Hệ Số Lu Lèn Của Cấp Phối đá Dăm Loại 1 - Cùng Hỏi Đáp

View Full Version : Hệ số lu lèn?

Sycdgt22003

23/02/09, 10:54 AM

Các bạn làm ơn cho mình hỏi hệ số lu lèn chặt của các loại đất đá là bao nhiêu (Sỏi đỏ, đá 0x4, Đá 4x6) Thank's!

Đức Sĩ.()

xuan hinh

29/04/09, 08:43 AM

tôi cũng đã hỏi câu này rồi mà chưa có ai trả lời thoả đáng.Tôi còn muốn hỏi hệ số nèn ép của tất cả các loại vật liệu như là cát vàng,cát đen,đá cấp phối v.v...

xuan hinh

29/04/09, 08:52 AM

Đá dăm :1.3 Đất đồi: 1.42 cát 1.22 chỉ biết đến thế thôi.Biết được hệ số nèn ép của cát mà còn tính được khối lượng xây nhà nữa chứ

nbc không rõ 2 bạn đề cập đến hệ số nào trong 2 loại sau đây: 1. Hệ số rải của vật liệu mặt đường: Hệ số này bằng tỉ số giữa chiều dày lớp vật liệu khi san rải và chiều dày lớp vật liệu sau khi đã lu lèn đạt độ chặt yêu cầu. Hệ số này luôn là 1 số lớn hơn 1; giá trị biến động tùy thuộc vào loại vật liệu địa phương cụ thể, trạng thái vật lý của vật liệu, phương tiện san rải... muốn xác định chính xác phải thông qua đoạn thi công thử nghiệm ở hiện trường; những giá trị gần đúng có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn thi công của từng lớp vật liệu. Tham khảo: - Đất, đất gia cố vôit: 1,25 - 1,64 tùy theo loại đất (đất cát dùng trị số nhỏ). - Cấp phối thiên nhiên: 1,35 - 1,45 - Đá dăm, CPĐD, CPĐD GCXM, cát GCXM: 1,25 - 1,35 - BTN: 1,25 - 1,35 2. Hệ số đầm nén (hệ số độ chặt yêu cầu K/độ chặt yêu cầu K) của vật liệu mặt đường: Hệ số này bằng tỉ số giữa khối lượng thể tích khô yêu cầu của vật liệu mặt đường (khối lượng thể tích khô cần đạt được sau khi đầm nén) và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu (xác định trong phòng thí nghiệm).

Hệ số này thường nhỏ hơn hoặc bằng 1 ; được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của các lớp vật liệu mặt đường.

keyeuhoa

19/10/09, 03:16 PM

Hic . mấy hệ số đó là bạn ước lượng àh . Mình nhớ có công thức tính .nó dựa vào độ ẩm vật liệu , gama khô nói chung là bạn thi công thử 1 đoạn.

discovery road

19/10/09, 03:41 PM

thực sự bạn nói cũng có lí nhưng mình nghĩ lấy như thầy Cương cũng được bạn ạ , nó chỉ trong khoảng đó , có khi người ta chỉ dựa vào quy đổi trên 1m2 cũng được , nếu bạn đọc đượ tài liệu nào à liên quan đến , công thức tính thì upload lên ha

nguyenkhon

28/10/09, 02:23 PM

có ai cho biet công văn nào quy định hệ số lu lèn của đất không? Xin Chân Thành Cảm Ơn nhũng quy định dưới đây nè : Tham khảo: - Đất, đất gia cố vôit: 1,25 - 1,64 tùy theo loại đất (đất cát dùng trị số nhỏ). - Cấp phối thiên nhiên: 1,35 - 1,45 - Đá dăm, CPĐD, CPĐD GCXM, cát GCXM: 1,25 - 1,35

- BTN: 1,25 - 1,35

nguyenkhon

04/11/09, 08:56 AM

Đất, đất gia cố vôit: 1,25 - 1,64 tùy theo loại đất (đất cát dùng trị số nhỏ). - Cấp phối thiên nhiên: 1,35 - 1,45 - Đá dăm, CPĐD, CPĐD GCXM, cát GCXM: 1,25 - 1,35

- BTN: 1,25 - 1,35

khanhtranxd98

04/11/09, 03:04 PM

đá cấp phối 0x4 là 1.319 cấp phối đá dăm 0.075-50mm là 1.42 cát đen là 1.22

sỏi đỏ và đá 4x6 thi o biết.

zazazaza68

28/12/09, 10:16 PM

Dạ thưa thầy cho em hỏi một chút : Bây giờ khi thi công mặt đường BTN hạt trung dày 7cm ban đầu đã có TK thành phần cấp phối nhưng đến khi thi công vi một số lý do nhất định trên công trường mà không thể phối trộn vật liệu theo như thiết kế : thiếu bột khoáng, đá mạt , đá 0.5x1 . chủ yếu là đá 1x2 và cát vậy phải sử lý thế nao khi TVSG tiến hành thí nghiệm độ chặt của BTN .

keyeuhoa

24/08/10, 07:30 AM

thân chào các bạn cho minh hỏi 1 câu nhe bạn nào biết chuyển đổi từ m3 khối cát đá, sang lít được không để lường thùng đổ bêtông

cảm ơn các bạn nha

chaudmce

31/08/10, 10:05 AM

thân chào các bạn cho minh hỏi 1 câu nhe bạn nào biết chuyển đổi từ m3 khối cát đá, sang lít được không để lường thùng đổ bêtông cảm ơn các bạn nha M3 là lít là đơn vị đo thể tích, như vậy là không cần chuyển đổi. 1lít=1dm3; như vậy 1m3=1000dm3=1000lít.

Đối với vật liệu, khi đo bằng lít, tức là người ta đã xem vật liệu đó ở trạng thái rời. Như vậy, vấn đề ở đây là chuyển đổi thể tích theo hệ số rời rạc (đầm chặt)

anmay007

01/06/11, 10:14 AM

Dạ thưa thầy cho em hỏi một chút : Bây giờ khi thi công mặt đường BTN hạt trung dày 7cm ban đầu đã có TK thành phần cấp phối nhưng đến khi thi công vi một số lý do nhất định trên công trường mà không thể phối trộn vật liệu theo như thiết kế : thiếu bột khoáng, đá mạt , đá 0.5x1 . chủ yếu là đá 1x2 và cát vậy phải sử lý thế nao khi TVSG tiến hành thí nghiệm độ chặt của BTN .

Bạn nói thế nào chứ khi thiết kế thành phần BTN thì căn cứ theo cấp phối thực tế để đưa ra được thành phần cấp phối. Ví dụ như nhà thầu chỉ cấp phối đá dăm còn thiếu đá mạt chẳng hạn, ta sẽ căn cứ hàm lượng trên bộ sàng thí nghiệm để phối trộn cấp phối cho lọt củ khoai bằng cách tăng giảm lượng lọt sàng 1,2,3 hay 4 (sàng trạm trộn chỉ có 4 cái). Bắt buộc phải như thế vì đó là cách duy nhất. Nếu không đủ thì không thể làm được. Thiếu mà vẫn cố tình làm thì TVGS kiểm tra sẽ chẳng bao giờ đạt yêu cầu. Lúc đó chỉ có cày lên làm lại thôi

Ruyubang_do

01/06/11, 10:26 AM

...Thiếu mà vẫn cố tình làm thì TVGS kiểm tra sẽ chẳng bao giờ đạt yêu cầu. Lúc đó chỉ có cày lên làm lại thôi Thiếu sợ lúc đó còn chưa được thảm chứ cày lại zì bác. Các TVGS kinh nghiệm họ ngửi mùi nhựa cháy biết thiếu hay đủ cốt liệu kia :) ...không thể phối trộn vật liệu theo như thiết kế : thiếu bột khoáng, đá mạt , đá 0.5x1 . chủ yếu là đá 1x2 và cát vậy phải xử lý... -Ngăn quá trình trộn lại, đánh dấu số xe đã chở vật liệu tương tự. -Mời Thí nghiệm trực tiếp lên trạm trộn để lấy mẫu trực tiếp (nếu trạm trộn chối), hoặc ngưng thi công đoạn kế tiếp, làm công tác chờ cho mặt BTN đã thảm. -Không CHẤP NHẬN bất cứ thành phần hạt nào với không khớp với số liệu của 4 HOTBIN (thùng trộn của máy trộn BTN) đã được Thí nghiệm đóng dấu kiểm định (Sai cũng để đó, bạn mà tự ý thay đổi là coi chừng lãnh hậu quả đấy, 1 tấn nhựa 16 triệu chứ ko có ít đâu nghe). Kinh nghiệm xử lý là vậy.

Mình cũng tham khảo kinh nghiệm lại thôi chứ chưa đủ trình để giám sát thảm BTN :D

xuanlam1704

16/07/11, 04:48 PM

đây là bảng trọng lượng riêng một số vật liệu thường dùng

cdbachkhoa

04/11/11, 02:34 PM

Dạ thưa thầy cho em hỏi một chút : Bây giờ khi thi công mặt đường BTN hạt trung dày 7cm ban đầu đã có TK thành phần cấp phối nhưng đến khi thi công vi một số lý do nhất định trên công trường mà không thể phối trộn vật liệu theo như thiết kế : thiếu bột khoáng, đá mạt , đá 0.5x1 . chủ yếu là đá 1x2 và cát vậy phải sử lý thế nao khi TVSG tiến hành thí nghiệm độ chặt của BTN . Cái này khi tư vấn giám sát tiến hành thí nghiệm thì chỗ nào ko đạt yêu cầu bạn kẹp phong bì vào .nó sẽ đạt độ yêu cầu .

thiếu vật liệu mà bảo đạt yêu cầu thì làm sao đc .còn ai có cách nào khác thì up lên mình biết với nhé !

vo_danh_2120

21/08/12, 03:50 PM

[QUOTE=nbc;73467]nbc không rõ 2 bạn đề cập đến hệ số nào trong 2 loại sau đây: 1. Hệ số rải của vật liệu mặt đường: Hệ số này bằng tỉ số giữa chiều dày lớp vật liệu khi san rải và chiều dày lớp vật liệu sau khi đã lu lèn đạt độ chặt yêu cầu. Hệ số này luôn là 1 số lớn hơn 1; giá trị biến động tùy thuộc vào loại vật liệu địa phương cụ thể, trạng thái vật lý của vật liệu, phương tiện san rải... muốn xác định chính xác phải thông qua đoạn thi công thử nghiệm ở hiện trường; những giá trị gần đúng có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn thi công của từng lớp vật liệu. Tham khảo: - Đất, đất gia cố vôit: 1,25 - 1,64 tùy theo loại đất (đất cát dùng trị số nhỏ). - Cấp phối thiên nhiên: 1,35 - 1,45 - Đá dăm, CPĐD, CPĐD GCXM, cát GCXM: 1,25 - 1,35 - BTN: 1,25 - 1,35

Xin hỏi bạn những tham khảo trên căn cứ từ đâu ra ?

Nokia89i

20/08/14, 09:54 AM

tôi cũng đã hỏi câu này rồi mà chưa có ai trả lời thoả đáng.Tôi còn muốn hỏi hệ số nèn ép của tất cả các loại vật liệu như là cát vàng,cát đen,đá cấp phối v.v...

Theo Phân tích vật tư trong dự toán thì hệ số Klu=1,42, nhưng cái này có vẻ hơi cao, hơn nữa còn tuỳ thuộc lớp móng phía dưới. Nói chung nên thi công thử trực tiếp tại công trình cho chuẩn nhất!

nghia.nt249

21/08/14, 05:08 PM

Hình như hệ số của đá dăm là 1.31 thì mới chính xác, biết được hệ số nén ép của cát thì may ra tính chính xác được khối lượng

Từ khóa » Hệ Số Rời Của Cấp Phối đá Dăm