Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Lương Theo Hệ Số Người Lao động Cần ...

Tiền lương hàng tháng người lao động được nhận có thể tính theo nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là tính lương theo hệ số. Vậy hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số cụ thể như thế nào? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

cách tính lương theo hệ số
Theo bạn, hệ số lương là gì?

► Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch về ngạch lương, bậc lương của người lao động dựa trên yếu tố về bằng cấp, trình độ, cấp bậc. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho người làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc cũng có thể là căn cứ tính lương cơ bản, chế độ phụ cấp cho nhân viên trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào chức vụ - ngành nghề và lĩnh vực. Khi chỉ số này càng cao thì chứng tỏ người lao động ở bậc lương cao và giữ vị trí quan trong cơ quan, doanh nghiệp. Chỉ số hệ số lương sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.

► Cách tính lương theo hệ số người lao động cần biết

Theo Nghị định 49/2013 của Chính phủ, cách tính lương theo hệ số được áp dụng thống nhất theo quy định về thang lương - bảng lương. Công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

- Cụ thể, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng dần qua các năm:

Năm áp dụng

Thời gian áp dụng

Mức lương cơ sở

2013 - 2016

Từ 1/7/2013

1.150.000 đồng/tháng

2016 - 2017

Từ 1/5/2016

1.210.000 đồng/tháng

2017 - 2018

Từ 1/7/2017 đến 30/6/2018

1.300.000 đồng/tháng

2018 - 2019

Từ 1/7/2018 đến 30/6/2019

1.390.000 đồng/tháng

2019 - 2020

Từ 1/7/2019 đến 30/6/2019

1.490.000 đồng/tháng

2020

Từ 1/7/2020

1.600.000 đồng/tháng

(Chưa áp dụng do tác động của đại dịch Covid - 19)

Ví dụ với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/ tháng, với người lao động hưởng hệ số lương 3,33 thì:

Mức lương được hưởng = 1.490.000 đồng x 3,3 = 4.917.000 đồng/tháng

► Chi tiết về bảng hệ số lương theo bậc của từng chức danh nghề nghiệp

- Bảng hệ số lương áp dụng cho chuyên gia cao cấp

cách tính lương theo hệ số

- Bảng hệ số lương theo chuyên môn nghiệp vụ áp dụng cho cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước

cách tính lương theo hệ số

Đối tượng áp dụng bao gồm:

• Công chức loại A3 - Nhóm 1 (A3.1)

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại A3 - Nhóm 2 (A3.2)

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại A2 - Nhóm 1 (A2.1)

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại A2 - Nhóm 2 (A2.2)

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại A1

cách tính lương theo hệ số
cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại B

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại C - Nhóm 1 (C1)

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại C - Nhóm 2 (C2)

cách tính lương theo hệ số

• Công chức loại C - Nhóm 3 (C3) là ngạch kế toán viên sơ cấp

- Bảng hệ số lương theo chuyên môn nghiệp vụ áp dụng cho cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp nhà nước

cách tính lương theo hệ số

Đối tượng áp dụng gồm:

• Viên chức loại A3 (Nhóm A3.1)

cách tính lương theo hệ số

• Viên chức loại A2 - Nhóm 1 (A2.1)

cách tính lương theo hệ số

• Viên chức loại A1

cách tính lương theo hệ số

• Viên chức loại A0

cách tính lương theo hệ số

• Viên chức loại B

cách tính lương theo hệ số

• Viên chức loại C (Nhóm C1)

cách tính lương theo hệ số

- Bảng hệ số lương cho nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp nhà nước

cách tính lương theo hệ số

Theo các bảng hệ số lương này, có thể thấy cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng nếu bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng thay đổi và do đó mức lương nhận được sẽ có sự phân biệt cao thấp.

Qua những chia sẻ của Tuyencongnhan.vn trên đây về hệ số lương và cách tính mức lương theo hệ số, mong rằng sẽ giúp bạn tự tính được mức lương cho mình. Với người lao động được áp dụng cách tính lương này, muốn được tăng lương cần nỗ lực làm việc để nâng hệ số lương của mình lên mức cao hơn.

Ms. Công nhân

Từ khóa » Hệ Số Lương Công Nhân Bậc 3/7