Hệ Thần Kinh Thực Vật Hoạt động Ra Sao | Wellbeing
Có thể bạn quan tâm
BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing
Hệ thống thần kinh của con người có vai trò kiểm soát, điều hòa và phối hợp hoạt động với hệ cơ quan còn lại trong cơ thể nhằm đảm bảo các chức năng sống còn. Phần hệ thần kinh trung ương kiểm soát chức năng các tạng được gọi là hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật có khả năng làm thay đổi hoạt động của các tạng một cách nhanh chóng.
1. Hệ thần kinh thực vật hoạt động như thế nào?
Hệ thần kinh thực vật tác động vào các tạng thông qua hai hệ đó là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Thông qua sự tác động này, hệ thần kinh thực vật có thể điều hòa huyết áp động mạch, cử động và bài tiết dịch của ống tiêu hóa, co cơ bàng quang, tiết mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác.
Đặc điểm nổi bật của hệ thần kinh thực vật là nó có khả năng làm thay đổi hoạt động của các tạng một cách nhanh chóng và mạnh. Chỉ cần từ 3 đến 5 giây là nó có thể làm cho nhịp tim tăng lên gấp 2 lần, làm tăng huyết áp động mạch lên 2 lần chỉ sau 10 – 15 giây. Cũng chỉ cần 4 – 5 giây, hệ thần kinh thực vật có thể làm hạ huyết áp xuống mức gây ngất.
2. Hệ giao cảm là gì?
Hệ giao cảm xuất phát từ tủy sống đi tới các tạng trong cơ thể. Một số sợi giao cảm đi trực tiếp đến các cơ quan như mắt, tim, phế quản, cơ dựng lông và mạch máu. Số sợi còn lại đi vào các hạch thần kinh ở tạng và từ đó đi đến dạ dày (chi phối cơ môn vị), thận, niệu quản, ruột, cơ thắt hậu môn…
Kích thích giao cảm làm cho giãn đồng tử ở mắt. Tuyến mô hội sẽ tăng tiết mồ hôi khi hệ giao cảm được kích thích. Các tuyến ở nách cũng chịu tác dụng kích thích của hệ giao cảm và chịu sự điều hòa của các trung tâm giao cảm của hệ thần kinh.
Kích thích hệ giao cảm làm tăng hoạt động tim nói chung, làm tăng cả nhịp tim lẫn lực co của tim từ đó làm tăng huyết áp. Ngoài ra các mạch máu cũng sẽ bị co lại khi kích thích giao cảm, từ đó làm tăng huyết áp đáng kể.
Đối với các cơ quan khác thì kích thích hệ giao cảm sẽ làm ức chế các ông trong gan, túi mật, niệu quản, bàng quang. Các hoạt động tâm thần sẽ tăng khi kích thích hệ giao cảm.
3. Hệ phó giao cảm là gì?
Hệ phó giao cảm xuất phát từ bộ não. Khoảng 75% số sợi phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật nằm trong dây thần kinh phế vị (thần kinh X). Các dây thần kinh này tới toàn bộ vùng lồng ngực và ổ bung, chi phối cho hầu hết các cơ quan như tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột non…
Kích thích hệ phó giao cảm sẽ làm co đồng tử. Phản xạ này xảy ra khi có quá nhiều ánh sáng vào mắt, giú võng mạc được bảo vệ khỏi ánh sáng quá mức.
Các tuyến nước bọt, nước mắt, nước mũi hay dạ dày bị kích thích mạnh bởi hệ phó giao cảm và dẫn đến tăng tiết. Tuyến nước bọt và tuyến tiêu hóa ở dạ dày chịu kích thích của hệ phó giao cảm rất nhiều. Trên ống tiêu hóa, kích thích phó giao cảm sẽ làm tăng chuyển động của ruột, giãn các cơ thắt làm thức ăn qua ống tiêu hóa nhanh.
Trên tim và các mạch máu, hệ phó giao cảm sẽ làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim đồng thời gây giãn mạch từ đó huyết áp sẽ hạ nhưng không nhiều. Song, nếu kích thích mạnh hệ phó giao cảm có thể làm tim ngừng đập và làm mất huyết áp hoàn toàn
Từ khóa » Hệ Thống Thần Kinh đối Giao Cảm Là Gì
-
Hệ Thần Kinh đối Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Tổng Quan Về Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
So Sánh Hệ Thần Kinh Giao Cảm Và Phó Giao Cảm
-
Hệ Thần Kinh đối Giao Cảm (Sinh Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Đại Cương Và Phân Loại Hệ Thần Kinh Thực Vật - Health Việt Nam
-
Tìm Hiểu Hệ Thần Kinh Giao Cảm Là Gì?
-
Giải Phẫu Sinh Lý Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
So Sánh Hệ Thần Kinh Giao Cảm Và đối Giao Cảm - TopLoigiai
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Tìm Hiểu để Biết Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Khó Thở - Những điều Cần Lưu Tâm
-
Rối Loạn Chức Năng Hệ Thực Vật Trong Lâm Sàng