Hệ Thống Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Việt Nam (vùng Bắc Trung Bộ) Và ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển du lịch Việt Nam cũng như sựphát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông-Tây với các nước trong khuvực Vùng Bắc Trung Bộ nằm ở
Trang 1Câu2: - Hệ thống di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam (vùng Bắc Trung
Bộ) và tìm hiểu về di sản văn hóa thế giới : Phong Nha-Kẻ Bàng.
Bài làm
Phần 1: Hệ thống di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam (vùng Bắc Trung Bộ)
1.1 Khái quát về hệ thống di sản thế giới ở Việt Nam
Với một vị trí đặc biệt, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùngphong phú, đã làm nên nhiều di sản thiên nhiên cũng như văn hóa thế giới vôcùng đăc sắc Tính đến năm 2013, Việt Nam có 16 di sản đã được tổ chứcUNESCO công nhận là Di sản thế giới:
4. Quần thể kiến trúc cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), 11/12/1993
5. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Huế), 7/11/2003
6. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), 12/1999
7. Phố cổ Hội An (Quảng Nam), 12/1999
8. Không gian văn hóa cồng chiêng (Tây Nguyên), 15/11/2005
9. Quan họ (Bắc Ninh), 30/9/2009
10.Ca trù, 01/10/2009
11.Mộc bản triều Nguyễn, 03/01/2010
12.Bia đá văn miếu Quốc Tử Giám, 09/03/2010
13.Khu Hoàng thành Thang Long, Hà Nội, 01/08/2010
14.Hội Gióng, 16/11/2010
15.Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), 27/06/2011
Trang 216.Hát Xoan (Phú Thọ), 24/11/2011
17.Đền Hùng Phú Thọ 13/04/2013
1.2 Hệ thống di sản thế giới ở Bắc Trung Bộ
1.2.1 Giới thiệu về vùng Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ ẫynúi Tam Điệp tới đèo Hải Vân Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 8 vùng kinh tếđược chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, có tài nguyên du lich hết sức phongphú với bờ biển dài và nền văn hóa đặc sắc, nhiều cửa khẩu giáp với Lào Đây
là vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển du lịch Việt Nam cũng như sựphát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông-Tây với các nước trong khuvực
Vùng Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, là cầu nối giữa haitrung tâm du lịch lớn nhất của cả nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).Donằm ở vị trí trung gian, khí hậu ở nơi đây có sự chuyển tiếp giữa khí hậu MiềnBắc và Miền Nam, là nơi gặp gỡ giữa hai luồng thực vật từ Himalaya qua VânNam xuống và Malaysia lên, tạo cho thiên nhiên của vùng một sắc thái độc đáo,muôn hình muôn vẻ
Địa hình Bắc Trung Bộ tạo điều kiện để hình thành nhiều quang cảnh đẹp, gồm
cả đồi núi, đồng bằng, biển và đảo Vùng núi hiểm trở thích hợp cho du lịch thểthao vào mùa đông, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái Vùng đồng bằng cóđiểm độc đáo riêng của Bắc Trung Bộ là các đồng cát, đụn cát Đường bờ biểndài tạo nên các bãi biển đẹp nhất cả nước thích hợp cho du lịch biển và đảo, cócác hang động núi đá vôi kỳ vĩ như Phong Nha-Kẻ Bàng
Sự phong phú về lâm sản, hải sản làm nên nhiều món đặc sản truyền thống rấtđược ưa chuộng Du khách có thể nếm trải sự xa hoa qua ẩm thực cung đình cầu
kỳ, hay trở nên dân dã với cơm hến, chè huế
Trang 3Là nơi trải qua nhiều biến động trong suốt chiều dài lịch sử, Bắc Trung Bộ lànơi hội tụ nhưng di tích và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của cả nước như cố đôHuế và các lễ hội đặc sắc như lễ hội cung đình, hay hội thả diều nổi tiếng lànhững điểm đặc biệt của riêng vùng
Những địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Cửa
Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển cửa Tùng, Bãi biển Thuận
An, Lăng Cô; Vườn quốc gia: Bến Én, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-KẻBàng, Bạch Mã; Quần thể di tích cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Làng sen-Quêhương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du, ditích lịch sử thành cổ Quảng Trị là những địa điểm hấp dẫn ngày càng thu hútnhiều khách du lịch đến đây
1.2.2 Hệ thống di sản ở Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam,
tự hào là nơi sản sinh ra 4 di sản thế giới, trong đó có 3 di sản vật thể: Quần thể
di tích cố đô Huế, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Thành nhà Hồ và 1 disản phi vật thể : Nhã Nhạc cung đình Huế
1.2.2.1 Quần thể di tích cố đô Huế
Tên gọi: Quần thể di tích cố đô Huế
Địa điểm: Thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian công nhận: Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tạiCartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu di tích cố
đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằngchứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nóvào đầu thế kỉ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bậtcủa một kinh đô phong kiến Phương Đông
Quần thể di tích này bao gồm những di tích lịch sử-văn hóa do triều Nguyễnxây dựngtrong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX trên địabàn kinh đô Huế xưa (nay thuộc thành phố Huế)
Trang 4Quần thể di tích cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình ngoàikinh thành Huế và trong kinh thành Huế Trong đó cụm di tích trong kinh thànhHuế bao gồm: Kinh thành Huế , Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Các di tíchngoài kinh thành Huế bao gồm hệ thống lăng tẩm và các di tích khác.
1.2.2.2 Nhã nhạc cung đình Huế
Tên gọi: Nhã nhạc cung đình Huế
Địa điểm: Thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian công nhận: 07/11/2003
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Namđược thế giới công nhận Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồngUNESCO đã đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa
“âm nhạc tao nhã” Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam đượctrình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỉ niệm và những ngày lễ tôngiáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: Lễ đăng quang, lễ tang hay những dịpđón tiếp chính thức Trong các thể loại phong phú đã được phát triển tại ViệtNam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia”
Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản vănhóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại”
1.2.2.3 Thành nhà Hồ
Tên gọi: Thành nhà Hồ (hay thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh,thành Tây Giai)
Địa điểm: Vĩnh Lộc-Thanh hóa
Thời gian công nhận: Ngày 27/06/2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sảnthế giới ở Pais, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản thế giới đã quyết định đưa Ditích Thành nhà Hồ vào danh mục Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Thành nhà Hồ là kinh đô của nhà Hồ, Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựngvào năm 1397 Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây
Đô Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếmhoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và
Trang 5là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới Thành đượcxây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn củatòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Khu di tích Thành nhà Hồ được công nhận bao gồm: Tường thành và Hàothành, Đàn Nam Giao, La thành và các di tích khác
Thành nhà Hồ được công nhận bởi 2 tiêu chí: (ii) Bày tỏ sự trao đổi quan trọngcủa các giá trị nhân văn qua một thời kỳ hai bên trong một khu vực văn hóa củathế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc,quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và (iv) “là một ví dụ nổỉ bật vềmột loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoăc kỹ thuật hoặccảnh quan minh họa cho một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại
Khu di sản đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản về tính toàn vẹn, tính xác thực
được nêu trong Hướng dẫn thực hiện Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ Disản văn hóa và thiên nhiên Thế giới
1.2.2.4 Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Tên gọi: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được ghép từ hai thành phần:tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng
Địa điểm: Thuộc huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cách thànhphố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500
km về phía Nam, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của haiquốc gia
Thời gian công nhận: Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tạiParis (Pháp) ngày 03 tháng 7 năm 2003 đã công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là
Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí (viii) về địa chất, địa mạo, là một tập hợpbằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất và được công nhận lần 2 với tiêu chí đadạng sinh học vào ngày 29/06/2011
Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha.Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng
Trang 6195.400 ha Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùngcarxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắcTrường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam
Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, cácsông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách
đỏ thế giới Khu Phong Nha – Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớnnhỏ phong phú, kỳ vỹ được mệnh danh là “ Vương quốc hang động”, nơi tiềm
ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn, là thiên đường cho các nhà khoa học hang động,các nhà thám hiểm và du lịch Đến nay, 20 hang động với tổng chiều dài trên 70
km đã được Đoàn khảo sát Hoàng gia Anh phối hợp với Khoa Địa lý Đại họcQuốc gia Hà Nội khảo sát có hệ thống, kỹ lưỡng và đã được công bố trên Tạpchí Toàn cảnh và Dư luận-số 48, tháng 7 năm 1994, được đánh giá là một trongnhững cảnh quan đẹp nhất với các đặc trưng: có sông ngầm đẹp nhất, có cửahang cao và rộng nhất, các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất, có hồ nước ngầm đẹpnhất, có hang khô rộng và đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệnhất, là hang nước dài nhất
=> Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Thành nhà Hồ và
Phong Nha-Kẻ Bàng là những di sản thế giới vô cùng đặc sắc và là niềm tự hàocủa vùng Bắc Trung Bộ nói riêng cũng như cả nước nói chung Cùng với những
di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác đã làm nên thế mạnh cho
du lịch vùng Bắc Trung Bộ và góp phần quan trọng cho sự phát triển của du lịchcủa cả nước cũng như kinh tế xã hội của khu vực
Phần 2: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng
2 Hiện trạng khai thác di sản tự nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng.
2.1 Quá trình hình thành và phát triển di sản tự nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng từ trước đến nay.
Động Phong Nha được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòngdãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hàng trăm triệu năm Dấu tích những văn tự
Trang 7khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy Động Phong Nha đượcngười Chăm phát hiện từ thời xa xưa Năm 1824, động Phong Nha được vuaMinh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần".
Cuối thế kỷ XIX, ông Cadiere, một linh mục người Pháp, thám hiểm động vàsuy tôn là "Đông Dương đệ nhất động" Ông là người phát hiện ra những văn tựcủa người Chăm trên vách đá trong hang động Tháng 7/1924, nhà thám hiểmngười Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã nhận xét rằng Phong Nha làmột hang động tuyệt đẹp, có thể so sánh với các hang động nổi tiếng trên thếgiới như Padirac (Pháp), Cuevas del Drac (Tây Ban Nha)
Hơn nửa thế kỷ sau đó, chiến tranh đã làm gián đoạn việc thám hiểm, khám pháđộng Phong Nha Thời kỳ chống thực dân Pháp, nơi đây là căn cứ tập hợp quâncủa nhiều cuộc khởi nghĩa Thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ, khu vựcđộng Phong Nha là một trạm trung chuyển quân sự, lương thực cho chiếntrường trên tuyến đường Trường Sơn
Những chuyến thám hiểm của Hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA)
Năm 1989, Hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) tiếp tục làm công việc thámhiểm động Phong Nha Vào các năm 1990, 1992, 1994, Đoàn thám hiểm BCRAphối hợp với Khoa Địa lý-Địa chất của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên(Đại học Quốc gia Hà Nội) bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại tiến hành khảosát kỹ hơn động Phong Nha và một số hang động khác Sau khi khảo sát, cácnhà khoa học Việt Nam và Anh đã công bố bằng hình ảnh về vẻ đẹp của cảnhquan thiên nhiên độc đáo tuyệt mỹ ở động Phong Nha
Động Phong Nha dài 7.729m Cửa động rộng 20-25m, cao khoảng 10m Vàosâu trong động Phong Nha hơn 600m là hang Bi Ký với những thạch nhũ tuyệtđẹp màu cẩm thạch, vòm hang rộng, không gian trong hang huyền ảo Vô vànnhững nhũ đá mang dáng vẻ của Đức mẹ Maria, các thiên thần bay lượn, hình
Trang 8những cây thánh giá, những bầy sư tử, cá sấu, và đặc biệt có 2 cột nhũ đá rũ dài
từ trên trần hang xuống tận đáy nước Hang Bi Ký dài khoảng 130m và rộngnhư một hội trường lớn, phía dưới là một lớp cát mịn làm nền, có lẽ vì vậy màhang Bi Ký còn có tên là hang Hội Trường
Rời hang Bi Ký, du khách sẽ sang hang Tiên và hang Cung Đình cùng nhữngcột nhũ đá cao trên 20m được thiên nhiên tạo nên Đây cũng là hai hang tiêubiểu của động Phong Nha có hệ thống nhũ đá huyền ảo và kỳ vĩ cùng hàng ngànnhững kiệt tác được hình thành bởi tạo hoá, với vô số những hình ảnh kỳ lạ vàhấp dẫn Trong hang Tiên, thiên nhiên đã tạo trên vách đá hình dáng nhữngnàng tiên với mái tóc dài, màu vàng óng ả Hang Cung Đình có nhũ đá giốngngai vàng, được thiên nhiên "chạm trổ" cực kỳ tinh xảo Nếu gõ nhẹ vào chuỗithạch nhũ giống hình phím đàn thì người ta tưởng như đang thưởng thức âmđiệu của tiếng đàn tơ-rưng trầm bổng âm vang
Tháng 4/1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình Tổ chức BCRA chính thức công nhậnĐộng Phong Nha là một trong 3 hang nước tiêu biểu trên thế giới và là hangđộng duy nhất ở Việt Nam đạt 7 tiêu chuẩn:
Nha-1 Hang nước dài nhất
2 Cửa hang cao và rộng nhất
Trang 9Với những nét độc đáo trên, Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia PhongNha - Kẻ Bàng đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách trong vàngoài nước yêu thích du lịch Đồng thời đây cũng là môi trường lý tưởng chocác nhà khoa học nghiên cứu và khám phá./.
Lịch sử thành lập Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiền thân là khu rừng đặc dụng PhongNha được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tổng diện tích là 5.000
ha Đây là khu rừng đặc dụng đầu tiên của tỉnh Quảng nhằm bảo tồn hệ sinhthái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi gắn liền với các di tích lịch sử của dân tộcViệt Nam
Năm 1993, khu rừng đặc dụng Phong Nha được chuyển thành Khu bảo tồnthiên nhiên Phong Nha theo Quyết định 964/QĐ-UB ngày 03/12/1993 củaUBND tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 41.132 ha
Ngày 12 tháng 12 năm 2001 Chính phủ Việt Nam đã có quyết định chính thứcnâng hạng khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành Vườn quốc gia PhongNha - Kẻ Bàng, với tổng diện tích quản lý là 85.754 ha Theo đó, ngày20/3/2002 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 24/2002/QĐ-UB
về việc thành lập Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Năm 2003, tại cuộc họp toàn thể của Uỷ ban Di sản Thế giới lần thứ 27 diễn ratại Trụ sở UNESCO (Paris) từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7, Vườn quốcgia Phong Nha - Kẻ Bàng chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới với tiêu chí -Đại diện quá trình hình thành trái đất và giá trị địachất
Đến ngày 28 tháng 11 năm 2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra Quyếtđịnh số 65/2003/QĐ-UB về việc tổ chức lại bộ máy Ban quản lý Vườn Quốcgia Phong Nha - Kẻ Bàng
Đặc điểm nổi bật:
Khu hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng Kho lưu trữ các nguồn gen hoang dại,
Trang 10đặc trưng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi lớn nhất tại Việt Nam.Vườn Quốc gia phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được mệnh danh là mẫu chuẩn của
hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại trên núi đá vôi lớn nhất củaViệt Nam, với 93,8 % diện tích rừng che phủ, trong đó rừng nguyên sinh chưa
bị tác động, hoặc ít bị tác động là 88,3 % đang chứa đựng nhiều giá trị tiềm ẩn
về đa dạng sinh học chưa được khám phá
Với khu hệ thực vật phong phú và đa dạng gồm 2.651 loài thuộc 193 họ,
906 chi của 6 Ngành thực vật khác nhau Có nhiều loài đặc hữu và quý hiếmnằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế gới (IUCN) Đặc biệt có một chiđặc hữu đơn loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) đó là loài Bần giác, còn
gọi là Noi có tên khoa học Oligoceras eberhardtii và 1 loài đặc hữu hẹp thuộc
ngành hạt trần mới chỉ thấy trên núi đá vôi ở Việt Nam là loài Bách xanh núi
đá (Calocedrus rupestris) có quần thể rộng lớn (gần 4.500 ha) và cổ sơ với tuổi
nhiều cây trên 500 năm tuổi, được các nhà khoa học đánh giá là độc nhất có
tầm quan trọng toàn cầu Ngoài ra, có một loài Táu đá (Hopea sp.) là loài đặc
hữu chỉ có ở Phong Nha - Kẻ Bàng đang được phân loại để công bố loài mới.Một nét đặc trưng của khu hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng là sự đa dạng vềyếu tố địa lý, về dạng sống và đa dạng về các kiểu thảm Theo khung phân loạicác yếu tố địa lý thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn 1999 và Lê Trần Chấn 1999.Thực vật ở Phong Nha – Kẻ Bàng gồm có 18 yếu tố địa lý khác nhau, trong đóyếu tố đặc hữu Đông Dương chiếm nhiều loài nhất với 509 loài và thấp nhất làyếu tố ôn Bắc đới chỉ có 1 loài
Về kiểu thảm Dựa theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật
ở Châu Á của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO, 1989), thảm thực vật rừng
ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chia thành 10 kiểu thảm chủ yếu như: Rừng kínthường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi >700m;Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất
>700m; Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi >700m; Rừng
Trang 11kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất; Rừng thứsinh nhân tác trên núi đá vôi…
Khu hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng thực sự phong phú và đa dạng Đượcxem như là một "Kho lưu trữ các nguồn gen hoang dại" đặc trưng của hệ sinhthái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi lớn nhất tại Việt Nam
Tháng 7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris (Pháp), ủyban Di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục củaLiên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
là Di sản Thiên nhiên Thế giới với tiêu chí nổi trội: “Phong Nha - Kẻ Bàng làmẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ phát triển chính của lịch sử trái đất, chứađựng bằng chứng sự sống và các tiến trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩatrong quá trình hình thành các dạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình và địamạo học’’ Đây là những giá trị tiêu biểu, nổi bật về địa chất, địa mạo của vùngPhong Nha - Kẻ Bàng
Vùng karst Kẻ Bàng nằm ở phía tây tỉnh Quảng Bình gồm 2 khối: khối Kẻ Bàngnằm ở phía Bắc và khối Khe Ngang nằm ở phía Nam Khối Kẻ Bàng đáng quantâm hơn cả, địa hình của khối có dạng tương đối đẳng thước với chiều rộngkhoảng 30 km và kéo dài trên 60 km theo phương Á kinh tuyến Nhìn tổng thểđịa hình Phong Nha - Kẻ Bàng có sự phân dị theo hướng thấp dần từ Nam đếnBắc và từ Tây sang Đông Từ Nam đến Bắc, khối núi đá vôi có độ cao tươngđối đồng nhất, khoảng 700 - 900m Từ Tây sang Đông, khối đá vôi Kẻ Bàngchính là khu vực phân thuỷ giữa Đông và Tây Trường Sơn Khu vực biên giớiViệt Lào gồm các đỉnh đá vôi sàn sàn nhau với độ cao 800 - 1000m Tại khuvực đèo Mụ Giạ còn tồn tại một số đỉnh núi cao 1.200 - 1.600 m Từ Tây sangĐông địa hình đá vôi thấp dần đến 600 - 700 m và ở phần rìa Đông thì chuyểnxuống các bậc 400 - 500 m và 200 - 300 m
Đặc điểm địa chất của Phong Nha - Kẻ Bàng phản ánh lịch sử tiến hóacác thành tạo địa chất và thế giới cổ sinh, tiến hóa địa mạo và đa dạng địa hình
Từ khóa » Di Sản Văn Hóa Vật Thể Thế Giới ở Vùng Bắc Trung Bộ Là
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO Công Nhận Là
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO Công Nhận Là?
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được ... - Vietjack.online
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được ...
-
[LỜI GIẢI] Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ Là - Tự Học 365
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được ...
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Vùng Bắc Trung Bộ Đà được UNESCO ...
-
Di Sản Văn Hóa Vật Thể ở Bắc Trung Bộ - 123doc
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO Công
-
Bắc Trung Bộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bắc Trung Bộ - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO Công Nhận Là
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được ...
-
Di Sản Văn Hóa Thế Giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO Công Nhận