Hệ Số Lương Cơ Bản Là Gì? Cách Tính Lương Theo Hệ Số (2022) - MPHR

Hiện nay, “Hệ số lương cơ bản 2023 được tính theo công thức nào?”. Đây chính là câu hỏi được rất nhiều người lao động quan tâm trước và trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Việc hiểu rõ công thức tính lương cơ bản giúp người lao động cũng như doanh nghiệp xây dựng cơ chế lương thưởng phù hợp và đưa ra thỏa thuận hợp đồng giữa cả hai bên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ số lương cơ bản, những quy định về cách tính lương theo hệ số 2023 và giải đáp tất cả những thắc mắc của người lao động về những vấn đề xoay quanh công thức tính tiền lương trong quá trình làm việc. Hãy cùng theo dõi chi tiết những thông tin sau để có cho mình câu trả lời chi tiết về những vấn đề xoay quanh hệ số lương.

Thư mục

  • 1 Quy định về hệ số lương
  • 2 Hệ số lương cơ bản là gì?
  • 3 Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương mới nhất năm 2023
  • 4 Lương cơ bản có phải khoản lương đóng bảo hiểm không?

Quy định về hệ số lương

Hệ số lương trong tháng, bảng lương của các ngành nghề khác nhau được nhà nước xây dựng dựa trên các yếu tố như: Mức độ tiêu hao lao động của các công việc hoặc nhóm công việc cụ thể, mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa chúng với mức tiền lương, sự cân đối mức lương giữa các công việc trong ngành và giữa các ngành với nhau… 

Người lao động cần hiểu rõ những quy định về hệ số lương

Người lao động cần hiểu rõ những quy định trong bảng hệ số lương cơ bản mới nhất

Hệ số lương được xác định đó là cơ sở để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm giờ, dừng việc, nghỉ phép… cho người lao động trong phạm vi nhà nước. Dựa theo đó mà các đơn vị kinh doanh, người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của đơn vị và theo quy định chung của pháp luật. Căn cứ vào quy định về hệ số lương, người sử dụng lao động có thể đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Payroll là gì? Giải pháp tính lương hiệu quả cho doanh nghiệp

Hệ số lương cơ bản là gì?

Hệ số lương là chỉ số dùng để áp dụng tính mức lương cơ bản và một số chế độ kèm theo cho người lao động ở các cấp bậc, trình độ cụ thể, được tính cho người làm việc trong các đơn vị hành chính nhân sự hay một số doanh nghiệp đặc thù. Hệ số lương biểu hiện sự chênh lệch mức tiền lương tương ứng ở từng vị trí công việc trong tổ chức hay doanh nghiệp đó – là một trong các yếu tố cơ bản để xây dựng thang, bảng lương. Đây cũng là yếu tố cơ sở để tính tiền lương, tiền làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm xã hội hay nghỉ việc, nghỉ phép… cho người lao động ở đơn vị/ doanh nghiệp tương ứng.

Hệ số lương cơ bản là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương (còn gọi là lương cơ bản) và mức lương tối thiểu.

Hệ số lương được xem là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương.

Hệ số lương được xem là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương.

Từ định nghĩa hệ số mức lương cơ bản hiện nay là gì, luật quy định doanh nghiệp áp dụng chỉ số hệ số lương tương ứng cho từng cấp bậc, bằng cấp khác nhau. Đây thường là mức lương theo hệ số cơ bản khởi điểm cho người vừa tốt nghiệp ra trường ở một trình độ nhất định. Cụ thể:

  • Hệ số lương cơ bản với trình độ Đại học là 2,34
  • Hệ số lương cơ bản với trình độ Cao đẳng là 2,10
  • Hệ số lương cơ bản với trình độ Trung cấp là 1,86

Bên cạnh đó, hệ số lương này có thể tương ứng tăng lên theo từng cấp bậc công việc để đảm bảo thỏa mãn mức chênh lệch nhau tối thiểu ở các bậc là 5%.

Cách tính lương gross sang net

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương mới nhất năm 2023

Cách tính lương theo hệ số 2023 được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Bảng hệ số lương cơ bản cũng được xây dựng dựa trên việc phân chia theo lương tối thiểu vùng. Cùng MPHR tìm hiểu chi tiết nhé.

Lương cơ bản là gì? Phân biệt lương cơ bản với lương tối thiểu vùng

Lương cơ bản là khoản tiền lương được ghi vào trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa người lao động và người sử dụng lao động hay doanh nghiệp. Lương cơ bản dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Khoản lương này không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hay các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

Khác với lương cơ bản nhân hệ số, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương. Có thể thấy lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng khác nhau.

Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng có nhiều điểm khác biệt rõ nét

Hệ số lương cơ bản hiện nay là bao nhiêu? Lương cơ bản và hệ số lương tối thiểu vùng có nhiều điểm khác biệt rõ nét

Cách tính lương tháng 13

Cách tính mức lương cơ bản theo hệ số lương

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh cân đối theo các văn bản pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định. Mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) hiện nay (áp dụng từ 1/7/2019) là 1.490.000đ/ tháng.
  • Hệ số lương hiện hưởng của người lao động được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc cũng sẽ khác nhau.
  • Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức sẽ được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên bảng hệ số lương doanh nghiệp được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Ngoài ra, với mỗi ngành nghề tương ứng sẽ có thêm các khoản phụ cấp theo hệ số tương ứng theo quy định cho người lao động. Những khoản phụ cấp này sẽ giúp cho mức thu nhập hàng tháng của người lao động tăng lên đáng kể.

>>> Có thể bạn quan tâm: 11 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả

Lương cơ bản có phải khoản lương đóng bảo hiểm không?

Giai đoạn trước, đa phần các doanh nghiệp thường lấy hệ số lương cơ bản để làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động. Đến nay mức đóng bảo hiểm xã hội gồm có phụ cấp lương, mức lương và các khoản bổ sung khác (đã được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trong đó, những khoản bổ sung khác trong khoản tiền lương đóng bảo hiểm được xác định theo quy định tại Điểm a khoản 2, Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Do vậy, khoản thu nhập của người lao động được tính để đóng Bảo hiểm xã hội gồm có:

  • Tiền lương của người lao động;
  • Phụ cấp dựa theo chức danh, chức vụ;
  • Phụ cấp thêm phần lương trách nhiệm;
  • Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm với các ngành nghề đặc thù;
  • Phụ cấp theo thâm niên;
  • Phụ cấp theo khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp để thu hút;
  • Phụ cấp có tính chất tương tự;

Khoản lương đóng bảo hiểm xã hội được cân đối dựa trên các khoản phụ cấp dành cho người lao động

Hệ số lương cơ sở là gì? Khoản lương đóng bảo hiểm xã hội được cân đối dựa trên các khoản phụ cấp dành cho người lao động

Các khoản bổ sung này sẽ xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương cho người lao động.

Dịch Vụ Quản Lý Và Chi Hộ Tiền Lương, Chính Sách Nhân Sự

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về hệ số lương cơ bản đến cho độc giả. Theo đó, đối với những người lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp thì quy định chung về mức lương cơ bản sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, lương cơ bản cũng sẽ được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động dựa theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tất cả những thỏa thuận của cả hai bên sẽ được kí kết thành hợp đồng lao động có chữ kí xác nhận của đại diện hai bên. Hy vọng với những thông tin xoay quanh hệ số lương cơ bản mà chúng tôi đề cập trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc thêm một nguồn thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về cơ chế lương của mình.

>>> Từ khoá liên quan: cách tính hệ số lương công nhân, hệ số k trong tính lương là gì, cách tính lương theo hệ số phụ cấp, cách tính lương cơ bản theo vùng

Từ khóa » Hệ Số Lương