Hệ Số Lương Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Hệ số lương là gì?
  • Cách tính lương theo hệ số
  • Hệ số lương doanh nghiệp
  • Mức lương tối thiểu vùng của Doanh nghiệp

Hệ số lương được áp dụng cho người lao động cả trong môi trường nhà nước và ngoài nhà nước.

Lương là vấn đề cơ bản mà bất kỳ người lao động cũng quan tâm hàng đầu trước khi bắt đầu một công việc, đặc biệt là những người phục vụ trong môi trường nhà nước. Vậy hệ số lương là gì, nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số phản ánh mức chênh lệch tiền lương giữa các cấp bậc, vị trí công tác khác nhau dựa trên các yếu tố như trình độ, bằng cấp, năm công tác, hệ số lương thường áp dụng cho các cán bộ, công chức nhà nước và cũng có thể được dùng để làm căn cứ tính lương cơ bản, phụ cấp cho nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp.

Hệ số lương còn là yếu tố mang tính quyết định lương cơ bản của thang lương, bảng lương, là cơ sở cho cơ quan, doanh nghiệp trả lương cho nhân viên cũng như tính toán các chế độ về bảo hiểm xã hội, tính tiền làm thêm giờ, tăng ca, nghỉ phép… nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Đối với hệ số lương của cán bộ công chức nhà nước, của lực lượng vũ trang, cán bộ làm trong đơn vị hành chính sự nghiệp ở các nhóm khác nhau thì sẽ có hệ số khác nhau, cấp bậc khác nhau thì hệ số khác nhau. Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm có trình độ cao giữ vị trí quan trọng.

Cách tính lương theo hệ số

Hiện nay, lương theo hệ số sẽ được tính theo công thức:

Mức lương hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Cụ thể, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng dần qua các năm:

Năm áp dụngThời gian áp dụngMức lương cơ sở
2013 – 2016Từ 1/7/20131.150.000 đồng/tháng
2016 – 2017Từ 1/5/20161.210.000 đồng/tháng
2017 – 2018Từ 1/7/2017 đến 30/6/20181.300.000 đồng/tháng
2018 – 2019Từ 1/7/2018 đến 30/6/20191.390.000 đồng/tháng
2019 – 2020Từ 1/7/2019 đến 30/6/20191.490.000 đồng/tháng

2020Từ 1/7/20201.600.000 đồng/tháng
(Chưa áp dụng do tác động của đại dịch Covid – 19)

Trong đó:

Mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội. Hiện nay, theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định áp dụng từ 01/ 07/ 2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.

Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo pháp luật áp dụng cho từng nhóm cấp bậc sẽ có mức khác nhau. Hệ số lương được phân loại theo từng nhóm, từng bậc cụ thể được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Ví dụ: Một công nhân viên chức mới sẽ có mức lương được tính như sau:

– Công nhân viên chức tốt nghiệp hệ Đại học có hệ số lương là 2,34.

Mức lương = 1.490.000 x 2,34

– Công nhân viên chức tốt nghiệp hệ Đại học có hệ số lương là 2,1.

Mức lương = 1.490.000 x 2,1

– Công nhân viên chức tốt nghiệp hệ Trung cấp có hệ số lương là 1,86.

Mức lương = 1.490.000 x 1,86

Tuy nhiên, mức lương của công nhân viên chức không chỉ có vậy mà sẽ còn có thêm phụ cấp như: phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp trách nhiệm theo nghề…

Ngoài ra, mức lương bậc 1 là mức thấp nhất sẽ được tính bằng mức lương tối thiểu vùng, và mức lương này cũng được thay đổi theo từng khu vực và theo tình hình kinh tế xã hội.

Nội dung vừa rồi là giải thích cho hệ số lương là gì và cách tính lương hiện tại. Nhưng đây là cách tính đối với nhóm đối tượng phục vụ trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Còn đối với doanh nghiệp, hệ số lương sẽ sử dụng để xây dựng thang bảng lương.

Hệ số lương doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, doanh nghiệp sử dụng hệ số lương vào mục đích xây dựng thang lương, bảng lương. Khi xây dựng thang, bảng lương doanh nghiệp cần chú ý những điều như sau:

– Cần đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, giới tính…

– Cần thường xuyên được rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình doanh nghiệp, với mặt bằng lương.

– Quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang bảng lương cần phải có ý kiến của đại diện tập thể người lao động, được công bố rộng rãi và phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền.

Mức lương tối thiểu vùng của Doanh nghiệp

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Lưu ý:

Mức lương tối thiểu vùng quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trên đây là bài viết về hệ số lương là gì. Cảm ơn Quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Từ khóa » Hệ Số Lương Là Cái Gì