Hệ Số Công Suất Power Factor (PF) Là Gì? Có ý Nghĩa Như Thế Nào?

Hệ số công suất Power Factor (PF) là đại lượng chỉ xuất hiện trong các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều. Đây là một khái niệm được đề cập khá ít trong các tài liệu hướng dẫn. Bài viết hôm nay, NVC Lighting sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số này. Cách thức một thiết bị tiệu thụ năng lượng trong dòng điện xoay chiều như thế nào? Tầm quan trọng của chỉ số PF trong việc tiết kiệm năng lượng như thế nào? Vậy hệ số công suất Power Factor là gì?

Các loại công suất trong dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều chứa tới 3 thành phần công suất khác nhau. Được sinh ra từ những quá trình chuyển hóa dòng điện khác nhau.

Để đọc thêm thông tin chi tiết về công suất trong dòng điện xoay chiều, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.

3 loại công suất trong dòng điện xoay chiều:

– Công suất tiêu thụ thật: Real Power – Kí hiệu là P – Đơn vị là Watt (W)

– Công suất phản kháng: Reactive Power – Kí hiệu là Q – Đơn vị là Volt-Ampere Reactive (VAR)

– Công suất biểu kiến: Apparent Power – Kí hiệu là S – Đơn vị Volt-Ampere (VA)

Mối quan hệ giữa 3 loại công suất này được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì?

Tỉ lệ giữa công suất tiêu thụ thật và công suất biểu kiến được gọi là hệ số công suất.

PF = P/S = cos ϕ

Trong các tài liệu kỹ thuật, hệ số công suất thường được kí hiệu là cos ϕ. Còn trong các sản phẩm, thiết bị điện, đèn điện, nó được kí hiệu là PF.

Giá trị của hệ số công suất nằm trong đoạn từ 0 đến 1. Thường được biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm hoặc một số thập phân.

Ví dụ: PF = 50%, PF = 0.6,…

Hệ số công suất của một số thiết bị điện phổ biến

Hệ số công suất có giá trị bằng 0 khi dòng điện và điện áp dao động lệch pha nhau 1 góc 90 độ. Hệ số công suất sẽ biểu thị dòng điện nhanh hay chậm pha hơn so với điện áp.

Hệ số công suất có giá trị bằng 1 khi dòng điện và điện áp cùng pha. Một số thiết bị điện có hệ số công suất bằng 1 như: bóng đèn sợi đốt, bàn là quần áo, bếp điện trực tiếp,…

Các thiết bị điện có hệ số công suất nằm trong khoảng 0 đến 1 như: đèn LED, các loại đèn có chấn lưu, mô tơ điện,…

Ý nghĩa của hệ số công suất trong các thiết bị điện

Để so sánh 2 hệ thống điện nào hoạt động hiệu quả hơn. Hoặc so sánh 2 sản phẩm đèn nào chuyển hóa dòng điện hiệu quả hơn. Ta sử dụng hệ số công suất để so sánh.

Ví dụ, 2 hệ thống truyền tải điện có cùng công suất hoạt động. Hệ thống A có hệ số công suất thấp hơn hệ thống B. Tức là hệ thống A sẽ phải chịu tải một dòng điện lớn hơn. Vì phần năng lượng phản kháng bị trả lại nguồn lớn hơn. Điều này tạo ra nhiều tiêu hao năng lượng và giảm đi hiệu năng truyền tải. Bên cạnh đó còn làm gia tăng kích thước dây dẫn, tăng chí phí sản xuất, lắp đặt. Hệ quả sinh ra công suất họat động thực của hệ thống cao hơn nhiều so với công suất thực được truyền tải.

Tại sao phải quan tâm tới hệ số công suất?

Công suất phản kháng của dòng không sinh ra công có ích. Nhưng nó làm các dây dẫn nóng hơn, tỏa nhiều nhiệt hơn. Đặc biệt với các thiết bị sử dụng cuộn dây dẫn như: mô tơ điện, máy biến áp, máy phát điện,… Chúng phải thiết kế với cuộn dây to hơn hoặc quấn nhiều dây hơn. Để đáp ứng được công suất tổng dòng điện.

Ứng dụng thực tế với các sản phẩm đèn LED:

Các loại đèn có hệ số công suất thấp, trong quá trình hoạt động sẽ nhanh nóng lên hơn, tỏa nhiều nhiệt hơn. Điều này gây ra gánh nặng cho bộ tản nhiệt. Bắt buộc phải có bộ tản nhiệt làm bằng chất liệu tốt hoặc thiết kế đặc biệt. Bởi tản nhiệt là một trong ba bộ phận quan trọng nhất của bộ đèn LED. Thông thường, các sản phẩm đèn LED có hệ số công suất đạt từ 0.8 đến 0.9 là đạt chất lượng.

NVC Lighting – Thương hiệu đèn top 10 thế giới. Các sản phẩm đèn LED NVC Lighting được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt, kiểm định chất lượng hàng đầu. Các giá trị hệ số công suất đều được niêm yết cụ thể, chính xác với các sản phẩm cần thiết. Và hoàn toàn không có tình trạng công bố sai lệch thông số thực tế sản phẩm.

Liên hệ với chúng tôi ngay để nhận những tư vấn chính xác, thiết thực và tận tình. Hotline: 0904.60.60.81

Bài viết “Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Tìm hiểu, sưu tầm và biên soạn bởi NVC Lighting Việt Nam

Xin vui lòng ghi rõ nguồn https://nvc-lighting.com.vn khi đăng tải lại bài viết. Để làm động lực cho NVC Lighting Việt Nam tiếp tục sáng tạo. Để có những bài viết hay hơn phục vụ cộng đồng, phụng sự xã hội.

Tin nhiều người đọc

  • 8 Cách treo Đèn LED trang trí cây đẹp lung linh cho ngày Tết 25534 Lượt xem
  • Đèn Hắt Trần Thạch Cao: Nên sử dụng đèn tuýp LED hay đèn LED dây? 23529 Lượt xem
  • TOP 3 Đèn Cầu Thang cảm ứng, tự bật tắt thông minh nhất hiện nay 20167 Lượt xem
  • Hệ số công suất Power Factor (PF) là gì? Có ý nghĩa như thế nào? 12819 Lượt xem
  • Đèn LED dây 220V và đèn LED dây 12V khác nhau như thế nào? 12023 Lượt xem
  • Độ chói là gì? – Khái niệm về độ chói sáng của đèn LED 10509 Lượt xem
  • Đấu công tắc 3 cực đèn cầu thang làm sao đảm bảo an toàn? 8907 Lượt xem
  • 3 Cách treo đèn LED trang trí cây xanh THỊNH HÀNH NHẤT năm 2019 8445 Lượt xem
  • 3 cách lắp đặt đèn cầu thang đơn giản, tiết kiệm 8019 Lượt xem
  • Thiết bị chiếu sáng nào không phát ra tia bức xạ UV? 5078 Lượt xem
  • Đèn chiếu sáng loại nào thích hợp lắp dưới tủ bếp? 4846 Lượt xem
  • Chỉ số hoàn màu CRI là gì? 4550 Lượt xem
  • EMC EMI EMS có nghĩa là gì? 4433 Lượt xem
  • 4 Bước xử lý khi Đèn Cầu Thang bị nháy đơn giản 4315 Lượt xem
  • Chỉ số IP là gì? 3947 Lượt xem

Từ khóa » Hệ Số Công Suất đèn Sợi đốt