HỆ THẦN KINH: BẠN ĐÃ BIẾT NHỮNG KIẾN THỨC NÀY CHƯA?

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Hệ thần kinh bao gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, chi phối toàn bộ các hoạt động của cơ thể. Một khi hệ thần kinh bị tổn thương, các cơ quan và chức năng đi kèm đều bị ảnh hưởng. Tại sao lại như vậy?

wellbeing-than-kinh

Hệ thần kinh là gì?

Hệ thần kinh là một hết thống xử lý, dữ trữ và kiểm soát thông tin. Hệ thần kinh bao gồm một trung tâm – não – và một hệ thống các tế bào thần kinh và các sợi trục của nó.

Hệ thần kinh gồm hai phần chính: hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tuỷ sống, và các dây thần kinh ngoại biên, các dây thần kinh này kết nối hệ thần kinh trung ương với phần còn lại của cơ thể. Hơn nữa, hệ thần kinh tự động kiểm soát các hoạt động chức năng của cơ thể như tiêu hoá, thở và nhịp tim. Hệ thần kinh trung ương nhận thông tin và xử lý chúng từ tất cả các cơ quan của cơ thể. Các dây thần kinh di chuyển thông tin, dưới dạng các xung động thần kinh, giữa não và các phần còn lại của hệ thống thần kinh.

Não và tuỷ sống

Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tuỷ sống. 2 cơ quan này bao gồm hàng triệu các tế bào thần kinh, gọi là neuron và được bao bọc xung quanh bởi ba màng não. Một chất lịch lỏng, là dịch não tuỷ, di chuyển bao quanh não và tuỷ sống. Dịch não tuỷ có chức năng như một hệ thống đệm chống sốc, đồng thời cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và thải các chất dư thừa.

Não gồm ba phần chính: Đại não, tiểu não và thân não.

wellbeing-than-kinh

Đại não: là phần lớn nhất của não, bao gồm thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Nó thực hiện các chức năng cao như diễn giải phản ứng, tầm nhìn và thính giác, cũng như lời nói, lý luận, cảm xúc, học tập và kiểm soát tốt chuyển động.

Tiểu não: nằm dưới đại não. Chức năng của nó là phối hợp các động tác cơ bắp, duy trì tư thế và giữ thăng bằng.

Thân não: hoạt động như một trung tâm chuyển tiếp nối giữa đại não và tiểu não với tủy sống. Nó thực hiện nhiều chức năng tự động như thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, chu kỳ thức và ngủ, tiêu hóa, hắt hơi, ho, nôn và nuốt.

Não phải - não trái

Bộ não có thể được chia thành hai nửa: bán cầu não phải và bán cầu não trái. Chúng được nối với nhau bằng một bó sợi thần kinh gọi là thể chai, truyền tin nhắn từ bên này sang bên kia. Mỗi bán cầu điều khiển phía đối diện của cơ thể, bán cầu não trái điều khiển nửa cơ thể bên phải và ngược lại. Nếu đột quỵ xảy ra ở bên phải não, cánh tay hoặc chân trái của bạn có thể bị yếu hoặc bị liệt.

Nhìn chung, bán cầu não trái kiểm soát lời nói, hiểu, số học và viết. Bán cầu não phải kiểm soát sự sáng tạo, khả năng không gian, nghệ thuật và kỹ năng âm nhạc. Bán cầu não trái chiếm ưu thế trong việc sử dụng tay và ngôn ngữ ở khoảng 92% số người.

Tủy sống

Tủy sống là con đường chính kết nối thông tin giữa não và hệ thần kinh ngoại biên.

Tủy sống của con người được bảo vệ bởi xương cột sống. Cột sống được tạo thành từ xương gọi là đốt sống. Mặc dù cột sống có phần linh hoạt, một số đốt sống ở phần dưới của cột sống lại hợp nhất với nhau. Chiều dài của tủy sống là khoảng 45 cm ở nam và 43 cm ở nữ. Tủy sống ngắn hơn chiều dài của xương cột sống; tủy sống chỉ kéo dài xuống đốt cuối cùng của đốt sống ngực. Các dây thần kinh kéo dài từ tủy sống từ mức thắt lưng và xương chậu phải chạy trong ống đốt sống một đoạn trước khi chúng rời khỏi cột sống.

Dây thần kinh ngoại biên

wellbeing-than-kinh

Hệ thống các dây thần kinh ngoại biên bao gồm các 12 đôi dây thần kinh sọ và 31 đôi dây thần kinh tuỷ sống. Các dây thần kinh ngoại biên kết nối hệ thần kinh trung ương. Các dây thần kinh ngoại biên được cấu tạo đồng thời bởi các sợi thần kinh cảm giác và các sợi thần kinh vận động.

Hệ thần kinh tự động

Một vài dây thần kinh sọ và dây thần kinh tuỷ sống phối hợp với nhau tạo thành hệ thần kinh tự động. Hệ thần kinh tự động điều hoà hoạt động chức năng quan trọng trọng cơ thể như nhịp tim và hô hấp. Hệ thần kinh tự động gồm hai phần: Hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Các dây thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của cơ thể bằng việc giải phóng các hormone làm tăng nhịp tim và giảm lưu lượng máu đến da và ruột. Các dây thần kinh phó giao cảm giải phóng các hormone với ảnh hưởng ngược lại.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Từ khóa » Trung ương Của Hệ Thần Kinh Gồm