Hệ Thống Các Cơ Quan Nhà Nước Nước CHXHCN Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo nhiệm vụ, chức năng
- 1.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
- 1.2. Cơ quan hành chính nhà nước
- 1.3. Cơ quan xét xử
- 1.4. Cơ quan kiểm sát
- 2. Phân loại các Cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước theo cơ cấu, vị trí
- 2.1. Quốc hội
- 2.2. Chủ tịch nước
- 2.3. Chính phủ
- 2.4. Tòa án nhân dân
- 2.5. Viện kiểm sát nhân dân
- 2.6. Chính quyền địa phương
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Theo Hiến pháp 2013: Tất cả các cơ quan nhà nước được thành lập, hoạt động và có mối quan hệ qua lại mật thiết và trực thuộc, chế ước lẫn nhau…
Xem thêm:
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
- Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ minh họa đối với từng tiêu chí phân loại
- Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Phân loại Cơ quan hành chính nhà nước?
- Tổ chức hành chính – lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam
- “Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ” thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp năm 2013 – GS.TS. Trần Ngọc Đường
- Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bộ máy nhà nước nước ta là một hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước được thành lập, hoạt động và có mối quan hệ qua lại mật thiết và trực thuộc lẫn nhau. Chúng có tính thống nhất về mặt tổ chức: Có cơ quan được bầu ra hay được thành lập ra bởi cơ quan này; có cơ quan được lãnh đạo cơ quan kia và có cơ quan chịu trách nhiệm báo cáo, chịu trách nhiệm trước cơ quan khác. Tất cả các cơ quan nhà nước đều hoạt động trên cơ sở pháp luật.
Xem thêm tài liệu liên quan:
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- “Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ” thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp năm 2013
- Quốc hội là cơ quan gì? Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
- Tổ chức hành chính – lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
- Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013
- Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
- [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thông thường, trong tổ chức bộ máy nhà nước có một loại cơ quan nào đó đóng vai trò nền tảng. Ở chế độ phong kiến đó là bộ máy cai trị hành chính do Vua đứng đầu. Ở chế độ tư sản mặc dù đã thiết lập cơ chế đại nghị (đề cao Nghị viện) song hệ thống hành pháp do Chính phủ đứng đầu vẫn giữ vị trí nền tảng. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, cơ sở (nền tảng) của bộ máy nhà nước là cơ quan quyền lực nhà nước. Đây là mô hình tổ chức tập quyền nhà nước do nhân dân trực tiếp lập ra, còn các cơ quan khác trực tiếp hay gián tiếp đều phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước.
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước ta hiện nay theo quy định của Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đều bao gồm những cơ quan có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Có thể xem xét theo hai cách:
1. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo nhiệm vụ, chức năng
Theo nhiệm vụ, chức năng thì bộ máy nhà nước có thể chia thành các cơ quan theo hệ thống:
- Cơ quan quyền lực nhà nước
- Cơ quan hành chính nhà nước
- Cơ quan xét xử
- Cơ quan kiểm sát
1.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Đây là những cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội vừa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân vừa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất nghĩa là chỉ có chúng là cơ quan được nhân dân uỷ quyền (trao quyền lực). Các cơ quan khác do Quốc hội và Hội đồng nhân dân lập ra không được gọi là cơ quan quyền lực mà là cơ quan thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quyền lực phân giao (đương nhiên phải phân giao một cách rõ ràng, ghi nhận trong Hiến pháp ).
Các cơ quan quyền lực nhà nước (nhất là Quốc hội) thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân, nâng ý chí này lên thành pháp luật có giá trị bắt buộc chung; Quốc hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước đồng thời còn giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
1.2. Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân) thành lập, thực hiện hoạt động quản lý điều hành mang tính dưới luật, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Trước đây, theo Hiến pháp 1980, Hội đồng bộ trưởng được coi là cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (có thể hiểu như là một cơ quan của cơ quan quyền lực nhà nước). Hiện nay, Hiến pháp 2013 xác định Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nghĩa là coi Chính phủ có vị trí cao nhất và độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính. Tương tự như vậy là vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp.
1.3. Cơ quan xét xử
Các cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự. Các cơ quan này về nguyên tắc cũng được cơ quan quyền lực lập ra (trước đây Quốc hội lập ra Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân lập ra Tòa án nhân dân địa phương; nay chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra), Toà án nhân dân tối cao thực hiện chức năng xét xử và chịu sự giám sát và trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội cùng Chủ tịch nước; Toà án nhân dân địa phương chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp.
1.4. Cơ quan kiểm sát
Các cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự. Tương tự như Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân do Quốc hội thành lập bằng việc bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng bổ nhiệm các Viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Hiện nay, chức năng của các Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự giám sát của Quốc hội, Chủ tịch nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước.Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp
Chủ tịch nước , theo cách phân loại này, không thuộc hệ thống nào mà là cơ quan phối hợp các cơ quan nhà nước khác nhau trong bộ máy nhà nước.
2. Phân loại các Cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước theo cơ cấu, vị trí
Theo cơ cấu, vị trí các cơ quan nhà nước có thể sắp xếp các cơ quan trong bộ máy đó bao gồm:
- Quốc hội
- Chủ tịch nước
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân
- Chính quyền địa phương
2.1. Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có vị trí toàn quyền trong bộ máy nhà nước.
2.2. Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Trước đây, trong các Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đã có chế định Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp 1980 theo mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa thịnh hành lúc bấy giờ chức năng đứng đầu Nhà nước gắn liền trong Quốc hội. Vì vậy đã thành lập ra Hội đồng Nhà nước là sự kết hợp giữa Chủ tịch nước và cơ quan thường trực của Quốc hội. Hiến pháp hiện hành đã thiết lập lại chế định Chủ tịch nước để thực hiện phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong đa số đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về báo cáo công tác trước Quốc hội. Chủ tịch nước thực hiện các chức năng có tính đại diện long trọng của Nhà nước. Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa thì Chủ tịch nước gắn liền với Quốc hội, cùng với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện các chức năng đứng đầu Nhà nước.
2.3. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của Chính phủ là thống nhất quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến các cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính phủ do Quốc hội thành lập chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
2.4. Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự.
2.5. Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan được lập ra để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp, thực hành quyền công tố. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự.
2.6. Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là cơ quan được lập ra để thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân địa phương và tổ chức quản lý địa phương. Chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Chia sẻ bài viết:- Share on Facebook
Từ khóa » Hệ Thống Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam
-
Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Pháp Trị
-
Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Bao Gồm Các Cơ Quan Nào? - LuatVietnam
-
Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam Hiện Nay Gồm Có Những Cơ ...
-
Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
-
Hình Thức Cấu Trúc Và Bộ Máy Nhà Nước CHXHCN Việt Nam
-
Bộ Máy Nhà Nước Là Gì ? Đặc điểm Của Bộ Máy Máy Nhà Nước ...
-
Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Wikipedia
-
[PDF] 1 Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ...
-
[PDF] Chuyên đề 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. BỘ ...
-
Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - HILAW.VN
-
Đặc điểm Cơ Bản Nhà Nước Và Bộ Máy Nước CHXHCN Việt Nam
-
[DOC] 1.2. Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt động Của Của Nhà Nước CHXHCN ...
-
Bộ Máy Nhà Nước CHXHCN Việt Nam - Làm Thuê Luận Văn