Hệ Thống 108 Huyệt đạo Trên Cơ Thể: Vị Trí, Tác Dụng - JPXsport

Hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể: vị trí, tác dụng

Tại mỗi vị trí trên cơ thể, mỗi huyệt đạo sẽ đảm nhận một vai trò, công dụng khác nhau. Những huyệt đạo này có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý hoặc là huyệt đạo nguy hiểm. Nắm được vị trí, công dụng cũng như cách bấm huyệt sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể trong bài viết sau đây.

Huyệt đạo là gì?

Huyệt đạo hay huyệt vị là vị trí tập trung thần khí của lục phủ ngũ tạng, cơ khớp, kinh lạc,… Huyệt đạo nằm cạnh hoặc nằm bên ngoài các đường kinh đạo. Chúng giúp cơ thể trao đổi, tiếp nhận nguồn năng lượng từ thiên nhiên.

Theo y học cổ truyền, cơ thể con người có tổng cộng 108 huyệt đạo và phân bổ tại nhiều vị trí khác nhau. Trong số đó, có 36 huyệt nguy hiểm, hay còn gọi là “tử huyệt”. Nếu chẳng may tác động vào những huyệt đạo này, cơ thể sẽ chịu tổn hại lớn về sức khỏe, thậm chí là tử vong tại chỗ.

Bên cạnh đó, có rất nhiều huyệt đạo khác được đánh giá cao về khả năng phòng và trị bệnh. Chúng có mối quan hệ mật thiết với kinh lạc, tạng phủ. Do đó, nắm được vị trí và cách bấm các huyệt này có thể giúp bạn chữa trị bệnh một cách nhanh chóng.

Hình ảnh 108 huyệt đạo trên cơ thể

hình ảnh 108 huyệt đạo trên cơ thể

Hỉnh ảnh hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể

Hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể: vị trí, tác động, tác dụng

Mỗi vị trí khác nhau sẽ tồn tại những huyệt đạo quan trọng. Khi massage, tác động một lực vào những huyệt đạo này, cơ thể được điều hòa lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu, chữa bách bệnh,… Đây là vị trí và công dụng cụ thể của từng huyệt đạo quan trọng trong cơ thể

Các huyệt đạo vùng cổ và đầu trong hệ thống 108 huyệt đạo

Huyệt Bách hội

  • Vị trí: vị trí giao nhau của điểm chính giữa đỉnh đầu và đường nối liên phần đầu dọc theo phía trên 2 tai
  • Tác động: gây choáng váng, bất tỉnh
  • Tác dụng: khai chiếu, định thần, tức phong, bình can, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ, cải thiện tinh thần, điều trị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, điều trị chứng mất ngủ,…

>>> Xem thêm: Khung giờ vàng đi ngủ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh nhất

Huyệt Thần đình

  • Vị trí: cách mép tóc trước trán 5cm
  • Tác động: gây choáng váng, ảnh hưởng đến vùng não bộ
  • Tác dụng: trị đau đầu, trị nghẹt mũi, chảy máu mũi, tim đập nhanh, bệnh động kinh, đau mắt đỏ

Huyệt Thái dương

  • Vị trí: nằm tại vùng lõm phía đuôi chân mày
  • Tác động: gây choáng váng, mắt tối sầm, ù tai
  • Tác dụng: giảm đau nhức, mệt mỏi, thư giãn, thả lỏng cơ thể, giảm áp lực lên hệ thần kinh, điều hòa khí huyết, tăng cường trao đổi chất.

Huyệt nhĩ môn

  • Vị trí: vết lõm ở trước vành tai khi há miệng
  • Tác động: gây ù tai, choáng váng đầu, cơ thể ngã xuống đất
  • Tác dụng: trị ù, điếc tai, chữa bệnh viêm tai giữa, đau răng

Huyệt tình minh

  • Vị trí: góc khóe mắt phía trong, đầu chân mày
  • Tác động: gây hôn mê sâu hoặc hoa mắt, bất tỉnh
  • Tác dụng: điều trị bệnh về mắt, liệt thần kinh mặt

Huyệt nhân trung

  • Vị trí: vết lõm dưới chóp mũi
  • Tác động: gây choáng váng, hoa mắt
  • Tác dụng: hỗ trợ điều trị ngất, chóng mặt, méo miệng, động kinh, thư giãn đầu óc

Huyệt á môn

  • Vị trí: chỗ lõm phía sau ót, giữa đốt sống cổ thứ 2 và đốt sống cổ thứ 1
  • Tác động: gây choáng váng, đau đầu, bất tỉnh, không nói được nếu đập vào diên tủy với lực mạnh.
  • Tác dụng: điều trị câm điếc, chảy máu cam, đau cột sống, đau vai gáy

Huyệt phong trì

  • Vị trí: phần lõm phía sau dái tai, dưới xương chấm
  • Tác động: gây hôn mê bất tỉnh nếu bị tác động với lực mạnh
  • Tác dụng: chữa thiếu máu não, đau nửa đầu, viêm kết mạc, đau nửa đầu vai gáy, suy giảm thị lực

Huyệt nhân nghênh

  • Vị trí: cách yết hầu 5cm về hai bên
  • Tác động: khí huyết ứ đọng, choáng đầu
  • Tác dụng: điều trị đau sưng họng, chữa mất tiếng, lao hạch, điều trị hen suyễn, tức ngực, cao huyết áp

Các huyệt đạo quan trọng vùng đầu, cổ

Vị trí các huyệt đạo quan trọng ở vùng bụng, ngực

Huyệt đản trung

  • Vị trí: nằm giữa hai đầu vú
  • Tác động: gây loạn thần, tinh thần bất an
  • Tác dụng: chữa tức ngực, đau dây thần kinh sườn, trị hen suyễn, xua tan mệt mỏi căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch

Huyệt cưu vĩ

  • Vị trí: cách rốn khoảng 15cm về phía trên
  • Tác động: gây đọng máu, chấn động vùng tim, ảnh hưởng tĩnh mạch, gan, mật, tử vong
  • Tác dụng: chữa trị đau bụng trên, đau tức ngực, khó thở, hen suyễn, nấc

Huyệt cự khuyết

  • Vị trí: cách rốn 9cm về phía trên
  • Tác động: ảnh hưởng đến vùng gan, mật, tim mạch
  • Tác dụng: điều khí, hòa vị, định thần, chữa đau bụng, nôn mửa, tim đập nhanh, ợ chua, bệnh đãng trí, hay quên

Huyệt thần khuyết

  • Vị trí: chính giữa rốn
  • Tác động: gây chấn động ruột, tổn thương bàng quang, dây thần kinh sườn, giảm linh hoạt trong cuộc sống
  • Tác dụng: chữa bệnh ra mồ hôi, trị bệnh thương hàn, táo bón, giảm các triệu chứng đau bụng sau sinh

Huyệt khí hải

  • Vị trí: cách rốn 4cm về phía dưới
  • Tác động: gây ứ đọng máu, giảm khả năng vận động
  • Tác dụng: điều trị bệnh đường sinh dục, kinh nguyệt, bồi bổ khí, bổ thận, hồi dương, điều hòa khí huyết, khử hàn

Huyệt quan nguyên

  • Vị trí: cách rốn 7cm về phía dưới
  • Tác động: chi phối tĩnh mạch, dây thần kinh sườn, gây chấn động ruột, ứ đọng khí huyết
  • Tác dụng: điều trị bệnh phụ khoa, bổ thận tráng dương, điều trị đau bụng dưới, tiêu chảy, tim mạch hoạt động ổn định

Huyệt trung cực

  • Vị trí: cách rốn 10cm về phía dưới
  • Tác động: chấn thương dây thần kinh, kết tràng chữ S, tổn thương cơ
  • Tác dụng: hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa khí, điều tiết thất bào cung

Huyệt khúc cốt

  • Vị trí: khung xương chậu bụng dưới, hạ bộ
  • Tác động: gây tổn thương khí cơ toàn thân, ứ đọng khí huyết
  • Tác dụng: trị viêm bàng quang, thoát vị đĩa đệm xương chậu, di tinh, mộng tinh, liệt dương

Huyệt ưng song

  • Vị trí: xương sườn thứ 3, trên vú
  • Tác động: ảnh hưởng tới động mạch, tĩnh mạch, tim ngừng cấp máu, gây choáng váng.
  • Tác dụng: điều trị đau thần kinh liên sườn, bệnh về hô hấp, bệnh tiêu chảy,…

Huyệt nhũ trung

  • Vị trí: ngay chính giữa đầu vú
  • Tác động: gây sung huyết, phá khí
  • Tác dụng: không dùng để chữa bệnh mà được sử dụng để làm mốc đo các huyệt vùng bụng và ngực

Huyệt nhũ căn

  • Vị trí: cách đầu vú một đốt xương sườn về phía dưới
  • Tác động: gây sốc tim hoặc tử vong
  • Tác dụng: chữa bệnh viêm tuyến vú, triệu chứng đau bụng, trị thiếu sữa ở phụ nữ trong thời kỳ cho con bú

Huyệt kỳ môn

  • Vị trí: xương sườn thứ 6, nằm dưới núm vú
  • Tác động: ảnh hưởng đến lá lách, gan, gây ứ khí, chấn thương động cơ xương
  • Tác dụng: điều hòa bán biểu bán lý, lợi khí, hóa đờm, thanh huyết nhiệt, chữa ợ chua, nôn, kén ăn, giúp gan hoạt động trơn tru hơn.

Huyệt chương môn

  • Vị trí: điểm giao giữa nách với mút cuối của xương sườn số 1, ngang với điểm cuối khuỷu tay khi khép nách lại.
  • Tác động: ảnh hưởng đến gan, lá lách, cản trở lưu thông máu, phá hoạt màng cơ xương
  • Tác dụng: giảm đau thắt lưng, đau ngực, đau cạnh sườn, điều trị bệnh về tiêu hóa

Huyệt thương khúc

  • Vị trí: cách vị trí giữa bụng 5cm về hai bên
  • Tác động: ảnh hưởng đến thần kinh sườn, chấn động vùng ruột, ứ huyết, tổn thương khí
  • Tác dụng: điều trị đau bụng do thoát vị, chữa đau dạ dày, kích thích thèm ăn, điều trị bệnh tiêu hóa
huyệt đạo vùng bụng ngực trong hệ thống 108 huyệt đạo

Các huyệt đạo quan trọng vùng bụng, ngực

Vị trí các huyệt đạo quan trọng phần eo, lưng, mông

Huyệt phế du

  • Vị trí: cách mỏm gai của đốt sống ngực thứ 3 khoảng 4cm về hai bên lưng
  • Tác động: gây chấn thương tim, phổi, khí huyết do huyệt chi phối tĩnh mạch và động mạch sườn thứ 3
  • Tác dụng: điều trị bệnh lao phổi, viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản, trị ra mồ hôi trộm, trị lẹo mắt

Huyệt quyết âm du

  • Vị trí: cách mỏm gai của đốt sống ngực thứ 4 khoảng 4cm về hai bên lưng
  • Tác động: gây hại cho thành tim, phá khí cơ, tổn thương phổi, tử vong
  • Tác dụng: trị ho, chữa đau tim, giảm tình trạng tức ngực, cải thiện tình trạng nôn mửa

Huyệt tâm du

  • Vị trí: cách mỏm gai của đốt sống ngực thứ 5 khoảng 4cm về hai bên lưng
  • Tác động: gây phá huyết, tổn thương khí và thành tim
  • Tác dụng: trị tâm căn suy nhược, rối loạn nhịp tim, mất ngủ

Huyệt thận du

  • Vị trí: cách mỏm gai đốt sống lưng eo thứ 2 khoảng 4cm về hai bên lưng
  • Tác động: gây liệt nửa người, tổn thương phổi
  • Tác dụng: tăng cường chức năng thận, cải thiện chứng đau vùng lưng dưới, cải thiện chứng mờ mắt, khô mắt, điều trị ù tai, điếc tai

Huyệt mệnh môn

  • Vị trí: vết lõm giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3
  • Tác động: gây chấn thương động mạch thận, tĩnh mạch, thần kinh tổn thương, nội khí
  • Tác dụng: điều trị mộng tinh, xuất tinh sớm, đau thắt lưng, yếu cơ, phù nề, chóng mặt

Huyệt khí hải du

  • Vị trí: cách mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3 khoảng 3cm về hai bên
  • Tác động: ảnh hưởng trực tiếp đến thận, cản trở lưu thông máu
  • Tác dụng: điều khí huyết, tăng cường sức mạnh lưng gối

Huyệt huyền lư

  • Vị trí: nằm tại xương cụt và hậu môn
  • Tác động: ảnh hưởng đến tuần hoàn khí huyết trên toàn cơ thể
  • Tác dụng: điều trị đau nhức đầu, khóe mắt ngoài, trị chứng sơ phong, chỉ thống, hoạt lạc, đau nửa đầu, thần kinh suy nhược, đau răng

Huyệt đạo phần eo, lưng, mông mà bạn nên chú ý

Các huyệt đạo quan trọng ở cổ tay, chân trong hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể

Huyệt kiên tỉnh

  • Vị trí: điểm cao nhất của vai
  • Tác động: gây tê bại, mất linh hoạt trong cuộc sống
  • Tác dụng: thư giãn gân cốt, lợi sữa, chữa bệnh liên quan đến vú, giúp chuyển dạ dễ dàng, điều hòa lưu thông khí, giảm tắc nghẽn cổ họng do đờm

Huyệt thái uyên

  • Vị trí: chỗ lõm ở vị trí cổ tay khi ngửa lòng bàn tay
  • Tác động: nội khí tổn thương, cản trở bách mạch
  • Tác dụng: điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, phục hồi tinh thần, giảm cảm giác mệt mỏi, điều trị đau nhức xương khớp

Huyệt túc tam lý

  • Vị trí: phía trước và cách xương ống chân về phía ngoài 1 ngón tay, cách xương bánh chè 6cm về phía dưới
  • Tác động: gây tê bại chân
  • Tác dụng: tăng sinh khí, tiếp thêm sinh khí cho lá lách, cải thiện chứng đau vùng thượng vị, hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính về mắt, chảy máu tử cung.

Huyệt tam âm giao

  • Vị trí: cách đầu nhọn của mắt cá chân khoảng 6cm về phía trên, sát với bờ sau của xương ống chân
  • Tác động: gây tổn thương khí ở huyệt đan điền, tê bại chân
  • Tác dụng: điều tiết hoạt động bàng quang, điều hòa thần kinh, tăng cường tiêu hóa và giải độc

Huyệt dũng tuyền

  • Vị trí: chỗ lõm dưới lòng bàn chân khi kéo căng ngón chân lên trên
  • Tác động: ảnh hưởng tới lưu thông khí huyết trong cơ thể, ấn nhẹ huyệt mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe
  • Tác dụng: phát tán khí mạnh trong cơ thể, điều hòa hạ ấm, trừ phong bên trong, bình tĩnh tâm trí, phục hồi ý thức, mở các cơ quan giác quan

Các huyệt đạo phần cổ tay, chân

Tác dụng của 108 huyệt đạo trên cơ thể

Trong cách điều trị bệnh theo y học cổ truyền, phương pháp mát xa trị liệu hoàn toàn có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Thực tế đã chứng minh đây là phương pháp điều trị hoàn toàn có căn cứ. Các điểm huyệt trên cơ thể có quan hệ mật thiết với những cơ quan, hoạt động cơ học trên các chi, các cơ quan bên trong cơ thể và cả hệ tuần hoàn máu, hệ thần kinh.

Do đó, khi tác động một lực vừa phải vào những huyệt đạo này, chúng sẽ có ảnh hưởng đến các vị trí khác trên cơ thể. Từ đó, phương pháp này giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, phòng tránh và tăng cường sức khỏe.

Hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể rất hữu ích nếu bạn nắm rõ vị trí, công dụng cũng như cách bấm huyệt. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất giúp bạn có thể tự chăm sóc bản thân, cải thiện tình trạng bệnh lý, tăng cường sức khỏe, phục hồi chức năng cơ thể một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan
  • Huyệt Thương Khúc: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

    HUYỆT THƯƠNG KHÚC: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Sự phát triển của y học hiện đại mang đến nhiều phương pháp chữa...

  • Huyệt Cự khuyết: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

    HUYỆT CỰ KHUYẾT: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Huyệt Cự khuyết là một trong 108 huyệt đạo quan trọng của cơ thể....

  • Huyệt Nhĩ môn: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

    HUYỆT NHĨ MÔN: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Huyệt Nhĩ Môn là một huyệt đạo quan trọng ở phần đầu. Đây là...

  • Huyệt Tình Minh – Vị trí, tác dụng, cách châm cứu huyệt

    HUYỆT TÌNH MINH: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Nằm ở vị trí gần mắt, huyệt Tình Minh khi day ấn có khả...

  • Huyệt Thần Đình: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

    HUYỆT THẦN ĐÌNH: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Trong Y học cổ truyền, huyệt Thần Đình có nhiều ảnh hưởng đến sức...

  • Huyệt Thái Dương: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

    HUYỆT THÁI DƯƠNG: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến tên gọi huyệt thái dương. Đây là...

  • Huyệt Phong Trì: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

    HUYỆT PHONG TRÌ: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Huyệt Phong Trì đóng vai trò quan trọng, nhất là khả năng hỗ trợ...

  • vị trí huyệt á môn

    Huyệt á môn: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

    HUYỆT Á MÔN: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT Là một huyệt đạo quan trọng của cơ thể, nếu được tác động đúng...

  • Quý khách Đặt hàng theo form Chúng tôi sẽ liên hệ lại với khách hàng

    Ghi chú đặt hàng

    Chat Zalo Chat Zalo facebook facebook Số điện thoại: 0989.88.66.86 Số điện thoại: 0989.88.66.86

    Từ khóa » Hình ảnh Các Huyệt ở Lưng