Hệ Số Bảo Toàn Vốn Là Gì? Đặc điểm Và Phương Pháp Bảo Toàn
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp và trader muốn chiến thắng trên thị trường thì cần phải nắm được yếu tố cốt lõi đó là quản lý vốn nằm trong biên độ an toàn. Khi đó, hệ số bảo toàn vốn trở thành công cụ chỉ báo chính xác nhất để quản lý nguồn vốn không bị hao hụt khi thị trường lao đao. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi nội dung ở bài viết dưới đây.
1. Hệ số bảo toàn vốn là gì?
Hệ số bảo toàn vốn là công cụ mà khi đem ra so sánh với 1 thì nó có tác dụng giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được kết quả lãi lỗ trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác hỗ trợ xác định số vốn ban đầu liệu có được bảo toàn hay không.
2. Đặc điểm của hệ số bảo toàn vốn
Hệ số bảo này giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động theo đúng như lộ trình mà họ đã hoạch định sẵn. Hệ số này đặc biệt có giá trị to lớn khi mà thị trường chứng khoán đón nhận dấu chân của các doanh nghiệp này. Trong hoàn cảnh giá cả có chiều hướng lên xuống không ngừng và tiềm ẩn những rủi ro cao thì hệ số này chính là công cụ đắc lực để cảnh báo và định hình hướng đi tiếp theo cho doanh nghiệp.
Hệ số bảo toàn sẽ được so sánh với 1 để xác định được tổng số vốn đã bỏ ra ban đầu có thực sự cho ra khoản lãi và có tiềm năng để tiếp tục tiến hành đầu tư trong tương lai hay không.
Nếu như hệ số này có giá trị tương đương với 1 thì điều này thể hiện là doanh nghiệp đó không có thu về được một chút lợi nhuận nào cả, tuy nhiên thì số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu đã được bảo toàn 100% giá trị.
Nếu như hệ số này có giá trị lớn hơn so với số 1 thì chứng tỏ ngoài việc bảo vệ được thành công những gì mà doanh nghiệp đã bỏ ra đầu tư lúc đầu thì họ còn thu được lợi nhuận kha khá để tiếp tục kinh doanh cho những lần kế tiếp.
Nếu như hệ số này nhỏ hơn 1 thì điều này đồng nghĩa với khả năng lần kinh doanh này, doanh nghiệp đã hoàn toàn bị lỗ nặng nề và mức vốn đã bỏ ra ban đầu đang ở mức âm, tức không bảo toàn được số vốn đó.
Tương tự, các bạn cứ tưởng tượng chúng ta đặt hệ số này vào trong một trục nằm ngang thì khi hệ số dao động lên xuống quanh số 1, khi đó, doanh nghiệp có thể biết được một cách chính xác liệu rằng mình có đang đầu tư thua lỗ nặng hay là sinh lợi nhiều hay không.
3. Phương pháp bảo toàn vốn tối ưu
3.1. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư
Đầu tiên, để hiểu được các phương pháp bảo toàn vốn được tối ưu thì mời các bạn theo dõi một ví dụ trực quan như sau:
Chẳng hạn bây giờ trong ví tiền của bạn đang có 200 nghìn và bạn muốn ví tiền của mình không bị hao hụt thì phải làm cách nào? Thật khó để trả lời câu hỏi này bởi chi tiêu hằng ngày của chúng ta bắt buộc phải đụng đến số tiền này. Tuy nhiên bạn vẫn có thể bảo toàn được số vốn 200 nghìn đó của mình nếu như bạn biết tính toán được đồng thu và đồng chi của bản thân.
Từ đó suy rộng hơn, là một nhà đầu tư muốn chiến thắng trong cuộc chơi thì phải biết được tài khoản mình tăng trưởng nhờ điều gì, nguồn thu ít kiếm được như thế nào, nguồn thu lớn kiếm được ra sao, và khi tăng trưởng được rồi thì liệu có giữ được số tiền lãi khi tăng trưởng đó hay không.
Do đó, để bảo toàn được số vốn đã bỏ ra ban đầu thì nhà đầu tư cần biết được các thức hoạt động của các sàn giao dịch. Khi tài khoản tăng trưởng bền vững thì cần tập trung vào 2 yếu tố gồm: Tăng trưởng lãi bằng cách gì và giữ lãi như thế nào? Nhà đầu tư cần tập trung vào giá trị nội tại của sản phẩm cộng với kiến thức am hiểu nhu cầu thị trường trong dài hạn.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến giá trị của hệ thống compound position trading nằm ở cách trade để tạo ra những tỷ lệ win/loss có lợi thế. Nhà đầu tư cần tuân thủ đúng theo kỷ luật và chiến thuật rõ ràng như sau: Hiểu được 4 thông số tạo nên chén thánh khi giao dịch gồm có stoploss, lãi nhỏ, hòa vốn và pump.
Chẳng hạn stoploss là 40%, tỷ lệ lãi nhỏ là 20%, hòa vốn là 1%, tỷ lệ pump lại nhỏ hơn nữa thì khi chúng ta tập trung vào hệ thống này của mình, chúng ta sẽ biết được chắc chắn mình sẽ kiếm lời như thế nào và giữ lại để khi lỗ không bị hao hụt quá nhiều. Lãi nhỏ xếp trước hòa vốn để chặn lại số lượng tài sản bị hao hụt.
3.2. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp
Đối với vốn cố định, doanh nghiệp trước khi muốn bảo toàn vốn thì cần phải tiến hành định giá chính xác được khối lượng tài sản mà mình đã bỏ ra ban đầu. Từ kết quả tính toán này, doanh nghiệp tiến hành trừ đi lượng hao hụt mà tài sản này có thể gặp phải và tiến hành bù đắp việc hao hụt đó bằng lợi nhuận từ những đợt kinh doanh khác. (nguồn trang tin tức đầu tư tài chính https://toptradingforex.com/ )
Để nguồn vốn cố định được tăng trưởng thì doanh nghiệp cần phải liên tục đầu tư về chất lượng, mẫu mã cho sản phẩm để làm sao sản phẩm có thể sinh lợi liên tiếp và tăng trưởng liên tục.
Nếu như doanh nghiệp chưa biết cách tính toán đầy đủ nguồn vốn ban đầu mình bỏ ra để có thể bảo toàn nó thì có thể xem xét dựa trên những báo cáo cuối năm. Theo đó, doanh nghiệp có thể tính toán được hệ số bảo toàn dựa trên tổng số lượng tài sản vốn mà mình đã bỏ ra để đầu tư vào đầu năm trừ đi những khoản tiền hao hụt. Kết quả ra được sẽ nhân với hệ số mà nguồn vốn này có thể tăng trưởng được và hệ số mà nguồn vốn này có thể hao hụt.
Đối với nguồn vốn lưu động thì trước hết, nó yêu cầu doanh nghiệp phải biết được chính xác các khoản tiền dư ra hoặc âm đi từ nguồn vốn bỏ ra theo từng đợt (tháng, quý, năm). Trong mỗi giai đoạn như nhập kho, phân phối, sản xuất hoặc buôn bán sản phẩm trên thị trường thì nhất định phải xác định rõ được những khoản chênh lệch đó. Thông thường, nếu trên thị trường có sự thay đổi về mặt giá cả của các loại vật liệu thì điều này cũng chứng tỏ các khoản tiền này cũng bị ảnh hưởng theo.
Khi đó, hệ số bảo toàn sẽ được tính toán bằng công thức lấy tổng nguồn vốn đã được chi ra ban đầu hoặc được chi ra theo từng đợt nhân với hệ số mà giá cả đã không còn nằm ở mức ban đầu (hệ số trượt giá).
Công thức tính hệ số bảo toàn cho loại vốn lưu động sẽ được thực hiện như sau: Lấy tổng số vốn ban đầu nhân với hệ số mà giá cả đã không còn nằm ở mức ban đầu. Kết quả cuối cùng sẽ chính là hệ số bảo toàn mà doanh nghiệp đang tìm.
Nhìn chung thì mỗi một doanh nghiệp có một loại hình kinh doanh khác nhau thì hệ số này cũng sẽ dao động khác nhau.
4. Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khách quan nhất về hệ số bảo toàn vốn cũng như một số phương pháp bảo toàn vốn tối ưu. Chúc các bạn có thể áp dụng và bảo toàn một cách thành công số vốn ban đầu của mình.
Từ khóa » Hệ Số Bảo Toàn Vốn Là Gì
-
Hệ Số CAR Là Gì? Công Thức Tính Hệ Số CAR
-
Hệ Số Bảo Toàn Vốn Là Gì? Tìm Hiểu Thông Tin Về Hệ Số Này
-
Định Nghĩa Hệ Số Bảo Toàn Vốn Và Cách Bảo Toàn Vốn - Entheomedia
-
Định Nghĩa Hệ Số Bảo Toàn Vốn & Các Tiêu Chí Giám Sát - Vpbanksme
-
Chiến Lược Bảo Toàn Vốn Là Gì? Nhược điểm Của ... - Luật Dương Gia
-
Hệ Số An Toàn Vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio) Là Gì?
-
Tiêu Chí Giám Sát, Bảo Toàn Vốn Nhà Nước Tại Các Tập đoàn Kinh Tế ...
-
Thông Tư 31-TC/CN Hướng Dẫn Bảo Toàn Phát Triển Vốn Sản Xuất ...
-
Hệ Số An Toàn Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
-
[DOC] Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Ngành Tài Chính - Bộ Tài Chính
-
Vì Sao Các Ngân Hàng Lớn đổ Xô Huy động Vốn Trái Phiếu? - Chi Tiết Tin
-
[DOC] Nâng Tỷ Lệ An Toàn Vốn Töëi Thiïíu Theo Basel 3 - - Ngân Hàng Nhà Nước
-
[PDF] YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN
-
Hiệu Quả Sử Dụng Và Bảo Toàn Vốn Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp