Hệ Thống đai Taekwondo Và Những điều Người Võ Sĩ Cần Biết

Hệ thống đai Taekwondo
Hệ thống đai Taekwondo và những điều người võ sĩ cần biết

1. Hệ thống đai Taekwondo thuộc liên đoàn quốc tế (ITF)

Liên đoàn Taekwondo quốc tế (tên Tiếng Anh là: International Taekwondo Federation) là một trong các trường phái võ thuật Taekwondo.

1.1. Lịch sử hình thành hệ thống đai Taekwondo

Liên đoàn quốc tế Taekwondo (ITF) được sáng lập vào tháng 3 năm 1966, do cựu thiếu tướng người Hàn Quốc khởi xướng. Từ sau khi trường phái ITF được hình thành, môn võ thuật Taekwondo ngày càng được phát triển và lan truyền rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

1.2. Hệ thống đai và thi lên đai  

Trường phái Taekwondo ITF có 18 cấp bậc khác nhau, các cấp này tương ứng với 18 đẳng trong Taekwondo. Taekwondo ITF bao gồm 5 cấp đai khác nhau, được thể hiện bằng 5 màu sắc: trắng, vàng, xanh, đỏ, đen.

Trong đó, đai đen tượng trưng cho cấp bậc cao nhất, đai trắng là cấp bậc thấp nhất. Cấp bậc trong Taekwondo ITF tăng dần từ đai trắng đến đai đen (theo thứ tự kể trên).

Võ sinh mới bắt đầu tìm hiểu và theo học Taekwondo ITF tại cấp bậc 10 (tương ứng với đai trắng) và tập luyện và thi dần đến cấp bậc 1 (đai đen).

Từ khi bắt đầu học, cứ sau khoảng từ 3 đến 6 tháng, võ sinh có thể được thi lên cấp, lên đai đến một mức độ trung bình. Để đạt được đai đen, võ sinh cần trải qua bài thi đẳng. 

1.3 Cách thắt đai trong Taekwondo ITF

Các loại đai trong môn võ Taekwondo đều có chung nguyên tắc thắt đai và yêu cầu mỗi võ sinh phải nắm vững trước khi bắt đầu học võ:

  • Bước 1: Chuẩn bị đai đúng với cấp bậc của mình, gập đai ở điểm chính giữa và đặt điểm gập phía trước bụng
  • Bước 2: Dùng tay trái giữ đai ở nguyên vị trí trước bụng, tay phải vòng đai ra phía sau lưng theo hướng bên phải cơ thể qua lưng tới bên trái
  • Bước 3: Thắt đai bằng cách dùng phần đại từ phía bên trái vòng đưa sang bên phải, luồn đai từ dưới lên
  • Bước 4: Giữ phần đai phía trên bằng tay phải sau đó luồn qua phần đai ở tay trái, kéo siết chặt lại

2. Cấp đai Taekwondo thuộc liên đoàn thế giới (WTF)

Sau khi tìm hiểu về Taekwondo (ITF) ở trên thì mọi người cùng Công ty Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu Taekwondo (WTF) có gì khác biệt không nhé. 

2.1. Lịch sử hình thành hệ thống đai Taekwondo

Liên đoàn Taekwondo thế giới hay còn viết tắt là WTF (tên tiếng Anh là World Taekwondo Federation) là tổ chức quản lý môn võ thuật Taekwondo ở phạm vi toàn thế giới.

Đây là một liên đoàn thể thao chính thức được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận đối với võ thuật Taekwondo. Được thành lập vào ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. 

2.2. Hệ thống đai và ý nghĩa màu đai võ Taekwondo

Giống với những môn võ cổ truyền Việt Nam mỗi màu đai mang ý nghĩa khác nhau. Hệ thống đai Taekwondo cũng vậy. Mời các bạn cùng nhau tìm hiểu các thông tin dưới đây. 

2.2.1. Đai trắng

Đai màu trắng là cấp đai thấp và cơ bản nhất của hệ thống các cấp đai trong võ Taekwondo. Võ sinh mang đai màu trắng là học sinh mới bắt đầu trên con đường tìm hiểu các kiến thức về Taekwondo. 

Vì vậy, khi võ sinh bắt đầu được làm quen và luyện tập võ thuật Taekwondo sẽ được phát cho đai trắng để đeo. Những người bắt đầu học Taekwondo tức là người ở cấp 7 và cấp 8.

Tuỳ vào khả năng của võ sinh mà thời gian đeo đai trắng khác nhau. Nếu chăm chỉ luyện tập thì chỉ cần sau 4 đến 6 tháng, võ sinh đã có thể thi lên cấp đai tiếp theo. 

2.2.2. Đai vàng

Cấp bậc tiếp theo trong hệ thống đai Taekwondo là đai màu vàng. Cũng tùy thuộc vào trình độ nhận thức và mức độ chăm chỉ của mỗi võ sinh, cứ sau khoảng 6 tháng, nếu đủ điều kiện, người tập võ có thể thi lên đai. Võ sinh sở hữu đai vàng là người có cấp 6 trong hệ thống phân loại võ thuật. 

2.2.3. Đai xanh lá cây

Đai xanh lá cây trong hệ thống đai Taekwondo là một cấp bậc biểu thị cho sự tăng trưởng của các mầm giống non trẻ. 

Những người đeo đai màu xanh lá cây là những võ sinh thuộc cấp học hỏi và hấp thu các kiến thức từ võ thuật Taekwondo để tự hoàn thiện và phát triển bản thân trong quá trình tập luyện. Người đạt cấp 5 thì có thể đeo đai xanh lá cây trong Taekwondo. 

2.2.4. Đai xanh dương

Đai xanh dương trong Taekwondo là cấp bậc biểu thị cho khả năng vững vàng, tượng trưng cho sự trưởng thành và có đầy đủ năng lực để vươn cao hơn nữa. 

Những võ sinh mang đai xanh dương luôn được bổ sung những kiến thức về võ thuật Taekwondo để học tập, rèn luyện nhằm phát triển và dần hướng tới đỉnh cao trong môn võ. Đai xương dương tương ứng với cấp 3 và cấp 4 trong võ Taekwondo. 

2.2.5. Đai đỏ Taekwondo

Màu đỏ trong tự nhiên là một màu sắc mang tính chất nóng và nhiệt huyết. Vậy đai đỏ trong hệ thống đai Taekwondo có ý nghĩa như thế nào? Những võ sinh mang đai đỏ là những người đã nắm vững các kiến thức cơ bản về môn võ này. 

Để đạt được đến cấp đai này, võ sinh cần chuẩn bị cho mình cả về kiến thức và sức lực một cách vững vàng và tốt nhất. Do đó, đai đỏ trong hệ thống đai Taekwondo là cấp đai cao nhất ở phân mức cơ bản trong môn võ này, nó tương ứng với cấp 1 và 2 trong hệ thống phân loại. 

2.2.6. Đai đen Taekwondo

Đai đen trong hệ thống đai Taekwondo có ý nghĩa đặc biệt đối với những người luyện võ. Màu đen là biểu tượng của sự vượt qua quãng đường khó khăn, gian khổ. Những người đã thi và đeo đai đen trong võ thuật Taekwondo đều là những người nắm vững được môn võ này. 

Đai đen Taekwondo
Đai đen Taekwondo

Người có đai đen cũng đủ trình độ để làm huấn luyện viên, người hướng dẫn cho các võ sinh mới bắt đầu đến với Taekwondo. Đai đen võ Taekwondo có ý nghĩa to lớn và cao cả trong hệ thống võ thuật. 

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ của công ty bảo vệ Việt Anh

3. Cách thắt đai võ Taekwondo 

Tương tự như nhiều môn võ thuật Việt Nam khác, đai võ Taekwondo cần phải thắt đúng cách, võ sinh cần thực hiện đúng theo các chỉ dẫn sau đây: 

Gấp đai  

  • Đầu tiên đai võ cần được kéo thẳng, sau đó gấp lại ở điểm chính giữa của đai
  • Tại điểm gấp, một tay võ sinh đặt đai lên phía trước bụng

Buộc đai

  • Tay trái giữ đầu đai ở  nguyên vị trí cũ, tay phải cầm phần dây đai bên phải để vòng ra phía sau lưng
  • Sau đó, cầm dây đai bên trái bằng tay trái (phần dây đai này là phần dài hơn), tay phải cầm phần đai bên phải để luồn từ dưới lên qua 2 lớp đai 

Thắt đai

  • Hai tay cầm vào hai đoạn dây đai (tay phải cầm phía trên, tay trái cầm phía dưới), vòng về phía bên phải rồi giữ đoạn đai dưới bằng tay trái
  • Kéo chặt hai tay để siết chặt đai cho chắc chắn
Có thể bạn quan tâm: Trọn bộ thông tin về các phương án bảo vệ tòa nhà chung cư

4. Thi lên đai trong võ Taekwondo

Đối với bất kỳ môn võ thuật nào, việc thi lên đai là bắt buộc. Thi lên đai võ Taekwondo gồm những gì? Mời những bạn yêu thích võ, muốn tìm hiểu thêm về võ thuật Việt Nam thì đọc thật kỹ phần này nhé. 

4.1. Cấp 8 lên 7, Cấp 7 lên 6

Kỳ thi lên đai đối với những võ sinh mới bắt đầu học Taekwondo từ cấp 8 lên cấp 7 và từ cấp 7 lên cấp 6 khá đơn giản. Bài thi này chỉ nhằm đánh giá các động tác của võ sinh cũng như kiểm tra những vấn đề cơ bản nhất về Taekwondo yêu cầu người học cần biết. 

Bài thi gồm có: 

  • 10 đòn đấm trung
  • Đi quyền bài số 1 hoặc số 2
  • Tam thế đối luyện gồm 3 đòn khác nhau

4.2. Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5

Từ đai xanh cấp 6 lên đai xanh cấp 7 cũng khá đơn giản, và là các bài kiểm tra về cơ bản của Taekwondo. Bài thi gồm có các phần sau: 

  • 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá (bao gồm đá ngang, đá trước và đá cầu vồng)
  • Đi quyền bài số 3
  • Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn

4.3. Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2

Từ đai xanh cấp 5 thi lên đai đỏ cấp 2 phức tạp hơn một chút. Do đó để đạt được đai đỏ cấp 2 từ đai xanh cấp 5, võ sinh cần trải qua các bài kiểm tra: 

  • 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá (gồm có: đá trước, đá ngang và đá vòng cầu)
  • Đi bài quyền số 1, số 2, số 3 và số 4
  • Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn
  • Tham gia song đấu với võ sinh cùng cấp để tính điểm

4.4. Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai

Để tham gia kỳ thi lên đai từ đai đỏ cấp 1 lên Nhất Đẳng Huyền Đai, võ sinh cần đạt được đai đỏ cấp 1 trước đó ít nhất 6 tháng. 

Kỳ thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai không giống các cấp bậc khác, một năm chỉ tổ chức 2 đợt, thường vào tháng 11 và tháng 5 dương lịch. 

Cuộc thi lên đai võ Teakwondo
Cuộc thi lên đai võ Teakwondo

4.5. Thi thăng đẳng

Thi thăng đẳng cũng là cuộc thi không kém phần quan trọng đối với người học Taekwondo. Nội dung thi gồm những gì và thời gian thi là khi nào? Bạn đọc đừng bỏ qua phần thông tin dưới đây nhé. 

4.5.1. Thi sơ cấp Huyền Đai

Kỳ thi sơ cấp Huyền Đai được tổ chức hàng năm vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch. Để được tham dự kỳ thi thăng đẳng, thí sinh phải có thời gian đeo cấp đẳng hiện tại tương ứng với cấp đẳng. 

Nội dung là các đòn đấm, đá tương tự các kỳ thi trước đó. Các bài quyền trong phạm vi thi sơ cấp Huyền Đai là: Triều Tiên quyền, các bài Thái Cực quyền, Kim Cang quyền. Đối với kỳ thi thăng đẳng, võ sinh dự thi cũng cần phải đấu với đối thủ có cùng cấp để tính điểm. 

4.5.2. Thi trung cấp Huyền Đai

Những thí sinh có bảng tên nền đen chữ đỏ là đủ điều kiện tham gia kỳ thi trung cấp Huyền Đai. 

Kỳ thi này chỉ tổ chức một lần duy nhất vào tháng 11 hàng năm. Nội dung thi đấu hoàn toàn giống với các kỳ thi trước đó của võ sinh. Bài quyền mà thí sinh phải thể hiện phải tương ứng với cấp đẳng và được bốc thăm một trong bài quyền trước đó.  

Đặc biệt là những người hiện đang đào tạo nhân lực tại các công ty bảo vệ hay làm dịch vụ bảo vệ thì việc học thêm các môn võ thuật là điều cần thiết.

4.5.3. Thi cao cấp Huyền Đai

Đối với kỳ thi cao cấp Huyền Đai, thí sinh cần đến trực tiếp Kukkiwon - Hàn Quốc để tham dự. Các bài thi đều hoàn toàn tương tự các kỳ thi trước đó mà võ sinh đã trải qua. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất liên quan tới hệ thống đai Taekwondo cần thiết cho người bắt đầu tiếp cận môn võ này. Mong rằng các thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả trong việc tiếp cận với Taekwondo. 

Tìm hiểu thêm:  công ty dịch vụ bảo vệ ở Nghệ AnTìm hiểu thêm: Dịch vụ bảo vệ bệnh viện chuyên nghiệp

Từ khóa » Cấp Bậc Võ Taekwondo