ sinh thái trong tự nhiên là gì? – Hệ sinh thái trong tự nhiên là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh).
Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì? – Hệ sinh thái trong kinh doanh là một hệ thống chuỗi giá trị bao gồm nhiều sản phẩm kết nối với nhau trong 1 lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Hệ sinh thái trong Crypto là gì?
Tương tự như vậy
Hệ sinh thái trong Crypto là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain, mỗi Blockchain lúc này cũng giống như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, họ cũng sẽ muốn phát triển một hệ sinh thái đầy đủ của bản thân.
Tại sao một Blockchain cần có một hệ sinh thái để phát triển?
Với người dùng:
- Một hệ sinh thái sẽ phục vụ đầy đủ tất cả các nhu cầu của người dùng.
- Các sản phẩm trong 1 hệ sinh thái sẽ được đồng bộ hóa, tương tác với nhau, tạo nên sự thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng.
Với Blockchain:
- Hệ sinh thái sẽ giúp dự án mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng được chuỗi giá trị của công ty, từ đầu vào đến đầu ra.
- Tận dụng được những mảnh ghép đã có sẵn ví dụ như cơ sở hạ tầng, dữ liệu từ người dùng,…
- Đặc biệt, khi dự án đã phát triển một hệ sinh thái đầy đủ, người dùng sẽ ở mãi với họ, họ không cần hoặc không có nhu cầu phải sử dụng gì ngoài hệ sinh thái đó. Khi đã có người dùng, công ty có thêm các Insight, qua đó có thể cải thiện và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình.
Ví dụ về hệ sinh thái Apple, với các sản phẩm bao gồm: iPhone, iPad, iMac, MacBook, Apple Watch, AirPods, Apple TV.
Có thể thấy, Apple đã phát triển đầy đủ các sản phẩm, phục vụ hầu hết nhu cầu của người dùng công nghệ, từ điện thoại, máy tính bảng, tai nghe, đồng hồ, TV,…
Các sản phẩm này đều chạy trên hệ điều hành iOS và được kết nối với iCloud, nhờ tất cả các sản phẩm này đều có khả năng tương tác nhau, người dùng sử dụng 1 sản phẩm có thể quản lý dữ liệu ở các sản phẩm khác.
Vì vậy, người dùng khi đã sử dụng sản phẩm của Apple, sẽ có xu hướng chỉ sử dụng sản phẩm của hãng, vì nếu đổi qua hãng khác sẽ rất bất tiện.
Qua đó, Apple phát triển được 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh, gắn kết với nhau, người dùng sử dụng Apple không cần phải sử dụng sang hãng khác vì Apple đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dùng.
Nếu một đối thủ khác muốn cạnh tranh với Apple, họ không thể cạnh tranh 1 sản phẩm và cần phải xây dựng cả 1 hệ sinh thái, một điều rất khó khăn.
II. Những Thành Phần Của 1 Hệ Sinh Thái Trong Crypto
1. Transactions & Payment Services (Giao dịch & thanh toán)
Nhu cầu cơ bản nhất của một Blockchain chính là giao dịch và thanh toán. Những mảnh ghép nhỏ bên trong sẽ bao gồm: Token, Smart contracts, Wallet.
2. DeFi (Tài chính phi tập trung)
DeFi là mảnh ghép được tập trung nhất hiện nay, đa phần Blockchain đều đang cố gắng phát triển đầy đủ mảnh ghép này, DeFi cung cấp cho người dùng nhu cầu về giao dịch, vay, cho vay, gửi tiết kiệm,… mà không cần 1 bên trung gian thứ 3. Các thành phần chính của DeFi sẽ bao gồm Stablecoin, DEX, Lending/Borrowing, Synthetic,…
3. Social, Entertainment (Tương tác cộng đồng và giải trí)
Nhu cầu tiếp theo sẽ là tương tác cộng đồng và giải trí, những thành phần chính hiện nay trong mảng này là NFT, Games, Gambling,…
4. Enterprise blockchain solutions (Giải pháp thực tế)
Những ứng dụng của Blockchain vào thực tế, vào một số lĩnh vực như Finance, Supply Chain, Healthcare, Education,…
III. Các Hệ Sinh Thái Tiền Điện Tử Nổi Bật Hiện Nay
Hiện tại, trong Crypto có rất nhiều hệ sinh thái. Nhìn chung, thì các Blockchain hiện nay được chia làm 3 tier chính:
- Top Tier 1: Bao gồm Ethereum và BSC, đây là hai hệ sinh thái lớn mạnh hiện tại, đã tích hợp khá đầy đủ các mảnh ghép và chúng ta sẽ lấy đó làm tiêu chuẩn để so sánh những dự án nhỏ khác.
- Top Tier 2: Bao gồm Solana, Avalanche và Polkadot, đầy là những hệ sinh thái tiềm năng nhưng vẫn còn thiếu một vài ghép để phát triển hoàn chỉnh.
- Top Tier 3: Các hệ sinh thái rất mới, hầu như chưa có gì, bao gồm Near, Cardano, Dfinity.
Top Các Hệ Sinh Thái Tốt Nhất
1. Hệ sinh thái Binance Smart Chain
Đây hiện là hệ sinh thái crypto đời đầu tiên cũng là hệ sinh thái lớn nhất hiện tại. Binance chain là nền tảng giao dịch lớn hàng đầu hiện nay, xây dựng được hệ sinh thái dường như là toàn diện nổi bật với:
- Sàn giao dịch Binance: Sàn giao dịch lớn nhất thế giới, có lượng người tham gia đầu tư lớn. Hỗ trợ hơn 300 đồng tiền có sẵn để gửi và rút.
- Coinmarketcap: Hệ thống tin tức, dữ liệu về tiền điện tử lớn nhất thế giới.
- Ví Truswallet: Ví lưu trữ coin được đánh giá là an toàn và linh hoạt nhất hiện nay về việc lưu trữ, chuyển đổi cũng như chuyển khoản nhanh chóng.
- BNB: Đây là đồng tiền điện tử được Binance phát hành, sử dụng trong hệ sinh thái này.
Hệ sinh thái phát triển với giao thức BSC, nó tương thích với Ethereum, cho phép phát triển dApp nhanh chóng và dễ dàng tham gia bởi cộng đồng blockchain.
2. Hệ sinh thái Ethereum
Hệ sinh thái Ethereum một trong những hệ sinh có quy mô lớn, nhiều thành phần và sản phẩm được kết nối với nhau an toàn và nhanh chóng. Hệ sinh thái hiện có các sơ sở hạ tầng cơ bản sau:
- Dịch vụ tên Ethereum (ENS)
- Swarm và IPFS: lưu trữ nội dung phi tập trung mà các giao dịch chuỗi khối Ethereum sau đó có thể tham chiếu thông qua ID băm.
- Oracle frameworks
- Whisper
- Infura nodes
- Ví Ethereum
- Hợp đồng thông minh
Đây là hệ sinh thái được nhiều đơn vị phát hành tiền điện tử khác sử dụng, và tạo ra các đồng coin chạy trên nền tảng etherum.
3. Hệ sinh thái Pokadot
Đối với hệ sinh thái Pokadot thì nó tập trung vào DEX và Lending & Borrowing. Đối với hệ sinh thái này nó có những đặc tính nổi bật như:
- Có khả năng mở rộng: Bởi ngoài tương tác với các Dapps trong hệ sinh thái thì còn các ứng dụng còn có thể kết nối với các blockchain khác như Bitcoin hay Ether qua cầu nối Bridge.
- Có khả năng nâng cấp cao hơn: Các ứng dụng trong hệ sinh thái này hoàn toàn có thể nâng cấp tốt hơn mà không cần sự phân tách.
- Tự quản trị: Có nghĩa là đối với người dùng nắm dữ DOT coin của Pokadot thì hoàn toàn có thể nắm quyền quản lý hệ sinh thái theo nhu cầu của mình.
Các ứng dụng nổi bật trong hệ sinh thái Pokadot:
- Mạng máy tính Pokadot: Cho phép chia sẻ dữ liệu hoàn toàn phi tập trung
- Acala: Đây là một stablecoin
- Chainlink: Nền tảng cung cấp dữ liệu Defi
- Stafi: Giao thức tạo thanh khoản đối với tài khoản đang được Stake
- Zenlink – là một sàn giao dịch phi tập trung cross-chain.
- Polkaswap: Công cụ tạo lập thị trường tự động AMM
- ..vv
4. Hệ sinh thái Solana
Solana là hệ thống mạng lưới Blockchain tương tự như Bitcoin và Ethereum vậy. Điểm tạo nên sự đặc biệt đó là tốc độ giao dịch, lên đến 50.000 giao dịch mỗi giây. Được xây dựng trên giao dịch thức Blockchain mở, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên hệ sinh thái của mình.
Ưu điểm của hệ sinh thái Solana:
- Tốc độ nhanh chóng: Solana tuyên bố hỗ trợ hơn 50.000 TPS được bảo mật bởi chỉ 200 nút, như vậy nó trở thành một tronh những hệ sinh thái đứng đầu ngành.
- Khả năng mở rộng lớn: Kết nối với các ứng dụng khác ngoài hệ sinh thái
- Hiệu quả về chi phí: trung bình là 0,00025 đô la Mỹ cho mỗi giao dịch, đây là hệ sinh thái rẻ nhất dành cho những nhà phát triển và defi
Tuy nhiên, đối với hệ sinh thái này hiện tại tất cả các thông tin chỉ là dữ liệu mà họ tuyên bổ bởi nó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Và đặc biệt nó hạn chế về tính phi tập trung hơn so với các công nghệ khác, trong đó có ethereum – đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
5. Hệ sinh thái Avalanche
Avalanche là một hệ sinh thái Lớp 0 được tạo thành từ ba Blockchains cốt lõi, mỗi Blockchains được tối ưu hóa cho các tác vụ cụ thể trong mạng. Hiện nó sử dụng mã thông báo AVAX để trả phí cho các dịch vụ giao dịch, ủy quyền để bảo mật mạng này. Và đây là hệ sinhg thái tần 2, được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh chóng với hệ thống ứng dụng hỗ trợ nhiều.
Hệ sinh thái tuy mới ra mắt nhưng sắp đuổi kịp tiến độ của các hệ sinh thái tầng 1 với nhiều ứng dụng nổi bật như: Private Securities, Initial Litigation Offerings DEX’s, Synthetics, Stablecoins, DeFi, Prediction Markets…
6. Hệ sinh thái Near
»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Hà Nội Tốt Nhất
NEAR là một blockchain phân mảnh,bằng chứng cổ phần,lớp thứ nhất đơn giản để sử dụng, an toàn và có thể mở rộng. Nó cung cấp cho nhà phát triển hay các doanh nghiệp giải pháp ứng dụng và bảo mật các tài sản có giá trị cao như tiền hoặc danh tính.
Hiện nay hệ sinh thái khá lớn, xây dụng được chuỗi các ứng dụng kết nối với nhau với tốc độ nhanh chóng nhất.
- Cơ sở hạ tầng: Gồm Rainbow Bridge, Octopus Network, Aurora – an EVM built on the NEAR Protocol,
- Oracle: Flux , ChainLink và Band Protocol
- Stablecoin / Fiat; Metapool
- Lending & Borrowing; OIN Finance
- AMM DEX
- IDO Platform; NearPad, Skyward Finance
- NFTs and Application: Mintbase, Paras, Pluminite
- Game: Shroom Kingdom
7. Hệ sinh thái Cardano
Hệ sinh thái Cardano là hệ thống blockchain phân quyền, mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển có thể tạo hợp đồng thông minh trên mạng. Với mã thông báo ADA thì hệ sinh thái này càng phát triển, càng mở rộng thì mọi người sẽ chứng kiến sự tăng giá nhanh chóng của đồng tiền này.
Hiện nay hệ sinh thái Cardano cơ bản đã hoàn thành, tuy rằng đây là hệ sinh thái mới và ra đời muộn hơn so với Bitcoin hay Ethereum:
- Cơ sở hạ tầng: Adapools
- AMM DEX: ADAX , Mirqur, SundaeSwap, Ray Wallet, Minswap
- DEX phái sinh: MatrixSwap
- Nền tảng IDO: LaunchPad, OccamFi,
- Oracle: Charli, Wolfram Alpha
- Lending / Vay mượn: MELD, Liqwid
- …
Xem thêm: Bake Coin Là Gì? Tất Tần Tật Về Đồng Tiền Điện Tử BAKE
Trên đây là khái niệm hệ sinh thái trong Crypto là gì và những kiến thức tổng quan về hệ sinh thái trong Crypto. Hy vọng rằng, bài viết đã mang lại cho bạn đọc góc nhìn tổng quan nhất về hệ sinh thái tiền mã hóa và các mảnh ghép tạo nên hệ sinh thái ấy.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hệ Sinh Thái Của Near Gồm Những đồng Coin Nào
-
Near Coin Là Gì? Hệ Sinh Thái Near Có Những Coin Nào
-
TOP 5 đồng Coin Tiềm Năng Trong Hệ Sinh Thái NEAR Mới Nhất
-
Hệ Sinh Thái Near Protocol (NEAR) - Coin98 Insights
-
Tồng Quan Hệ Sinh Thái NEAR - Học Viện Đầu Tư Tài Chính
-
Hệ Sinh Thái Near Protocol (NEAR) Là Gì? Tổng Quan Về Hệ ... - Coin68
-
TOP 5 đồng Coin Tiềm Năng Trong Hệ Sinh Thái NEAR ... - Toplist Coin
-
Tổng Quan Về Hệ Sinh Thái Near Protocol (NEAR) Và Các Mảnh Ghép
-
Tất Tần Tật Về Hệ Sinh Thái Của NEAR | Coinvn
-
Tìm Hiểu Hệ Sinh Thái NEAR Protocol - NEAR Ecosystem
-
Hệ Sinh Thái Near Có Những Coin Nào? - Egiadinh
-
Hệ Sinh Thái – NEAR Protocol
-
Tổng Quan Hệ Sinh Thái NEAR Và Các Mảnh Ghép Tháng 9/2021
-
Hệ Sinh Thái Near Protocol Và Những Tiềm Năng Trên Đà Cất Cánh
-
Near Protocol Là Gì? Tóm Tắt Ngắn Gọn Về Hệ Sinh Thái Near - Bitcoinvn