Hệ Thống Cấp Bậc Quân đội Việt Nam Cập Nhật - Luật Lao động

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Cùng công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu về hệ thống cấp bậc quân đội Việt Nam qua bài viết dưới đây: 

Hệ thống cấp bậc quân đội Việt Nam cập nhật
Hệ thống cấp bậc quân đội Việt Nam hiện nay

Tháng 12/1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.

Cấp bậc quân đội là gì?

Các cấp bậc quân hàm hiện tại của Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc được xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy, Học viên, Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.

Tìm hiểu các cấp bậc quân đội Mỹ

Hệ thống cấp bậc quân đội Việt Nam 

Các cấp bậc của quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau: 

Quân hàm, ngoài cho ta rõ cấp bậc, còn phân biệt được quân chủng của quân nhân đang phục vụ, thông qua màu viền của quân hàm, đồng thời là màu nền của quân hàm học viên sĩ quan, thể hiện rõ các quân chủng:

Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng: màu đỏ

Không quân và Phòng không: màu xanh da trời

Hải quân: màu tím than.

Màu nền của ba quân chủng trên là màu vàng, riêng hạ sĩ quan, binh sĩ màu hồng nhạt.

Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng, nhưng có màu nền xanh lá.

Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng và màu nền xanh lam.

Cấp tướng có thêu hình trống đồng

Kí hiệu những cấp bậc trong quân đội, cấp bậc sao trong quân đội

Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, có quy định về vấn đề này như sau:

Cấp tướng: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng, riêng cấp tướng binh chủng hợp thành không gắn hình phù hiệu. Số lượng sao:

  • Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
  • Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
  • Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
  • Đại tướng: 04 sao.

Sĩ quan, học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: Gắn hình phù hiệu, gạch dọc và sao mầu vàng. Cấp tá 02 gạch dọc, cấp úy 01 gạch dọc. Số lượng sao:

  • Thiếu úy, Thiếu tá: 01 sao;
  • Trung úy, Trung tá: 02 sao;
  • Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
  • Đại úy, Đại tá: 04 sao.

Hạ sĩ quan: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc và sao mầu vàng. Số lượng sao:

  • Thượng sĩ: 03 sao;
  • Trung sĩ: 02 sao;
  • Hạ sĩ: 01 sao.

Binh sĩ: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng. Số lượng sao:

  • Binh nhất: 02 sao;
  • Binh nhì: 01 sao.

Học viên đào tạo sĩ quan; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc mầu vàng ở giữa. Vạch dọc của Học viên đào tạo sĩ quan rộng 5 mm, của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rộng 3 mm.

Xem thêm bài viết: Ký hiệu cấp bậc trong quân đội

Điều kiện tăng cấp bậc quân đội 

Điều kiện được phong hàm 

Đối với học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ:

  • Được phong hàm Thiếu úy.
  • Nếu tốt nghiệp loại giỏi, khá ở những ngành đào tạo có tính đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong hàm Trung úy.

Trường hợp đặc biệt có thể được phong quân hàm cao hơn quy định.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp Đại học trở lên phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan:

Được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.

Điều kiện được tăng quân hàm đối với cấp bậc sĩ quan quân

  • Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có ba điều kiện sau đây:

(i) Đủ tiêu chuẩn theo quy định;

(ii) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ đang đảm nhiệm;

(iii) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật sĩ quan nhân dân Việt Nam 1999 ( Luật sửa đổi, bổ sung 2008).

  • Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thiếu uý lên Trung uý 2 năm;

Trung uý lên Thượng uý 3 năm;

Thượng uý lên Đại uý 3 năm;

Đại uý lên Thiếu tá 4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá 4 năm;

Trung tá lên Thượng tá 4 năm;

Thượng tá lên Đại tá 4 năm;

Thăng quân hàm cấp Tướng không quy định thời hạn.

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm có thể được rút ngắn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Điều kiện để được phong thăng cấp bậc hàm trước thời hạn

Để được phong thăng quân hàm cấp bậc trước thời hạn cần có những điều kiện sau đây : 

  • Chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc công tác, nghiên cứu khoa học được tặng huân chương.
  • Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.

Ngoài ra, Sĩ quan lập công đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc

 Một số câu hỏi về cấp bậc quân đội

Cấp bậc nào cao nhất trong quân đội Việt Nam?

Trong quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc cao nhất là : Đại tướng

Cấp bậc nào cao nhất trong quân đội Trung Quốc?

Hiện nay, trong quân đội Trung Quốc cấp bậc cao nhất là Thượng tướng. Tương đương với cấp bậc Đại tướng, Thượng tướng trong quân đội nhân dân Việt Nam. 

Cấp bậc trung sĩ là gì?

Cấp bậc trung sĩ là quân hàm bậc trung trong hệ quân hàm đối với Hạ sĩ quan ( Hạ sĩ -> Trung sĩ -> Thượng sĩ). Sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo bậc Trung cấp của lực lượng Vũ trang Nhân dân sẽ được cấp hàm trung sĩ. Đối với quân đội nhân dân quân hàm có dạng hai vạch thẳng “||” màu đỏ.

Tìm hiểu những vấn đề liên quan tới Luật Lao động tại đây.

Từ khóa » Các Cấp Bậc Sao Trong Quân đội