Hệ Thống Bôi Trơn Làm Mát Oto - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kỹ Thuật - Công Nghệ >>
- Cơ khí - Chế tạo máy
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 122 trang )
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Mô ñun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết ñịnh số: ) 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể ñược phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục ñích về ñào tạo và tham khảo. Mọi mục ñích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục ñích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 24 LỜI GIỚI THIỆU Trong nhiều năm gần ñây tốc ñộ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện ñại ñã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát ñộng cơ dần thay ñổi theo hướng xấu ñi, dẫn tới hư hỏng và giảm ñộ tin cậy. Qúa trình thay ñổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận hành của ô tô) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, ñiều kiên và môi trường sử dụng Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải ñược kiểm tra, chẩn ñoán ñể bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát ở trạng thái làm việc với ñộ tin cậy và an toàn cao nhất. Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống Bôi trơn và Làm mát. Với mong muốn ñó giáo trình ñược biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm sáu bài: Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Bài 3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn Bài 4. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát Bài 5. Bảo dưỡng hệ thống làm mát Bài 6. Sửa chữa hệ thống làm mát Kiến thức trong giáo trình ñược biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt ñộng của hệ thống Bôi trơn và Làm mát ñến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do ñó người ñọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, Khoa Động lực trường Cao ñẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp cũng như sự giúp ñỡ quý báu của ñồng nghiệp ñã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù ñã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận ñược ý kiến ñóng góp của người ñọc ñể lần xuất bản sau giáo trình ñược hoàn thiện hơn. 2 Hà Nội, ngày… tháng…. năm 2012 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Dương Mạnh Hà 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1 Lời giới thiệu 2 2 Mục lục 4 3 Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn 7 4 Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 35 5 Bài 3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn 53 6 Bài 4. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát 61 7 Bài 5. Bảo dưỡng hệ thống làm mát 86 8 Bài 6. Sửa chữa hệ thống làm mát 98 9 Tài liệu tham khảo 123 4 BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT Mã mô ñun: MĐ 24 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học/mô ñun: - Mô ñun ñược bố trí dạy sau các môn học/ mô ñun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MH 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 24. - Là mô ñun chuyên môn nghề. II. Mục tiêu của môn học/mô ñun: - Trình bày ñược nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa ñược hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát ñúng quy trình, quy phạm, ñúng phương pháp và ñạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy ñịnh - Giải thích ñược sơ ñồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Phân tích ñược những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Trình bày ñược phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng các chi tiết, bộ phận của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Sử dụng ñúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ñảm bảo chính xác và an toàn - Chấp hành ñúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên III. Nội dung chính của môn học /mô ñun: BÀI 1: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn Mã bài: MĐ 24 - 01 Giới thiệu chung về bài: Hệ thống bôi trơn ñược sử dụng rộng rãi bởi chúng có nhiều tính năng ưu việt: ñộ bền tốt và có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu và ñược trang bị rất hiện ñại. Việc tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa là rất quan trọng nó làm tăng tuổi thọ của ô tô. Với mục tiêu nghiên cứu quá trình sửa chữa và bảo dưỡng là một trong mục tiêu rất quan trọng . Mục tiêu: - Trình bày ñược nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn dùng trong ñộng cơ - Tháo, lắp, nhận dạng, bảo dưỡng và sửa chữa ñược hệ thống bôi trơn, ñúng quy trình ñảm bảo kỹ thuật và an toàn - Chấp hành ñúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 5 - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung chính: 1.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống và dầu bôi trơn Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ: Liên tục cung cấp dầu bôi trơn ñến bề mặt ma sát của các chi tiết ñể giảm tiêu hao năng lượng do ma sát, chống mài mò do cơ học và mài mòn do hoá học, rửa sạch các bề mặt do mài mòn gây ra, làm nguội bề mặt ma sát, tăng cường sự kín khít của khe hở. Dầu bôi trơn có nhiệm vụ: Bôi trơn, làm mát, tẩy rửa, bảo vệ các bề mặt ma sát và làm kín một số khe hở lắp ghép. Bôi trơn: Dầu ñến các bề mặt ma sát, làm giảm tổn thất ma sát: Dầu bôi trơn ñống vai trò làm ñệm ngăn cách và làm giảm ma sát giữa các bề mặt ma sát. Làm mát các ổ trục: Do ma sát làm cho các bề mặt ma sát bị nóng lên, khi dầu lưu thông qua sẽ hấp thụ và vận chuyển một phần nhiệt lượng ñó ñi làm mát. Tẩy rửa các bề mặt ma sát: Do ma sát giữa các bề mặt làm phát sinh những mạt kim loại, khi dầu lưu thông qua sẽ tẩy rửa các tạp chất làm sạch các bề mặt ma sát. Làm kín: Tại các bề mặt tiếp xúc dầu sẽ ñiền lấp ñi những khe hở nhỏ. Bảo vệ bề mặt các chi: Dầu bôi trơn phủ trên bề mặt các chi tiết máy sẽ ngăn không cho không khí tiếp xúc với các bề mặt kim loại, hạn chế ñược hiện tượng ô xy hoá. Bề mặt các chi tiết dù ñược gia công chính xác với ñộ bóng ñến ñâu song vẫn tồn tại những nhấp nhô bề mặt (nhấp nhô tế vi) do mũi dao khi gia công tạo ra, nếu nhìn bằng kính phóng ñại nhiều lần ta thấy những nhấp nhô tế vi có dạng răng cưa. Khi hai chi tiết tiếp xúc với nhau, nhất là khi chúng chuyển ñộng tương ñối trên bề mặt của nhau sẽ sinh ra một lực cản rất lớn (lực ma sát). Lực ma sát là nguyên nhân gây ra sự cản trở chuyển ñộng bề mặt các chi tiết sinh nhiệt, là nguyên nhân của sự mài mòn và biến chất bề mặt. Do ñó bằng một cách nào ñó ta chống lại lực ma sát này. Để giảm lực ma sát ta tạo ra một lớp dầu ngăn giữa hai bề mặt ngăn cách, ma sát kiểu này gọi là ma sát ướt. Trong thực tế rất khó tạo ñược một lớp dầu ngăn cách hoàn chỉnh do nhiều yếu tố tạo nên (do ñộ nhớt dầu, sự biến chất phá huỷ dầu do khe hở giữa hai bề mặt ma sát …), những vị trí hai bề mặt ma sát trực tiếp, tiếp xúc với nhau, ma sát kiểu này là ma sát nửa ướt. Một số cặp chi tiết lớp dầu bôi trơn chỉ ñược tạo một màng rất mỏng dễ phá huỷ (sụt áp,…) ñó là ma sát giới hạn. 1.1.2 Yêu cầu của hệ thống và dầu bôi trơn Dầu nhờn phải ñược ñưa ñi ñến tất cả các vị trí cần bôi trơn, lưu lượng và áp suất dầu bôi trơn phải phù hợp với từng vị trí bôi trơn. 6 Hệ thống dầu nhờn phải ñơn giản, làm việc tin cậy ñảm bảo suất tiêu hao dầu nhờn là nhỏ nhất. Chất bôi trơn phải phù hợp với từng loại ñộng cơ (2 kỳ hay 4 kỳ, tăng áp hay không tăng áp, tốc ñộ cao hay thấp,…), phù hợp với chế ñộ, ñiều kiện, nhiệm vụ của cơ cấu, hệ thống mối ghép,… , và nó phải bôi trơn. Phải dễ kiếm có lượng ñủ dùng, giá thành có thể chấp nhận ñược, lại không ñộc hại. Bền vững về tính chất bôi trơn, không hoặc ít tạo cấn, tạo bột: không hoặc ít bị phân giải không gây cháy, nổ,… Chất bôi trơn phải phải ñược ñưa tới chỗ cần bôi trơn một cách liên tục, ñều ñặn với lưu lượng, trạng thái (áp suất, nhiệt ñộ) tính chính xác và có thể kiểm tra, ñiều chỉnh và ñiều khiển ñược. Các thiết bị, bộ phận,… của HTBT phải ñơn giản dễ sử dụng, tháo lắp, kiểm tra, ñiều chỉnh,… có khả năng tự ñộng hoá cao, nhưng giá thành vừa phải. 1.1.3 Phân loại các phương pháp bôi trơn Theo ñặc ñiểm phụ tải ở các ổ trục, công suất, tốc ñộ của ñộng cơ và vị trí cần bôi trơn mà sử dụng các phương pháp bôi trơn cho phù hợp. 1.1.3.1 Bôi trơn ñịnh kỳ (bôi trơn thủ công) Là phương pháp bôi trơn theo ñịnh kỳ quy ñịnh, ñược thực hiện bằng các dụng cụ ñơn giản ñể bôi trơn cho các chi tiết chiụ lực nhỏ, ở xa trung tâm ñáy dầu và khó sử dụng các phương pháp bôi trơn khá. 1.1.3.2 Bôi trơn ñơn giản (pha dầu trong nhiên liệu) Bằng cách pha dầu bôi trơn trong nhiên liệu (hình 1.1) lợi dụng nạp nhiên liệu vào ñộng cơ, do dầu bôi trơn có khả năng dính bám cao và không bị phân huỷ ở nhiệt ñộ cao nên có những hạt dầu bôi trơn ñược giữ lại trên các bề mặt ma sát. - Cách thứ nhất: xăng và dầu ñược hoà trộn trước. - Cách thứ hai: dầu và xăng chứa ở hai thùng riêng rẽ trên ñộng cơ. Trong quá trình làm việc, dầu và xăng ñược hòa trộn song song, tức là dầu và xăng ñược trộn theo ñịnh lượng khi ra khỏi thùng chứa. Hình 1.1 Bôi trơn ñơn giản 7 Một cách hoà trộn khác là dùng bơm phun dầu trực tiếp vào họng khuếch tán hay vị trí bướm ga. Bơm ñược ñiều chỉnh theo tốc ñộ số vòng quay của ñộng và vị trí bướm ga nên ñịnh lượng dầu hoà trộn rất chính xác và có thể tối ưu hoá ở các chế ñộ tốc ñộ và tải trọng khác nhau. Kiểu bôi trơn này ñơn giản, không có hệ thống bôi trơn riêng, do ñó phù hợp hay ñược sử dụng bôi trơn cho những ñộng cơ xăng hai kỳ công suất nhỏ. 1.1.3.3 Bôi trơn vung té Lợi dụng tính dính bám của dầu bôi trơn, sự làm việc của các chi tiết chuyển ñộng với tốc ñộ cao, do ñó hay sử dụng ñể bôi trơn cho xy lanh của ñộng cơ, con ñội … nhờ sự quay của má khuỷu. Hình 1.2 Bôi trơn vung té 1.1.3.4 Bôi trơn cưỡng bức Là phương pháp bôi trơn các bề mặt ma sát ñược thực hiện bằng dầu có áp suất theo quy ñịnh. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức trong ñộng cơ ô tô thường sử dụng hai loại: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức ñáy dầu ướt và hệ thống bôi trơn cưỡng bức ñáy dầu khô. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức ñáy dầu ướt là loại ñược sử dụng trong ñộng cơ ô tô hiện nay. Kiểu này có ưu ñiểm là ñưa dầu bôi trơn ñến mọi vị trí cần thiết nên ñược sử dụng nhiều. Trong các phương pháp bôi trơn, phương pháp bôi trơn cưỡng bức ñược sử dụng chủ yếu trong các ñộng cơ ô tô. 1.1.4 Một số thông số sử dụng của dầu bôi trơn Tính chất quan trọng nhất liên quan ñến chất lượng dầu bôi trơn là ñộ nhớt của dầu bôi trơn. Mỗi loại ñộng cơ yêu cầu dầu bôi trơn có một ñộ nhớt nhất ñịnh phù hợp với ñiều kiện làm việc của ñộng cơ. Dầu có ñộ nhớt quá lớn (dầu quá ñặc) thường khó lưu ñộng nên trong giai ñoạn khởi ñộng ñộng cơ dầu khó ñén ñược tất cả các bề mặt ma sát, ñặc biệt là các bề mặt ma sát ở xa bơm dầu. Do ñó, 8 một số bề mặt ma sát có thiếu dầu khi khởi ñộng lạnh nên bị mòn nhanh. Ngược lại, dầu có ñộ nhớt quá nhỏ (dầu quá loãng) thường dễ bị chèn ép ra khỏi các bề mặt ma sát khi chịu tải lớn nên bề mặt chi tiết dễ bị ma sát khô và bị mòn nhanh. Các loại dầu bôi trơn thường có ký hiệu chỉ số trên bao bì thể hiện tính năng và phạm vi sử dụng của chúng. 1.1.4.1 Chỉ số SAE Đây là chỉ số phân loại dầu theo ñộ nhớt ở 1000 C và -180 C của Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ. Chỉ số SAE cho biết cấp ñộ nhớt chia thành hai loại: - Loại ñơn cấp là loại chỉ có một chỉ số ñộ nhớt. Ví dụ: SAE- 40, SAE- 50, SAE- 20W. Cấp ñộ nhớt có chữ W (Winter: mùa ñông) dựa trên cơ sở ñộ nhớt ở nhiệt ñộ thấp tối ña, còn cấp ñộ nhớt không có chữ W chỉ dựa trên cơ sở ñộ nhớt ở 1000C. Hình 1.3. Chọn chỉ số ñộ nhớt và phạm vi nhiết ñộ áp dụng theo phân loại SAE - Loại ña cấp là loại có hai chỉ số ñộ nhớt như SAE- 20W/50, ở nhiệt ñộ thấp có cấp ñộ nhớt giống như loại ñơn cấp SAE- 20W, còn ở nhiệt ñộ cao có cấp ñộ nhớt cùng với loại ñơn cấp SAE- 50. Dầu có chỉ số ñộ nhớt ña cấp có phạm vi nhiệt ñộ môi trường sử dụng rộng hơn so với loại ñơn cấp. 1.1.4.2 Chỉ số API API là chỉ số ñánh giá chất lượng dầu nhớt của Viện hoá dầu Hoa Kỳ. Chỉ số API cho biết chất lượng dầu nhớt khác nhau theo chủng loại ñộng cơ, chia làm hai loại: - Dầu chuyên dụng là laọi dầu chỉ dùng cho một trong hai loại ñộng cơ xăng hoặc Diesel. Ví dụ, hai loại dầu API - SH và API - CE, chữ số thứ nhất sau dấu ‘-‘ chỉ loại ñộng cơ: S- cho ñộng cơ xăng, C- ñộng cơ Diesel, chữ số thứ hai chỉ cấp chất lượng dầu tăng dần theo thứ tự chữ cái. 9 - Dầu ña dụng là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho tất cả các loại ñộng cơ. Ví dụ, dầu có chỉ số API - SG/CD có nghĩa dùng cho ñộng cơ xăng với cấp chất lượng G, còn dùng cho ñộng cơ Diesel với cấp chất lượng D. Chỉ số cho ñộng cơ nào (S hay C) viết trước dấu ‘/’ có nghĩa ưu tiên dùng cho ñộng cơ ñó. 1.2 CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1.2.1 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức 1.2.1.1 Sơ ñồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt (Hình 1.4) Hình 1.4. Sơ ñồ hoạt ñộng của hệ thống bôi trơn 1. Các te; 2. Lưới lọc sơ; 3. Bơm dầu; 4. Van an toàn bơm dầu; 5. Bầu lọc thô; 6. Van an toàn; 7. Đồng hồ chỉ áp suất dầu; 8. Đường dầu chính; 9, 10. Đường dầu bôi trơn trục khuỷu, trục cam; 11. Bầu lọc tinh; 12. Két làm mát dầu; 13. Van an toàn; 14. Đồng hồ báo nhiệt ñộ dầu; 15. Nắp rót dầu ; 16. Que thăm dầu. Toàn bộ lượng dầu của hệ thống bôi trơn ñược chứa trong các te của ñộng cơ. Van an toàn 4 là van tràn có tác dụng khống chế áp suất dầu sau bơm. Khi bầu lọc bị tắc, van an toàn 6 của bầu lọc thô sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không qua lọc thô lên thẳng ñường dầu chính ñi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp ñến các bề mặt cần bôi trơn. Khi nhiệt ñộ dầu lên cao quá, do ñộ nhớt giảm, van khống chế lưu lượng 13 sẽ ñóng hoàn toàn ñể dầu qua két làm mát rồi lại trở về các te. 1.2.1.2 Hoạt ñộng hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt Dầu bôi trơn ñược hút từ các te qua lưới lọc sơ ñẩy lên bình lọc nhờ bơm dầu qua bình lọc, dầu ñược làm mát nhờ két làm mát dầu và ñi vào ñường dẫn dầu chính, từ ñây dầu ñược dẫn ñi ñến bôi trơn các cổ chính của trục khuỷu, cổ 10 chính trục cam, dầu từ cổ trục chính trục khuỷu ñược dẫn tới bôi trơn cổ khuỷu nhờ rãnh khoan xiên, cũng từ ñường dầu chính có ñường dẫn dầu ñi bôi trơn cho trục ñòn gánh trích dầu bôi trơn cho hộp bánh răng phân phối. Bôi trơn cho piston, xi lanh, vòng găng bôi trơn và làm mát piston nhờ sự vung té của dầu má khuỷu hoặc dùng vòi phun dầu (ở một số ñộng cơ), bôi trơn giàn ñũa ñẩy, supáp, con ñội nhờ dầu thừa từ trục ñòn gánh ñưa xuống. 1.2.2 Sơ ñồ bố trí HTBT ñộng cơ (Dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn) 1.2.2.1 Sơ ñồ cấu tạo (Hình 1.5) 1.2.2.2 Nguyên lý hoạt ñộng Dầu ñược chứa trong ñáy dầu, khi ñộng cơ làm việc, bơm hút dầu ñến hai khoang (tầng) của bơm: Khoang trên ñưa dầu ñến bầu lọc tinh ñể lọc sạch (khoảng 15% dầu sau khi lọc sơ bộ trở về ñáy dầu) và cung cấp cho ñường dầu chính, khoang dưới dầu cung cấp dầu cho két làm mát. Hình 1.5. Hệ thống bôi trơn 1. Phao hút dầu; 2. Van ñường dầu ra két mát; 3. Bơm dầu; 4. Đường dầu lên bầu lọc tinh; 5. Hộp phân phối dầu; 6. Bầu lọc tinh; 7. Bầu lọc không khí; 8. Dầu bôi trơn trong máy nén khí; 9. Đường dầu bôi trơn cặp bánh răng phối khí; 10. Đường dầu lên máy nén khí; 11. Đường dầu từ máy nén khí về ñáy dầu; 12. Đường dầu từ két mát về ñáy dầu; 13. Đường dầu bôi trơn cổ trục, cổ khuỷu; 14. Đường dầu bôi trơn trục cam; 15. Đáy dầu. 11 Từ ñường dầu chính, ñến hộp chia dầu chia thành ba nhánh ñi bôi trơn cho các cổ trục, cổ khuỷu, chốt piston; các cổ trục cam, trục ñòn bẩy (cò mổ), ñòn bẩy, ñuôi xu páp và thanh ñẩy, con ñội, bề mặt cam và máy nén khí. Trường hợp bầu lọc có cản trở lớn, van an toàn bầu lọc mở, dầu sẽ qua van bổ xung vào ñường dầu chính ñi bôi trơn cho ñộng cơ. Ngoài các chi tiết ñược bôi trơn cưỡng bức, một số chi tiết như: Xy lanh, piston ñược bôi trơn nhờ vung té khi trục khuỷu ñộng cơ quay. Khi nhiệt ñộ dầu trong hệ thống khoảng (75 - 80)0C, van dầu ra két làm mát mở, dầu qua van ñến két mát. Khi qua két mát nhiệt ñộ dầu giảm và trở về ñáy dầu ñể giữ cho nhiệt ñộ dầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt ñộ quy ñịnh. Từ tầng dưới, dầu ñược ñẩy ñến két làm mát, Khi qua két mát nhiệt ñộ dầu giảm ñể ổn ñịnh nhiệt ñộ dầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt ñộ quy ñịnh. 1.2.3 Sơ ñồ hệ thống bôi trơn ñộng cơ ZMZ 53 (Dùng bầu lọc ly tâm không hoàn toàn) 1.2.3.1 Sơ ñồ cấu tạo (Hình 1.6) 1.2.3.2 Nguyên lý hoạt ñộng Hình 1.6. Hệ thống bôi trơn ZMZ 53 1. Phao hút dầu; 2. Van an toàn bơm; 3. Khoang dưới của bơm dầu; 4. Khoang trên của bơm dầu; 5. Cảm biến áp suất dầu; 6. Bầu lọc ly tâm; 7. Trục dàn ñòn bẩy; 8. Van dầu ra két mát; 9. Khoá tay; 10. Két mát dầu. 1 2 3 4 6 7 8 9 10 5 12 Dầu ñược chứa trong ñáy dầu, khi ñộng cơ làm việc, bơm hút dầu ñến hai khoang (tầng) của bơm: Khoang trên cung cấp cho ñường dầu chính, khoang dưới cung cấp dầu cho bầu lọc ly tâm và két làm mát. Từ ñường dầu chính, dầu chia thành hai nhánh ñi bôi trơn cho các cổ trục, cổ khuỷu, chốt piston; các cổ trục cam, trục ñòn bẩy (cò mổ), ñòn bẩy, ñuôi xu páp và thanh ñẩy, con ñội, bề mặt cam. Ngoài các chi tiết ñược bôi trơn cưỡng bức, một số chi tiết như: Xy lanh, piston ñược bôi trơn nhờ vung té khi trục khuỷu ñộng cơ quay. Khi nhiệt ñộ dầu trong hệ thống khoảng 600C, van dầu ra két làm mát mở, dầu qua van ñến két mát. Khi qua két mát nhiệt ñộ dầu giảm và trở về ñáy dầu ñể giữ cho nhiệt ñộ dầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt ñộ quy ñịnh. Từ tầng dưới, dầu ñược cung cấp cho bầu lọc ly tâm và két làm mát. Tại bầu lọc ly tâm sau khi lọc sạch dầu ñược bổ xung về ñáy dầu, khi qua két mát nhiệt ñộ dầu giảm ñể ổn ñịnh nhiệt ñộ dầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt ñộ quy ñịnh. 1.2.4 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te khô Hệ thống bôi trơn các te khô khác cơ bản với hệ thống bôi trơn các te ướt ở chỗ nó có thêm một ñến hai bơm làm nhiệm vụ chuyển dầu từ các te (sau khi dầu bôi trơn rơi xuống các te) qua két làm mát 13 ra thùng chứa 3 bên ngoài các te ñộng cơ. Từ ñây, dầu ñược bơm lấy ñi bôi trơn giống như ở hệ thống bôi trơn các te ướt. Hình 1.7. Hệ thống bôi trơn các te khô 1. Các te; 2. Bơm dầu; 3. Thùng dầu; 4. Lưới lọc; 5. Bơm dầu ñi bôi trơn; 6. Bầu lọc thô; 7. Đồng hồ báo áp suất dầu; 8. Đường dầu chính; 9,10. Đường dầu ñi bôi trơn trục khuỷu, trục cam; 11. Bầu lọc tinh; 12. Đồng hồ báo nhiệt ñộ dầu; 13. Két làm mát dầu 13 Hệ thống bôi trơn các te khô cấu tạo phức tạp hơn hệ thống bôi trơn các e ướt vì có thêm bơm chuyển, nên thường ñược sử dụng cho ñộng cơ Diesel lắp trên máy ủi, máy kéo, 1.3 CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1.3.1 Bơm dầu 1.3.1.1 Nhiệm vụ Tạo áp suất cho dầu bôi trơn ñể ñưa dầu bôi trơn từ các te lên bình lọc một cách tuần hoàn và liên tục. 1.3.1.2 Phân loại - Bơm dầu kiểu bánh răng (bánh răng ăn khớp trong và bánh răng ăn khớp ngoài) - Bơm dầu kiểu cánh gạt 1.3.1.3 Bơm dầu kiểu bánh răng a. Bơm dầu kiểu bánh răng khớp ngoài. - Cấu tạo: Hình 1.8 là bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài gồm có cặp bánh răng ăn khớp 3; 4 ñặt trong thân 8 và nắp 2, bánh răng chủ ñộng 4 gắn chặt trên trục quay 5. Trục quay 5 quay trên bạc ñồng ép trên thân và nắp, một ñầu trục 5 thò ra ngoài ñể lắp bánh răng dẫn ñộng 1. Bánh răng bị ñộng 3 quay tròn trên trục 6 lắp cố ñịnh với thân. Trên thân có ñường ống hút 8 và ñường ống ñẩy 11 thân bơm có mặt bích ñể bắt bơm vào thân ñộng cơ. Chốt 13 dùng ñể ñịnh vị chính xác vị trí lắp bánh răng 1 với bánh răng của trục khuỷu. Hình 1.8. Bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài 1. Bánh răng nhận truyền ñộng; 2. Nắp bơm; 3. Bánh răng bị ñộng; 4. Bánh răng chủ ñộng; 5. Trục chủ ñộng; 6. Trục bị ñộng; 7,9. Chốt ñịnh vị; 8. Ống hút; 10. Bộ phận thu dầu; 11. Ống ñẩy; 12. Then; 13. Chốt. 14 Đa số các bơm dầu có cấu tạo tương tự như nhau chỉ khác nhau ở hình dáng, kích thước, cách bố trí nhận truyền ñộng và áp suất, lưu lượng bơm. - Hoạt ñộng: Hình 1.9. Sơ ñồ làm việc của bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài 1. Bánh răng chủ ñộng; 2. Đường dầu ra; 3. Bánh răng bị ñộng; 4. Lưới lọc; 5. Đường dầu vào; 6. Thân bơm; 7. Van xả; 8. Ốc ñiều chỉnh van; A. Khoang hút; B. Khoang ñẩy. Khi trục khuỷu quay qua bộ phận truyền ñộng (cặp bánh răng, trục truyền, bánh răng chủ ñộng quay kéo bánh răng bị ñộng quay theo (như hình vẽ ) ở vùng A do các răng ra khớp tạo nên khoảng trống dầu ñược hút từ ñáy vào bơm, ñồng thời dầu trong các khe răng ñược chuyển sang vùng B. Ở vùng B các răng vào khớp ép dầu lên ống ñẩy các quá trình hút- chuyển ñẩy dầu liên tục xảy ra. Khi cặp răng thứ nhất còn chưa hết ăn khớp thì cặp thứ hai ñã vào khớp tạo ra khoảng kín chứa ñầy dầu. Khi áp suất trong mạch dầu lớn hơn qui ñịnh thì van xả mở giảm tải cho bơm. b. Bơm dầu kiểu bánh răng khớp trong - Cấu tạo: Hình 1.10. Bơm dầu bánh răng ăn khớp trong 1. Ốc ñiều chỉnh van; 2. Lò xo van; 3. Piston van; 4. Thân bơm; 5. Vỏ bơm; 6. Bánh răng chủ ñộng; 7. Bánh răng bị ñộng; 8. Lưới lọc dầu; 9. Ống hút 15 Hình 1.10 là sơ ñồ cấu tạo của bơm dầu bánh răng ăn khớp trong, cấu tạo gồm có bánh răng chủ ñộng gắn chặt với trục phía ñầu trục gắn bánh răng truyền ñộng, hoặc bên trong bánh răng chủ ñộng có dạng hình vuông ăn khớp với trục khuỷu (một số ñộng cơ), còn bánh răng bị ñộng quay trơn trong vỏ bơm, cặp bánh răng này lắp bên trong thân bơm, trên thân bơm chế tạo rãnh dẫn dầu vào dẫn dầu ra, tại ñường dẫn dầu vào có lắp ống hút và lưới lọc dầu, ở ñường dầu ra lắp bình lọc, trên thân có bố trí van xả dầu. - Hoạt ñộng. Hình 1.11. Sơ ñồ làm việc của bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong Khi trục khuỷu quay qua bộ phận truyền ñộng bánh răng chủ ñộng quay kéo bánh răng bị ñộng quay theo (như hình vẽ) ở phía ñường hút khe hở răng giữa bánh răng chủ ñộng và bánh răng bị ñộng luôn có xu hướng mở rộng nên dầu ñược hút vào bơm, ñồng thời dầu trong các khe răng ñược chuyển sang ñường ñẩy ở ñường ñẩy khe hở giữa hai bánh răng thu hẹp dần nên ñẩy dầu ñi bôi trơn 1.3.1.4 Bơm cánh gạt Hình 1.12. Bơm dầu kiểu cánh gạt 1. Thân bơm; 2. Đường dầu vào; 3. Cánh gạt; 4. Đường dầu ra; 5. Rotor; 6. Trục dẫn ñộng; 7. Lò xo 16 Rotor 5 lắp lệch tâm với thân bơm 1, có các rãnh lắp các phiến trượt 3. Khi rotor quay, do lực li tâm và lực ép của lò xo 7, phiến trượt 3 luôn tỳ sát bề mặt vỏ bơm 1 tạo thành các không gian kín và do ñó guồng dầu từ ñường dầu áp suất thấp 2 sang ñường dầu áp suất cao 4. Bơm cánh gạt có ưu ñiểm rất ñơn giản, nhỏ gọn nhưng ñồng thời cũng có nhược ñiểm là mài mòn tiếp xúc giữa cánh gạt và thân bơm rất nhanh. 1.3.2 Két làm mát dầu 1.3.2.1 Nhiệm vụ Hạ thấp nhiệt ñộ của dầu tới mức quy ñịnh ñịnh khi ñộng cơ làm việc (75 - 80)0C ñể ñảm bảo tính chất lý hoá của dầu bôi trơn, vị trí của két làm mát dầu thường trước két làm mát nước của hệ thống làm mát. 1.3.2.2 Cấu tạo Két mát dầu ñược làm bằng các ống thép hoặc ñồng hình ô van ngoài có cánh tản nhiệt. Két mát dầu ñược lắp phía trước ñộng cơ, quạt thông gió dùng chung với quạt gió của hệ thống làm mát ñộng cơ. Đường dầu vào két có van một chiều (bi và lò xo), các ñoạn ñường ống và két mát ñược nối nới nhau qua các ống cao su và kẹp chặt bằng ñai sắt. Hình 1.13. Két mát dầu ñộng cơ 1. Két làm mát; 2. Đai kẹp; 3. Ống nối băng cao su; 4; 6. Giá lắp két mát; 5; 8. Ống dẫn dầu; 7; 9. Giá ñỡ; 10. Đầu ren; 11. Đáy dầu; 12. Khoá (van) dầu ra két mát; 13. Đường dầu vào; 14. Đường dầu ra. 1.3.2.3 Hoạt ñộng Hình 1.14. Két làm mát dầu của ñộng cơ Dầu nóng ñược ñưa ñến khoang vào từ ñó nhờ áp suất ñẩy dầu ñến khoang ra dầu qua các ống dẫn ñược thu mất nhiệt nhờ các cánh tản nhiệt. 17 1.3.3 Bộ làm mát dầu Hình 1.15. Bộ làm mát dầu Ngày nay, ở một số ñộng cơ hiện ñại, thay két làm mát dầu bằng trang bị bộ làm mát dầu ñể duy trì ñặc tính bôi trơn. Thông thường, toàn bộ dầu ñều chảy qua bộ làm mát rồi sau ñó ñi ñến các bộ phận của ñộng cơ. ở nhiệt ñộ thấp, dầu có ñộ nhớt cao hơn và có khuynh hướng tạo ra áp suất cao hơn. Khi chênh lệch áp suất giữa ñầu vào và ñầu ra của bộ làm mát vượt quá một trị số xác ñịnh, van an toàn sẽ mở, và dầu từ máy bơm sẽ bỏ qua bộ làm mát và ñi tới các bộ phận khác của ñộng cơ, nhờ thế mà tránh ñược sự cố. 1.3.4 Các van 1.3.4.1 Cấu tạo Các van có cấu tạo tương tự như nhau, nó gồm 3 phần chính là ñế van, viên bi hoặc piston van, lò xo van. a b c Hình 1.16. Sơ ñồ nguyên lý của các loại van a. Sơ ñồ nguyên lý của van xả dầu, van ñiều hoà áp suất b. Sơ ñồ nguyên lý van nhiệt; c. Sơ ñồ nguyên lý van an toàn 1.3.4.2 Hoạt ñộng Nếu áp suất dầu bôi trơn lớn quá dễ gây phá hỏng hệ thống bôi trơn (nứt vỡ ñường ống dẫn…), rất dễ gây phá hỏng màng dầu bôi trơn, nếu áp suất nhỏ quá sẽ không ñủ lượng dầu ñưa ñến khe hẹp cũng khó hình thành màng dầu bôi trơn do ñó cần giữ cho áp suất của hệ thống bôi trơn tương ñối ổn ñịnh, áp suất dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số vòng quay của ñộng cơ, hao mòn Bình lọc Ra két mát Đến mạch dầu chính Từ bơm ñến Về các te 18 bơm, ñộ thông của bình lọc, nhiệt ñộ của dầu,…Trong hệ thống bôi trơn, ñể duy trì áp suất dầu bôi trơn ñúng quy ñịnh, người ta thường dùng các van sau: - Van xả về: có tác dụng bảo vệ cho bơm dầu và ñảm bảo an toàn cho ñường ống, bình lọc. Van xả về ñặt ở ñường ống ñẩy của bơm và ñược ăn thông với ñường ống hút của bơm khi van mở. - Van ñiều hoà áp suất: giữ ổn ñịnh áp suất ñường dầu chính không cho vượt quá giới hạn bảo vệ hệ thống bôi trơn. Nếu áp suất trên ñường dầu chính mà vượt quá giới hạn van ñiều hoà áp suất sẽ mở thông ñường dầu chính với thùng và ñưa dầu từ ñường dầu chính trở về thùng. - Van nhiệt: ñặt song song với két làm mát. Khi ñộng cơ làm việc lúc nhiệt ñộ còn thấp, do ñộ nhớt của dầu cao làm lực cản của két làm mát tăng lên. Khi lực cản vượt quá ñộ chênh lệch áp suất ñã ñược ñiều chỉnh bởi lò xo- van sẽ mở. Dầu không qua két làm mát mà vào luôn mạch dầu chính. - Van an toàn: có tác dụng tăng sự an toàn cho hệ thống bôi trơn khi các bình lọc bị tắc, van an toàn mở cho dầu bôi trơn ñi trực tiếp từ ñường vào và ñường ra của bình lọc. Van an toàn ñược lắp song song với bình lọc giữa ñường vào và ñường ra. 1.3.5 Lọc dầu 1.3.5.1 Nhiệm vụ Lọc những tạp chất cơ học khỏi dầu bôi trơn. 1.3.5.2 Phân loại lọc dầu * Theo mức ñộ lọc: có lọc thô (sơ), tinh. * Theo phương pháp tách cặn: có lọc lắng, lọc thấm và lọc ly tâm. - Lọc lắng: ñưa dầu vào cốc lọc những cặn bẩn có trọng lượng lớn ñược giữ ở ñáy, còn dầu sạch thì nổi lên trên, phương pháp này lọc những cặn bẩn có khối lượng nhẹ sẽ khó khăn. - Lọc thấm: ñưa dầu thấm qua một lõi lọc có thể bằng giấy, da nhựa xốp, tấm ñồng xen kẽ,…những cặn bẩn có kích thước lớn hơn khe hở của lõi lọc sẽ ñược giữ lại. Phương pháp này lọc những cặn bẩn có kích thước nhỏ sẽ khó khăn. - Lọc ly tâm: dựa theo nguyên lý ly tâm làm văng những cặn bẩn có trọng lượng lớn ra xa còn dầu sạch sẽ ñược lấy ở gần tâm quay. Tuỳ theo cách lắp bầu lọc ly tâm trong hệ thống bôi trơn, người ta phân biệt bầu lọc ly tâm toàn phần và bầu lọc ly tâm bán phần. + Bầu lọc ly tâm toàn phần ñược lắp nối tiếp trên mạch dầu. Toàn bộ lượng dầu do bơm cung cấp dều ñi qua lọc. Một phần dầu (khoảng 15 – 20)% qua các lỗ phun ở rotor rồi quay trở về các te. Bầu lọc ly tâm trong trường hợp này ñóng vai trò bầu lọc thô. 19 + Bầu lọc ly tâm bán phần không có ñường dầu ñi bôi trơn. Dầu ñi bôi trơn trong hệ thống do bầu lọc riêng cung cấp. Chỉ có khoảng (10 – 15)% lưu lượng do bơm cung cấp ñi qua bầu lọc ly tâm bán phần, ñược lọc sạch rồi trở về các te. Bầu lọc ly tâm bán phần ñóng vai trò lọc tinh trong hệ thống bôi trơn. Hiện nay, bầu lọc ly tâm ñược sử dụng rộng rãi vì có ưu ñiểm: Không phải thay các phần tử lọc vì không dùng lõi lọc; khả năng lọc tốt hơn so với lọc thấm dùng lõi lọc và ít phụ thuộc vào mức ñộ cặn bẩn ñọng bám trong bầu lọc. - Hình 1.17 là sơ ñồ cấu tạo và nguyên lý hoạt ñộng của bình lọc ly tâm. Bình lọc ly tâm gồm 3 phần chính: Đế, trục quay (trục rô to) và bộ phận quay (Rô to). Trục rô to là một ống thép ñược vặn chặt vào ñế, rô to quay tự do trên trục rô to gồm thân 8 gắn chặt với lõi 3, trên lõi 3 có lỗ phun, các lỗ phun bố trí hướng ngược nhau ñể khi phun sẽ tạo ngẫu lực, phản lực làm quay rô to. Nguyên tắc hoạt ñộng của bình lọc: Bơm ñẩy dầu qua lỗ dọc hình vành khăn tới các lỗ ngang 4 ñể vào bên trong rotor 8. Một phần dầu sạch trong rotor (khoảng 20%) ñược phun qua các jiclơ 2 với một tốc ñộ lớn (chênh áp phía trước và sau lỗ jiclơ vào khoảng (0,4 – 0,5) Mpa. Phản lực của các tia dầu này tạo ra ngẫu lực làm cho rotor quay ngược chiều so với chiều của các tia dầu. Hoạt ñộng của bình lọc ly tâm: dầu ñược bơm ñưa vào trong lõi rô to qua rãnh 9, 4. Khi ñộng cơ hoạt ñộng rô to quay do một phần nhỏ dầu phun qua hai bộ phun rồi trở về thùng hướng quay của rô to ngược với hướng phun của dầu. Rô to quay nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc ñộ phun, khi rô to quay dầu bôi trơn còn laị ở trong sẽ quay theo, do quán tính ly tâm những cặn bẩn ñược văng ra xa và bám vào thành rô to phần dầu sạch ở giữa sẽ theo 5 và 7 ñến ñường ra của bình lọc và ñi bôi trơn cho các bộ phận của ñộng cơ. Hình 1.17. Bình lọc dầu kiểu ly tâm Hình 1.18. Bình lọc dầu bôi trơn kiểu lọc thấm có lõi lọc giấy 20 Hình 1.18 là bình lọc dầu kiểu thấm có lõi lọc bằng giấy, cấu tạo gồm thân 3 lắp chặt với nắp 8 bằng ñai ốc 7 và thanh giữa 2. Thanh giữa 2 rỗng có khoan lỗ xung quanh, ở dưới ñáy của 2 có vặn một nút xả. Lõi lọc 9 ñược ép chặt vào nắp nhờ 1 lò xo, lõi lọc 9 bên trong có xếp giấy lọc, bên ngoài bao bằng các tông, giữa lõi 9 là ống 2, hai ñầu của lõi 9 ñược làm kín bởi vòng làm kín 6, thân bình lọc có ñường dầu vào và ñường dầu ra. 1.3.6 Đèn cảnh báo áp suất dầu. Đèn cảnh báo áp suất dầu báo cho lái xe biết áp suất dầu ở mức thấp không bình thường. Công tắc áp suất dầu ñược lắp trong các te hoặc trong thân máy, dùng ñể kiểm tra áp suất trong ñường dầu chính. áp suất dầu bình thường vào khoảng 0,5 ñến 5 kgf/cm2. Hình 1.19. Đèn cảnh báo áp suất dầu - Khi áp suất dầu thấp: Khi ñộng cơ tắt máy hoặc khi áp suất thấp hơn một mức xác ñịnh, tiếp ñiểm bên trong công tắc dầu ñóng lại và ñèn cảnh báo áp suất dầu sáng lên. - Khi áp suất dầu cao: Khi ñộng cơ nổ máy và áp suất dầu vợt qua một mức xác ñịnh, dầu sẽ ép lên màng bên trong công tắc dầu, nhờ thế, công tắc ñợc ngắt ra và ñèn cảnh báo áp suất dầu tắt. Nếu áp suất dầu hạ xuống dới 0,2 kgf/cm2, ñèn cảnh báo áp suất dầu sẽ bật sáng. Nếu ñèn sáng thì có nghĩa là có ñiều gì ñó không bình thường trong hệ thống bôi trơn. Hơn thế nữa, khi ñèn tắt thì ñiều này cũng không bảo ñảm rằng ñộng cơ có áp suất dầu phù hợp khi chạy ở tốc ñộ cao. Vì thế, một số ñộng cơ có sử dụng áp kế ñể chỉ áp suất dầu. 1.3.7 Thông hơi cưỡng bức các te 1.3.7.1 Nhiệm vụ Nối thông khoảng không gian các te với môi trường bên ngoài ñộng cơ có tác dụng giữ cho áp suất trong các te không cao quá. Đối với ñộng cơ xăng thông hơi cưỡng bức còn ñưa hơi nhiên liệu lọt xuống buồng các te trở lên chế hoà khí nhằm tiết kiệm nhiên liệu và tránh không cho nhiên liệu phá huỷ dầu bôi trơn. 21 1.3.7.2 Cấu tạo Hình 1.20. Thông hơi ñộng cơ xăng Hình 1.21. Thông hơi ñộng cơ Diesel Thông hơi cưỡng bức của ñộng cơ Diesel khá ñơn giản, nó chỉ gồm có ñường ống thông với ñáy các te phần trên của ống có lưới lọc và ống thoát khí ñây cũng là nơi ñổ dầu bôi trơn. Bộ phận thông hơi ñộng cơ xăng ngoài việc thông thoáng hơi còn có nhiệm vụ ñưa hơi xăng bị lọt xuống ñáy về trở lại ống hút của ñộng cơ vì vậy có ñường ống 3 (hình 1.20) nối thông với ống hút của ñộng cơ. Đáy ñộng cơ làm việc do sức hút ở ống hút sẽ tạo thành một dòng không khí từ ngoài qua bình lọc 3 ống; ống 2 vào ñáy theo theo ống 3 về ống hút của ñộng cơ. Dòng không khí có tác dụng ñưa hơi xăng lọt xuống ñáy về lại xy lanh và quạt mát cho dầu bôi trơn ở ñáy ñộng cơ. Bộ phận thông hơi (hình 1.21) có ñiểm khác là ống 2 nối thông ñáy với bình lọc, vì vậy không cần van một chiều, không khí vào ñáy cổ ñổ dầu 1. 1.4 TRÌNH TỰ VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO, LẮP HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1.4.1 Trình tự tháo, lắp và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống bôi trơn 1.4.1.1 Chuẩn bị - Dụng cụ tháo, lắp: clê tròng miệng các loại, tay nối ngắn, tay lực, tuýp 10; 12 ; 14; 17; 19; 22- 27 - Nguyên vật liệu: giẻ lau, dầu nhờn, mỡ, khay ñựng dụng cụ, dụng cụ kê chèn, thùng chứa 1.4.1.2 Trình tự tháo - Xả dầu bôi trơn. - Xả nước làm mát. - Tháo ñáy các te. - Tháo két mát dầu, nước làm mát. - Tháo ñáy các te. - Tháo lưới lọc sơ 22 - Tháo bơm dầu. - Tháo bình lọc tinh - Tháo các van (Tháo các bộ phận ñược trình bày cụ thể ở phần 4.5.3) 1.4.1.3 Trình tự lắp Ngược lại với trình tự tháo 1.4.1.4 Yêu cầu kỹ thuật -- TThhááoo tthheeoo ttrrììnnhh ttựự,, nnớớii llỏỏnngg ddầầnn ccáácc bbuu llôônngg llắắpp gghhéépp ggiiữữaa ccáácc cchhii ttiiếếtt.. -- ĐĐặặtt ccáácc cchhii ttiiếếtt tthhááoo rrờờii llêênn ggiiáá cchhuuyyêênn ddùùnngg.. -- GGiiooăănngg ññệệmm ññặặtt ccẩẩnn tthhậậnn ttrráánnhh bbịị rráácchh,, ccáácc bbuu llôônngg llắắpp gghhéépp ññưượợcc xxếếpp tthheeoo tthhứứ ttựự.. -- TTrroonngg qquuáá ttrrììnnhh kkiiểểmm ttrraa,, ssửửaa cchhữữaa nnếếuu hhưư hhỏỏnngg nnhhiiềềuu ởở ccáácc bbộộ pphhậậnn ccầầnn tthhaayy mmớớii.. 1.4.2 Trình tự tháo, lắp bơm dầu 1.4.2.1 Trình tự tháo ** TThhááoo bbơơmm ddầầuu ttừừ ññộộnngg ccơơ -- NNggắắtt ccáápp ââmm rraa kkhhỏỏii ắắcc qquuyy -- TThhááoo bbáánnhh pphhảảii ttrrưướớcc -- TThhááoo ttấấmm cchhắắnn pphhííaa ddưướớii ññộộnngg ccơơ bbêênn pphhảảii -- XXảả ddầầuu ++ Tháo nắp lỗ ñổ dầu. + Tháo nút xả ñáy cácte dầu và xả dầu ñộng cơ. + Làm sạch nút xả. + Lắp nút xả bằng một gioăng mới. - Xả nước làm mát - Tháo ñai chữ V cho quạt và máy phát + Nới lỏng các bu lông A và B. + Làm dây ñai V cho quạt và máy phát chùng xuống và tháo ñai V. 23 - Tháo cụm máy phát + Tháo nắp cực. + Tách giắc nối và kẹp dây ñiện. + Tháo ñai ốc và tháo cực B. + Tháo bu lông cố ñịnh thanh trượt ñiều chỉnh A và B, và tháo thanh ñiều chỉnh ñai quạt. Để tránh nguy cơ bị bỏng, không ñược tháo nắp két nước trong khi ñộng cơ và két nước ñang còn nóng. Sự giãn nở nhiệt sẽ làm cho nước làm mát và hơi nước phụt ra khỏi cụm két nước. + Nới lỏng nút xả két nước. + Tháo cụm nắp két nước. + Nới lỏng nút xả trên thân máy, sau ñó xả nước làm mát. - Tháo nắp ñậy nắp quy lát số 2 - Tháo ñai chữ V cho quạt và máy phát 24 + Nới lỏng các bu lông A và B. + Làm dây ñai V cho quạt và máy phát chùng xuống và tháo ñai V. - Tháo cụm máy phát + Tháo nắp cực. + Tách giắc nối và kẹp dây ñiện. + Tháo ñai ốc và tháo cực B. + Tháo bu lông cố ñịnh thanh trượt ñiều chỉnh A và B, và tháo thanh ñiều chỉnh ñai quạt. + Tháo bu lông cố ñịnh và tháo máy phát. - Tháo cuộn ñánh lửa số 1
Trích đoạn
- Nguyên lý làm việc của hệ thống
- Ống nước và cánh tản nhiệt; 2 Bơm nước Khoang nước nóng; 3 Máy nén khí; 4 Ống dẫn nước từ van hằng nhiệt về bơm; 5 Van hằng nhiệ t Van thông h ơ i;
- Quy trình tháo, lắp két làm mát 1 Quy trình tháo két làm mát
- KIỂM TRA CHẨ NĐ OÁN HỆ THÓNG LÀM MÁT
- Hư hỏng và kiểm tra nhiệt ñộ và chất lượng của nướclàm mát
Tài liệu liên quan
- Tài liệu Khái quát về hệ thống Nhiên liệu - Bôi trơn - Làm mát - Xả pptx
- 13
- 716
- 3
- Tài liệu Chương 13: Khớp nối, hệ thống bôi trơn và làm mát docx
- 73
- 644
- 5
- xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống bôi trơn làm mát
- 32
- 2
- 12
- Chương 4: Các cơ cấu chính và hệ thống bôi trơn làm mát ppt
- 38
- 1
- 4
- Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 4 pps
- 6
- 526
- 1
- Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 5 pot
- 5
- 597
- 1
- Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 6 ppsx
- 11
- 493
- 2
- Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 7 ppt
- 26
- 539
- 0
- Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 8 pptx
- 7
- 433
- 1
- Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 9 doc
- 13
- 507
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.03 MB - 122 trang) - hệ thống bôi trơn làm mát oto Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hệ Thống Bôi Trơn Làm Mát Trên ô Tô
-
Hệ Thống Bôi Trơn Là Gì? Cấu Tạo Và Các Hư Hỏng Thường Gặp - VinFast
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn Của ô Tô - Hà Thành Garage
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn động Cơ - OTO-HUI
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Ô Tô - Chức Năng Và Cấu Tạo
-
Hệ Thống Bôi Trơn: Cấu Tạo? Các Hư Hỏng Và Sửa Chữa?
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Bôi Trơn, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
HỆ THỐNG BÔI TRƠN LÀM MÁT TRÊN Ô TÔ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe ô Tô
-
Tổng Quan Hệ Thống Bôi Trơn động Cơ Xe ô Tô - Tailieuoto
-
Hệ Thống Bôi Trơn Trên ô Tô. Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động - VATC
-
Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe ô Tô Hoạt động Như Thế Nào?
-
Hệ Thống Bôi Trơn ô Tô: Sơ đồ, Công Dụng, Hư Hỏng Và Sửa Chữa