Hệ Thống Chứng Từ Kế Toán Cho đơn Vị HCSN

 Trungtamketoanhcm.edu.vn gửi tới các bạn toàn bộ thông tin hê thống chứng từ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp. Nội dung, mẫu chứng từ kế toán; hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán; lập, ký chứng từ kế toán... Mời các bạn theo dõi.

chung-tu-ke-toan

1. Nội dung và mẫu chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kinh tế và các quy định trong chế độ này.

Đơn vị hành chính sự nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù chưa có mẫu chứng từ quy định tại danh mục mẫu chứng từ trong chế độ kế toán này thì áp dụng mẫu chứng từ quy định tại chế độ kế toán riêng trong các văn bản pháp luật khác hoặc phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

>> Hệ thống sổ sách kế toán HCSN

2. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm:

- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;

+ Chỉ tiêu vật tư;

+ Chỉ tiêu tiền tệ;

+ Chỉ tiêu TSCĐ.

- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Các mẫu và hướng dẫn phương pháp lập từng chứng từ được áp dụng theo quy định các văn bản pháp luật khác).

3. Lập chứng từ kế toán

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;

- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;

- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau.

Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.

4. Ký chứng từ kế toán

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mục, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, hoặc dấu khắc sẵn chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải thống nhất với chữ ký các lần trước đó.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, Ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

Chữ ký của Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN hoặc Ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký trong sổ đăng ký mẫu chữ ký. Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” của Thủ trưởng đơn vị. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Thủ trưởng đơn vị (và người được ủy quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Thủ trưởng đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

5. Trình tự tuân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán

Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có);

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kinh doanh..

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho…) đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho Thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

6. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu tiên phải dịch toàn bộ nội dung, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ. Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

7. Sử dụng, quản lý và in biểu mẫu chứng từ kế toán

Tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Đối với mẫu chứng từ kế toán thuộc loại hướng dẫn thì ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiên.

Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán, các đơn vị có thể mua hoặc tự thiết kế mẫu (Đối với những chứng từ kế toán hướng dẫn), tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán và quy định về chứng từ trong chế độ kế toán này.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện tử.

Danh mục chứng từ kế toán đơn vị HCSN

STT

TÊN CHỨNG TỪ

SỐ HIỆU

LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BB

HD

1

2

3

4

5

A

Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định này

I

Chỉ tiêu lao động tiền lương

1

Bảng chấm công

C01a-HD

x

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

C01b-HD

x

3

Giấy báo làm thêm giờ

C01c-HD

x

4

Bảng thanh toán tiền lương

C02a-HD

x

5

Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm

C02b-HD

x

6

Bảng thanh toán học bổng (Sinh hoạt phí)

C03-HD

x

7

Bảng thanh toán tiền thưởng

C04-HD

x

8

Bảng thanh toán phụ cấp

C05-HD

x

9

Giấy đi đường

C06-HD

x

10

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

C07-HD

x

11

Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm

C08-HD

x

12

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

C09-HD

x

13

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán

C10-HD

x

14

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

C11-HD

x

15

Bảng kê thanh toán công tác phí

C12-HD

x

II

Chỉ tiêu vật tư

1

Phiếu nhập kho

C20-HD

x

2

Phiếu xuất kho

C21-HD

x

3

Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ

C22-HD

x

4

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

C23-HD

x

5

Bảng kê mua hàng

C24-HD

x

6

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

C25-HD

x

III

Chỉ tiêu tiền tệ

1

Phiếu thu

C30-BB

x

2

Phiếu chi

C31-BB

x

3

Giấy đề nghị tạm ứng

C32-HD

x

4

Giấy thanh toán tạm ứng

C33-BB

x

5

Biên bản kiểm kê quỹ (Dùng cho đồng Việt Nam)

C34-HD

x

6

Biên bản kiểm kê quỹ (Dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý)

C35-HD

x

7

Giấy đề nghị thanh toán

C37-HD

x

8

Biên lai thu tiền

C38-BB

x

9

Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn

C40a-HD

x

10

Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn

C40b-HD

x

IV

Chỉ tiêu tài sản cố định

1

Biên bản giao nhận TSCĐ

C50-BD

x

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

C51-HD

x

3

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

C52-HD

x

4

Biên bản kiểm kê TSCĐ

C53-HD

x

5

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

C54-HD

x

6

Bảng tính hao mòn TSCĐ

C55a-HD

x

7

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

C55b-HD

x

B

Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác

1

2

Giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại

3

Giấy xác nhận tiền viện trợ không hoàn lại

4

Bảng kê chứng từ gốc gửi nhà tài trợ

5

Đề nghị ghi thu – ghi chi ngân sách tiền, hàng viện trợ

6

Hóa đơn GTGT

01 GTKT-3LL

x

7

Hóa đơn bán hàng thông thường

02 GTGT-3LL

x

8

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

03PK-3LL

x

9

Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

04H02-3LL

x

10

Hóa đơn bán lẻ (Sử dụng cho máy tính tiến)

x

11

Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn

04/GTGT

x

12

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

13

Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản

14

Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt

15

Giấy rút dự toán ngân sách kiêm chuyển khoản, chuyển tiền thư – điện cấp séc bảo chi

16

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng

17

Giấy nộp trả kinh phí bằng tiền mặt

18

Giấy nộp trả kinh phí bằng chuyển khoản

19

Bảng kê nộp séc

20

Ủy nhiệm thu

21

Ủy nhiệm chi

22

Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt

23

Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển tiền thu – điện cấp séc bảo chi

24

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư

25

Giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt

26

Giấy nộp trả vốn đầu tư bằng chuyển khoản

27

Giấy ghi thu – ghi chi vốn đầu tư
…………………………

Ghi chú:

- BB: Mẫu bắt buộc

- HD: Mẫu hướng dẫn

Bài viết liên quan:

  1. Hệ thống tài khoản hành chính sự nghiệp 2016 mới nhất
  2. Hệ thống sổ kế toán hành chính sự nghiệp
  3. Các loại tài khoản kế toán HCSN thường sử dụng
  4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế của kế toán HCSN

Từ khóa » Hệ Thống Chứng Từ Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp