Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán Là Gì? - FTV

Hệ số beta được coi là một thước đo rủi ro thị trường của một cổ phiếu trong chứng khoán. Hôm nay hãy cùng chuyên mục kiến thức FTV tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và cách tính hệ số beta trong chứng khoán.

Hệ số beta là gì?

Hệ số beta là gìHệ số beta là gì

Hệ số beta chứng khoán là hệ số đo lường mức biến động hay mức độ rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ với mức biến động, rủi ro chung của toàn thị trường chứng khoán.

Có thể hiểu đơn giản, hệ số beta chứng khoán là hệ số để đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu đối với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Qua đó, các nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Xem thêm: ROIC là gì? Cách tính chỉ số ROIC trong chứng khoán chính xác

Công thức tính hệ số beta trong chứng khoán

he-so-beta-trong-chung-khoanCông thức tính hệ số beta

Trong chứng khoán, hệ số beta được tính toán theo công thức như sau:

Hệ số Beta = Cov (Re, Rm)/ Var (Rm)

Trong đó:

  • Re: là tỉ suất sinh lời của chứng khoán e
  • Rm: là tỉ suất sinh lời của thị trường
  • Cov (Re,Rm): là hiệp phương sai giữa tỉ suất sinh lời chứng khoán A và tỉ suất sinh lời của thị trường phương sai của tỉ suất sinh lợi thị trường

Ví dụ:

+ Tỉ suất sinh lời của chứng khoán B là 20 %

+ Tỉ suất sinh lời của thị trường là 10 %

+ Tỉ suất phi rủi ro của khoản đầu tư sẽ là 2 %

Từ các thông số trên, chúng ta có thể dễ dàng tính được mức độ chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của chứng khoán B và tỉ suất ruổi do sẽ là 18 %. Mức độ chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của thị trường và tỉ lệ phi rủi ro là 8 %.

Như vậy, hệ số beta chứng khoán sẽ được tính bằng mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời chứng khoán B với tỉ lệ phí rủi ro chia cho mức chênh lệch giữa tỉ lệ sinh lời của thị trường và tỉ lệ phí rủi ro cụ thể như sau:

Hệ số beta = 18:8 = 2,25

Với hệ số beta này cho thấy chứng khoán B có mức độ rủi ro lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc chứng khoán B sẽ có khả năng sinh lời cao, khi đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, tuy nhiên đầu tư vào chứng khoán này cũng sẽ tiềmm ẩn rủi ro lớn. Cho nên nhà đầu tư cần sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng về:

- Nếu các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, cũng như có khả năng chống chịu được rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B.

- Nếu các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì nên cân nhắc hoặc không nên đầu tư vào chứng khoán B.

Xem thêm: Quản trị rủi ro là gì? Cách quản trị rủi ro trong chứng khoán

Ý nghĩa các hệ số beta trong chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, chỉ số beta thường được so sánh với một để xác định rủi ro của cổ phiếu. Việc tăng 10 % trong lợi nhuận thị trường được phản ánh như 10 % tăng thêm trong lợi nhuận của một chứng khoán cụ thể.

Các hệ số beta trong chứng khoánCác hệ số beta trong chứng khoán

Trong chứng khoán, có các chỉ số beta thể hiện như sau:

- Chỉ số Beta = 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0, có nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập trong thị trường.

- Chỉ số Beta > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số beta lớn hơn 0 sẽ có ba trường hợp xảy ra.

- Hệ số Beta = 1: Mức độ biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường, điều này có nghĩa là chứng khoán này di chuyển cùng bước đi của thị trường.

- Hệ số Beta < 1: Mức độ biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường, có nghĩa là chứng khoán đó có mức độ biến động ít hơn mức độ thay đổi của thị trường.

- Beta > 1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này có nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tìm năng rủi ro cũng sẽ rất lớn.

Ví dụ: Hệ số beta của cổ phiếu A bằng 1,5748 điều này có nghĩa là mức độ rủi ro của cổ phiếu A nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường (xấp xỉ 57,48%). Như vậy, mức độ rủi ro của cổ phiếu này so với thị trường chứng khoán là tương đối lớn và hệ số beta này có thể cho thấy cổ phiếu A có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao.

Chỉ số Beta < 0: Một cổ phiếu có chỉ số beta thấp hơn 0 thì cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường chứng khoán.

Xem thêm: Chỉ số PEG trong chứng khoán là gì?

Vai trò của hệ số beta trong chứng khoán

Ý nghĩa của hệ số beta trong chứng khoánÝ nghĩa của hệ số beta trong chứng khoán

Việc tính toán hệ số beta trong đầu tư chứng khoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Bởi theo đó:

- Chỉ số beta giúp các nhà đầu tư hiểu và liệu một cổ phiếu có đi cùng hướng với các cổ phiếu trong thị trường hay không? Mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường như thế nào? Nhà đầu tư thường so sánh hệ số beta với muốn một để xác định rủi ro của cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

- Việc tính toán hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.

- Hệ số beta thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và một tài sản riêng lẻ ở đây có thể hiểu là cổ phiếu so với mức độ rủi ro hoặc biến động chung của toàn thị trường. Hệ số beta sẽ thay đổi điều kiện khi nền kinh tế thay đổi.

- Chỉ số beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn, được tính toán dựa trên phân tích quy hồi. Có thể hiểu đơn giản, hệ số beta thể hiện mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường chung.

- Hệ số beta trong chứng khoán là một trong những hệ số vô cùng quan trọng, có ý nghĩa trong việc định hướng các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Thông qua việc tính toán hệ số beta các nhà đầu tư sẽ có hướng đi cụ thể, lựa chọn được chứng khoán phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao cho mình.

Hạn chế của hệ số Beta

Một giả thiết đã được đưa ra đối với hệ số beta về mặt lý thuyết, đó chính là tỷ suất sinh lời của các mã cổ phiếu sẽ phải tuân theo mức phân phối chuẩn. Tuy nhiên, thị trường tài chính thực tế thì rất khó lường trước được, và không phải tất cả mọi lúc chúng cũng sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Do đó, sử dụng beta là để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu thì không phải lúc nào cũng sẽ chính xác.

Với khái niệm rủi ro được áp dụng trong lý thuyết để đo lường độ biến động của tài sản, được số hóa bằng độ lệch chuẩn. Tuy nhiên khi nói đến rủi ro, thì nhiều nhà đầu tư thông thường sẽ chỉ quan tâm hơn đến mức lỗ kỳ vọng của các danh mục bên cạnh sự biến động của nhiều tài sản. Chính vì thế, beta không đo lường hết được những khả năng rủi ro của các loại cổ phiếu.

Khi một cổ phiếu có hệ số beta thấp, có nghĩa là mức biến động giá của nó thấp, tuy nhiên cổ phiếu này vẫn có thể vẫn đang trong một xu hướng giảm chậm rãi. Do đó việc thêm cổ phiếu này vào trong danh mục sẽ làm giảm đi độ lệch chuẩn cho danh mục của bạn, nhưng không làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng.

Chiều ngược lại, khi một cổ phiếu có hệ số beta cao thì có thể nó đang trong một xu hướng tăng nhanh. Do vậy khi thêm cổ phiếu này vào danh mục thì có thể sẽ làm giảm đi mức lỗ kỳ vọng của danh mục, cho dù nó sẽ làm tăng sự độ biến động giá của cả danh mục.

FTV - Chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu VN

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán năm 2022 vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với rất nhiều yếu tố. Bạn hiện đang muốn bắt tay vào chứng khoán mà chưa có kinh nghiệm và cần tư vấn thì hãy liên hệ ngay với FTV – Công ty Cổ phần Đầu tư và công nghệ FTV chúng tôi, để được tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và đầu tư có lợi từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư.

Đến với FTV, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động thị trường từ các thống kê, phân tích. Đồng thời, các bạn còn được cung cấp miễn phí các loại tài liệu tham khảo như biểu đồ phân tích, thống kê thị trường, cũng như cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Để biết thêm các thông tin chi tiết về hệ số beta trong chứng khoán, vui lòng liên hệ ngay đến FTV với số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng.

Từ khóa » Cách Tính Hệ Số Rủi Ro Beta