Hệ Số Lương Của Giáo Viên Sẽ Thay đổi Ra Sao Khi Bộ Sửa đổi Chùm ...

Giáo dục 24h Hệ số lương của giáo viên sẽ thay đổi ra sao khi Bộ sửa đổi chùm Thông tư 01-04? 31/05/2022 06:44 KIM OANH 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
GDVN- Theo dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT thì hệ số lương giáo viên sẽ không thấp hơn lương hiện hành- cho dù phải xuống hạng.

Tin liên quan

  • Giá như Bộ sửa chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT sớm hơn
  • Bộ GD sửa chùm Thông tư 01-04 về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đúng và trúng
  • Ba góp ý về việc sửa đổi chùm Thông tư bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

Ngày 20/5/2022 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo lần 2 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT, ngày 02/2/2021 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Theo dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT của Bộ thì hệ số lương giáo viên sẽ không thấp hơn lương hiện hành- kể cả những giáo viên phải xuống hạng thấp hơn. Những giáo viên có thời gian công tác khoảng 10-15 năm sẽ được cải thiện đáng kể.

Nếu dự thảo này mà được thông qua chính thức, văn bản được các địa phương, nhà trường áp dụng, triển khai vào thực tế sẽ góp phần cải thiện đời sống cho hàng trăm ngàn giáo viên hiện nay và chúng tôi cho rằng đây là điều cũng hoàn toàn phù hợp.

Bởi, đây là giai đoạn mà phần lớn giáo viên đã “đủ chín” về mọi mặt, họ đã khẳng định được tay nghề và đang có những đóng góp tích cực cho các nhà trường phổ thông trên cả nước.

Hệ số lương giáo viên theo chùm Thông tư số 01-04 sẽ không thấp hơn hiện tại (Ảnh minh họa: Phạm Linh)

Hệ số lương giáo viên theo chùm Thông tư số 01-04 sẽ không thấp hơn hiện tại

(Ảnh minh họa: Phạm Linh)

Lương giáo viên phổ thông hiện nay đang được tính ra sao?

Theo Luật Giáo dục năm 2019 thì chuẩn trình độ giáo viên các cấp học phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông là phải có trình độ đại học trở lên. Vì thế, những năm qua, khi được tuyển dụng vào làm viên chức ngành giáo dục, giáo viên sẽ bắt đầu từ hệ số lương 2,34.

Sau một năm thử việc, nếu giáo viên không bị kỷ luật hoặc không có thành tích đặc biệt xuất sắc thì cứ 3 năm lên một bậc lương. Vì vậy, sau 4 năm công tác thì giáo viên lên lương bậc 2, hệ số lương là 2,67; sau 7 năm công tác thì giáo viên sẽ được hưởng lương bậc 3, hệ số 3,0 và sau 10 năm thì lên bậc 4, hệ số 3,33…

Theo dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/2/2021 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập mà Bộ vừa công bố thì ngưỡng hệ số lương 3,33 sẽ là cái mốc chuyển đổi về lương giáo viên.

Đó là: Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở khi chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới được chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0).

Những giáo viên đang được hưởng hệ số lương 2,34; 2,67; 3,00 (là trường hợp được bổ nhiệm hạng cao ngay sau tuyển dụng do có trình độ đào tạo cao hơn trình độ chuẩn theo quy định) và 3,33; 3,66; 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0.

Như vậy, trừ những giáo viên “có trình độ đào tạo cao hơn trình độ chuẩn theo quy định” thì đa số giáo viên hiện nay đạt chuẩn trình độ nên những giáo viên đang ở hệ số lương 3,33; 3,66; 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0 nếu như những nhà giáo này được chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới.

Sửa đổi chùm Thông tư 01-04, nhiều giáo viên vui mừng vì được giữ hạng

Sửa đổi chùm Thông tư 01-04, nhiều giáo viên vui mừng vì được giữ hạng

Vì thế, nếu so sánh với chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT, ngày 02/2/2021 thì dự thảo, sửa đổi lần này đã có sự khác biệt về việc xếp lương mới.

Riêng đối với những giáo viên từ hệ số lương từ 4,32 - 4,98 (những giáo viên có thâm niên cao) và những giáo viên trẻ dưới 10 năm có hệ số lương từ 2,34 - 3,0 thì 2 đối tượng này không có sự “nhảy cóc” về hệ số lương và trước mắt hệ số lương của những thầy cô này không có những thay đổi lớn.

Song, đối với giáo viên trẻ thì khi đạt hệ số lương 3,33, đạt giáo viên hạng II thì cũng được chuyển lên 4,0. Những thầy cô có thâm niên khi đạt trần hiện nay (hệ số 4,98) sẽ tiếp tục được tăng bậc lương cho đến hệ số lương là 6,38 (hệ số lương cao hơn trần hiện hành là 1,4).

Khi dự thảo này được công bố thì đã có những ý kiến so sánh giữa cách chuyển hệ số lương đối với những giáo viên có hệ số từ 3,33 - 3,99 lên hệ số 4,0 nhưng theo quan điểm của người viết thì cách chuyển như vậy là phù hợp vì họ đã đạt các tiêu chí để được chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới.

Việc “nhảy cóc” hệ số lương như vậy sẽ tạo nên động lực cho nhiều thầy cô giáo đang công tác ở các nhà trường. Hơn nữa, thực tế thì những thầy cô đang hưởng hệ số lương từ 3,33 đến 3,99 là lứa tuổi rực rỡ nhất của người thầy. Họ đã đủ kinh nghiệm, trải nghiệm vì đã có trên dưới 15 năm công tác và phần lớn những người này đang tràn đầy nhiệt huyết phấn đấu, cống hiến ở các nhà trường.

Lương mới của giáo viên sẽ ảnh hưởng ra sao khi áp dụng chính sách mới?

Khi chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/2/2021 ra đời cho đến nay nhiều giáo viên dưới cơ sở lo lắng vì nếu như không được chuyển từ hạng đang giữ sang hạng mới mà phải xuống hạng thì lương hàng tháng sẽ thấp đi.

Nhưng, như phần trên chúng tôi đã phân tích thì chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT và cả dự thảo, sửa đổi mà Bộ mới công bố ngày 20/5 vừa qua thì hệ số lương giáo viên vẫn được đảm bảo ở mức bằng và cao hơn.

Bộ sửa chùm thông tư giáo viên mừng nhưng bao giờ thầy cô được hưởng lương mới?

Bộ sửa chùm thông tư giáo viên mừng nhưng bao giờ thầy cô được hưởng lương mới?

Nếu giáo viên phải xuống hạng (từ hạng II – hạng nhiều nhất của giáo viên hiện nay xuống hạng III) thì hệ số lương vẫn được đảm bảo như hiện nay và có hệ số từ 2,34 đến 4,98.

Nhưng, những giáo viên từ hệ số 3,33 - 3,99 mà được chuyển sang hạng hạng II mới sẽ được hưởng lợi vì sẽ được chuyển sang hệ số lương 4,0.

Những giáo viên có thâm niên cao, trước đây có mức kịch trần là 4,98 thì nếu áp dụng theo bảng lương mới sẽ được tăng lên ngưỡng trần là 6,38. Như vậy, về cơ bản thì hệ số lương giáo viên đảm bảo mức bằng và cao hơn hiện hành.

Tuy nhiên, điều mà giáo viên đang nghĩ đến là nếu tới đây khi áp dụng bảng lương mới mà thâm niên nhà giáo bị cắt thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Bởi, theo Luật Giáo dục năm 2019 thì phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ bị cắt kể từ ngày 1/7/2020.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại (tháng 5/2022) thì phụ cấp thâm niên nhà giáo vẫn đang được duy trì như hàng chục năm nay.

Hy vọng, sau khi Bộ lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung cho chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT và được thông qua, được áp dụng dưới cơ sở, cùng với việc phụ cấp thâm niên của nhà giáo tiếp tục được duy trì như hiện nay sẽ cải thiện dần được đời sống nhà giáo.

Và, đây cũng là điều mà giáo viên mong muốn nhất vì cuộc sống của phần lớn giáo viên hiện nay vẫn đang còn khó khăn so với mặt bằng chung về tổng thu nhập hàng tháng.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

KIM OANH

Từ khóa:

  • #Thông tư số 01
  • #phụ cấp thâm niên
  • #Xếp lương giáo viên
  • #hệ số lương
  • #Sửa đổi chùm thông tư 01-04
  • #bộ giáo dục

Chủ đề: Góc nhìn Giáo dục

  • Thi giáo viên giỏi thường ở "sân nhà" nên áp lực với thầy cô giảm đi nhiều
  • Quy định chi tiết số cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ từ lớp 6 đến lớp 12
  • Đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài của GV quy đổi thành tiết dạy là hợp lí
HĐGS ngành Khoa học giáo dục trao giấy chứng nhận cho 27 tân phó giáo sư

HĐGS ngành Khoa học giáo dục trao giấy chứng nhận cho 27 tân phó giáo sư

Sinh viên bị điện giật tử vong, một GV Trường CĐ Đắk Lắk bị tạm dừng giảng dạy

Sinh viên bị điện giật tử vong, một GV Trường CĐ Đắk Lắk bị tạm dừng giảng dạy

Mời dự tọa đàm “Nâng cao chuẩn đại học với Thông tư 01 - Gỡ khó hay gặp khó”

Mời dự tọa đàm “Nâng cao chuẩn đại học với Thông tư 01 - Gỡ khó hay gặp khó”

Vinasoy khuyến cáo về hành vi giả mạo thương hiệu Fami

Vinasoy khuyến cáo về hành vi giả mạo thương hiệu Fami

Lễ trao giải CSC 2024: Vinh danh nhiều sinh viên xuất sắc của ĐH Xây dựng Hà Nội

Lễ trao giải CSC 2024: Vinh danh nhiều sinh viên xuất sắc của ĐH Xây dựng Hà Nội

Tổng chủ biên SGK Hoạt động trải nghiệm nói về quy trình biên soạn nghiêm ngặt

Tổng chủ biên SGK Hoạt động trải nghiệm nói về quy trình biên soạn nghiêm ngặt

Chủ tịch Atlantic Group: “Đã dấn thân thì phải làm cho tới”

Chủ tịch Atlantic Group: “Đã dấn thân thì phải làm cho tới”

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tân GS ngành Chính trị học là Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn HN

Nâng cao giáo dục kỹ năng sống - Hành trang quan trọng cho thế hệ trẻ

Nâng cao giáo dục kỹ năng sống - Hành trang quan trọng cho thế hệ trẻ

Tin hiệp hội

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Giáo dục phổ thông mới

ĐBQH đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài quy đổi thành tiết dạy, GV nói gì?

ĐBQH đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài quy đổi thành tiết dạy, GV nói gì?

Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi ra đề Ngữ văn đang thách thức nhiều giáo viên

Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi ra đề Ngữ văn đang thách thức nhiều giáo viên

Hạnh phúc lớn nhất của người thầy không phải là nhận quà, phong bì vào dịp 20/11

Hạnh phúc lớn nhất của người thầy không phải là nhận quà, phong bì vào dịp 20/11

Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí theo chương trình mới sinh động và dễ tiếp thu

Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí theo chương trình mới sinh động và dễ tiếp thu

Sáng kiến kinh nghiệm ở đâu ra mà người ta mua - bán nhiều thế?

Sáng kiến kinh nghiệm ở đâu ra mà người ta mua - bán nhiều thế?

chủ đề nổi bật

  • Đổi mới giáo dục Đại học

    3,000
  • THI QUỐC GIA

    970
  • CẤM DẠY THÊM

    496
  • LẠM THU

    603
  • Gương sáng cô thầy

    825
  • Tuyển sinh đầu cấp

    1,443
  • THỜI ĐẠI 4.0

    387
  • KHỞI NGHIỆP

    107
  • Đọc nhiều
Phụ huynh khởi kiện Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa 1 .

Phụ huynh khởi kiện Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa

2 .

Học sinh THCS, THPT nghỉ học ngày thứ Bảy thuận cho cả thầy và trò

3 .

Cận cảnh GV Tiểu học Nam Hồng dạy thêm tràn lan ở nhà dân, bất an về PCCC

4 .

Lương nhà giáo không thấp, vì sao dự định “mở” dạy thêm để GV tăng thu nhập?

5 .

Đề kiểm tra giữa HK1 Ngữ văn không rõ ràng, lãnh đạo THCS Võ Trường Toản nói gì?

Đang tải tin...
Thông tin tòa soạn
© Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666 Email: toasoan@giaoduc.net.vn

Từ khóa » Thông Tin Về Lương Giáo Viên Mới Nhất