Hệ Thống Các Quy Phạm Pháp Luật đang Còn Hiệu Lực Quy định Về ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Công tác pháp điển
- Văn bản về công tác xây dựng Bộ pháp điển
- Tình hình thực hiện pháp điển
- Các đề mục đã được chính phủ thông qua
- Các đề mục đang thực hiện
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hướng dẫn một số nghiệp vụ pháp điển cơ bản
- Sổ tay Hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển
- Liên hệ
- Cục Kiểm tra VBQPPL
- Cơ quan thực hiện pháp điển
- Cộng tác viên thực hiện pháp điển
Nghiên cứu trao đổi
Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Dân quân tự vệ Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Quốc phòng đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Dân quân tự vệ (Đề mục 5 Chủ đề 25. Quốc phòng) theo quy định. Đề mục Dân quân tự vệ có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 ngày 21/11/2019 bao gồm 08 chương với 50 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật. Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xác định có 11 văn bản có nội dung thuộc Đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Quốc phòng) và 06 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Đề mục Dân quân tự vệ có các nội dung chính như sau: - Chương I quy định những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ. Theo đó, Chương I quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dân quân tự vệ. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon,m, sóc, tổ dân phố, khu pkhối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định cấp có thẩm quyền. Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng. Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ là biện pháp bổ sung công dân trong độ tuổi chưa thực hiện nghĩa uân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên cho đơn vị Dân quân tự vệ. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức là tổ chức được thành lập ở cơ quan, tổ chức để thực hiện công tác quốc phòng. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức không bao gồm Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được thành lập theo quy định của Luật Quốc phòng. Công tác Dân quân tự vệ là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lýều hành về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ. Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội. - Chương II quy định tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây: Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, tổng động viên; Khi ban bố tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kế hoạch, thẩm quyền quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ. Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây: Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện; Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên; Có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ. Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ bao gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh binh chủng, Tư lệnh binh đoàn; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ; Thôn đội trưởng. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được xem xét thành lập khi cơ quan, tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; Có đơn vị tự vệ của cơ quan, tổ chức. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ sau đây: Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng, công tác tự vệ và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền; Đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật; Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng. Chính phủ quy định số lượng Phó Chỉ huy trưởng; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức. - Chương III bao gồm các quy định về đào tạo chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã; tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy, huấn luyện dân quân tự vệ. Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại nhà trường quân đội. Trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình cho từng đối tượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, thời gian, danh mục vật chất huấn luyện, phân cấp và cơ sở tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ. Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau: Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực; Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân thường trực là 60 ngày. Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tổ chức, phương pháp do cấp tổ chức diễn tập quyết định. Thời gian Diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã, trong nhiệm kỳ đại hội đảng phải tổ chức ít nhất một lần; thời gian cuộc diễn tập tối thiểu một ngày, đêm; Diễn tập phòng thủ dân sự ở cấp xã do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. - Chương IV quy định về hoạt động dân quân tự vệ. Hoạt động sẵn sàng chiến đấu bao gồm: Duy trì và thực hiện chế độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ; Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch về Dân quân tự vệ; Làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn chiến đấu; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khu vực phòng thủ, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.; Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và hoạt động khác. Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu bao gồm: Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Bảo vệ việc phòng tránh, sơ tán của cơ quan, tổ chức, Nhân dân và mục tiêu được giao; Đánh địch bảo vệ thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong khu vực phòng thủ; Phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ; Tham gia đấu tranh chính trị; xây dựng, củng cố thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức bám trụ chiến đấu. Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ bao gồm: Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng chức năng trong các hoạt động sau đây: Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; ) Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách xã hội; Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và hoạt động phòng thủ dân sự khác. Trong trường hợp chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết quân luật, giới nghiêm, khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động Dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước; Tư lệnh quân khu điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Dân quân tự vệ được điều động; Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động Dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ biển được điều động; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn thành phố Hà Nội sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp tỉnh sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh quân khu; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã điều động dân quân thuộc quyền trong phạm vi cấp xã sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi cơ quan, tổ chức sau khi được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi của doanh nghiệp. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm quyết định điều động của cấp có thẩm quyền; tiếp nhận, bố trí công việc cho tự vệ sau khi hoàn thành nhiệm vụ. - Chương V bao gồm các quy định về chế độ, chính sách và nhiệm vụ chi cho dân quân tự vệ. Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ quy định tại Luật dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp chức vụ. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng như sau: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng; Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng; Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng; Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng; Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng. Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó. Chế độ, chính sách đối với dân quân khi làm nhiệm vụ được quy định như sau: Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế được trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn; được hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động; được trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Khi làm nhiệm vụ trên biển được hưởng phụ cấp đặc thù đi biển; khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi và về; Đối với dân quân biển được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm a khoản này; khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn tăng thêm; trường hợp là thuyền trưởng, máy trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển; Đối với dân quân thường trực được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm a khoản này; được hưởng trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ. Đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; đối với tự vệ biển khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng thêm lương, ngạch bậc và tiền ăn tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển. Cấp nào quyết định Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ thì cấp đó có trách nhiệm bảo đảm chế độ, chính sách. - Chương VI quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về dân quân tự vệ. Nội dung quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ bao gồm: Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Dân quân tự vệ; Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ; Tổ chức xây dựng lực lượng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ; Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ; Hợp tác quốc tế về Dân quân tự vệ; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ và có trách nhiệm sau đây: Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về Dân quân tự vệ; Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng chiến lược, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch, nghiên cứu khoa học về Dân quân tự vệ; Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở; tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ; Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự, hoạt động, xây dựng kế hoạch và mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ; Phối hợp với Bộ, ngành trung ương chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng mô hình điểm về Dân quân tự vệ, công trình chiến đấu cho Dân quân tự vệ; Thực hiện hợp tác quốc tế về Dân quân tự vệ; Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ, ngành trung ương, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền; Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ; Thực hiện các nhiệm vụ khác về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phê chuẩn, quyết định đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Quyết định ngân sách bảo đảm cho Dân quân tự vệ của địa phương; Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về Dân quân tự vệ. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về Dân quân tự vệ và có trách nhiệm sau đây: Trình Hội đồng nhân dân ban hành; ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác Dân quân tự vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, quyết định đề án, dự án, kế hoạch về Dân quân tự vệ; Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền tổ chức xây dựng lực lượng, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập và hoạt động của Dân quân tự vệ; Huy động tàu, thuyền, phương tiện dân sự bảo đảm cho Dân quân tự vệ tham gia bảo vệ hải đảo, vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế về Dân quân tự vệ được giao; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền; Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ; Thực hiện các nhiệm vụ khác về Dân quân tự vệ của địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ; giám sát việc thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ. - Chương VII quy định về thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm. Cơ quan quân sự địa phương các cấp, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng liên quan thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ. Tổ chức phong trào thi đua trong Dân quân tự vệ gắn với phong trào thi đua của cơ quan, tổ chức, địa phương. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và Dân quân tự vệ có thành tích trong thực hiện công tác Dân quân tự vệ được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử lý kỷ luật bao gồm: Đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người chỉ huy trực tiếp của đơn vị Dân quân tự vệ, cơ quan quân sự địa phương các cấp, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức. Đúng quy trình, kịp thời, chính xác, khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thẩm quyền. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất. Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật do cấp có thẩm quyền quyết định. Bảo đảm tính giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Dân quân tự vệ. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị Dân quân tự vệ, ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy mà để Dân quân tự vệ thuộc quyền vi phạm pháp luật Nhà nước đến mức bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. Người chỉ huy trực tiếp biết hoặc phát hiện dấu hiệu Dân quân tự vệ thuộc quyền có hành vi vi phạm nhưng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời hoặc bao che cho hành vi vi phạm của cấp dưới gây hậu quả nghiêm trọng trở lên, thì bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức. Người giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai nguyên tắc, quy định hoặc ra mệnh lệnh vượt quá quyền hạn, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức: Sử dụng trang bị, phương tiện của Dân quân tự vệ để thực hiện hành vi vi phạm; Đã được can ngăn, nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm; Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm. - Chương VIII quy định về điều khoản thi hành như: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành và Quy định chuyển tiếp. Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Dân quân tự vệ đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dân quân tự vệ... Các quy định đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật./. Trần Thanh Loan In bài viết Gửi phản hồi Gửi EmailCác tin khác
Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Hàng hải VN Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Đường sắt Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Hóa chất Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Giao thông đường thủy nội địa Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về thi đua, khen thưởng Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về dầu khí Hệ thống QPPL về điều kiện kinh doanh thông qua kết quả pháp điển đề mục Một số điều kiện kinh doanh đặc thùThông báo
- Tài liệu truyền thông giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam
Hình ảnh
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Đồng Ngọc Ba phát biểu tại Lễ ...
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử pháp điển ...
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển tại Lễ ra mắt Cổng ...
Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử pháp điển và Phần mềm pháp điển ...
Cục Kiểm tra văn bản QPPL hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ pháp ...
Tập huấn sử dụng phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp ...
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng chủ trì cuộc Họp hội đồng thẩm định kết quả ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển 02 đề mục: ...
Đồng chí Nguyễn Duy Thắng - Trưởng Phòng Pháp điển hệ thống QPPL trao đổi, ...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ ...
Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức Hội thảo về pháp điển hệ thống quy ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển 02 đề mục: ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển đề mục Công ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển 03 đề mục: ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển đề mục Kiểm ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển các đề mục: ...
Thẩm định Kết quả pháp điển đề mục Cơ yếu và đề mục Phòng, chống ...
Đại diện pháp chế các Bộ, ngành tham dự Hội thảo định kỳ công tác ...
Tình hình triển khai công tác pháp điển hệ thống QPPL trong năm 2015
Hội thảo định kỳ công tác pháp điển hệ thống QPPL Quý IV/2015
Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo định kỳ công tác pháp điển hệ thống ...
Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo định kỳ công tác pháp điển hệ thống ...
Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ công tác ...
Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp điển ...
Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức họp định kỳ lần thứ 2 về ...
. Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp ...
. Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp ...
. Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp ...
Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển 03 ...
Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển 03 ...
prev2 next2 Xem thêm »- CMT_nguoi meo on dang
- gdfgfdgfd
- Dân hỏi Bộ trưởng trả lời
Liên kết website
-- Liên kết website -- Quốc hội---Văn phòng Quốc hộiChính phủ---Văn phòng chính phủCác Bộ, Ngành---Bộ Tư pháp---Bộ Công an---Bộ Công thương---Bộ Giao thông vận tải---Bộ Giáo dục và Đào tạo---Bộ Kế hoạch và Đầu tư---Bộ Khoa học và Công nghệ---Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội---Bộ Nội vụ---Bộ Ngoại giao---Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn---Bộ Quốc phòngBộ Tài chính---Tổng cục Hải quan---Tổng cục Thuế---Ủy ban Chứng khoán Nhà nước---Bộ Tài nguyên và Môi trường---Bộ Thông tin và Truyền thông---Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch---Bộ Xây dựng---Bộ Y tế---Ngân hàng Nhà nước Việt Nam---Thanh tra Chính phủ---Ủy ban Dân tộc---Tòa án Nhân dân tối cao---Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁP ĐIỂN Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739660 Fax: 024.62739655 Email: banbientapphapdien@moj.gov.vn Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005. Trưởng Ban biên tập: Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Mọi thông tin phát hành lại từ cổng thông tin này phải ghi rõ nguồn “Cổng thông tin điện tử pháp điển: phapdien.moj.gov.vn”.Đang truy cập:
9
Lượt truy cập:
0
Từ khóa » Cục Dân Quân Tự Vệ
-
Cục Dân Quân Tự Vệ, Quân đội Nhân Dân Việt Nam - Wikipedia
-
Cục Dân Quân Tự Vệ
-
Dân Quân Tự Vệ - Bộ Quốc Phòng
-
Cục Dân Quân Tự Vệ Kiểm Tra Tại Khánh Hòa Báo QĐND
-
Cục Dân Quân Tự Vệ đón Nhận Huân Chương Bảo Vệ Tổ Quốc Hạng ...
-
Cục Dân Quân Tự Vệ/ Bộ Tổng Tham Mưu | Thông Tin đấu Thầu
-
Phát Huy Truyền Thống Anh Hùng, Tiếp Tục Xây Dựng Cục Dân Quân Tự ...
-
Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân
-
Cục Dân Quân Tự Vệ - Bộ Quốc Phòng Và Vụ Giáo Dục Quốc Phòng ...
-
Thông Tư - Cơ Sở Dữ Liệu Luật Việt Nam - VietLaw
-
Cục Dân Quân Tự Vệ - Bộ Tổng Tham Mưu Kiểm Tra Công Tác Giáo ...
-
Cục Dân Quân Tự Vệ Trả Lời Công Dân Nguyễn Đức Chính, Tỉnh Hải ...
-
Kiên Giang: Trao Quốc Kỳ, Cờ Dân Quân Tự Vệ Cho Tàu Hải đội Dân ...