Hệ Thống điều Tốc Của Nhà Máy Thủy điện Hàm Thuận | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Hệ thống điều tốc của nhà máy thủy điện hàm thuận
  • doc
  • 44 trang
LÔØI NOÙI ÑAÀU Nhà máy thủy điện là nguồn điện năng chiến lược trong hệ thống điện Quốc gia. Do tầm quan trọng như vậy nên việc vận hành an toàn và hiệu quả nhà máy là cần thiết để đảm bảo tính ổn định chung cho toàn hệ thống điện. Hệ thống điều tốc là một hệ thống điều khiển quan trọng của NMTĐ Hàm Thuận. Nó có chức năng điều chỉnh tốc độ và điều tải cho tổ máy. Chuyên đề này có bố cục nội dung gồm các chương sau: Chương 1: Mô tả HTĐ tự dùng Chương 2: Quy định an toàn Chương 3: Lắp đặt, vận hành và bảo trì Chương 4: Các hiện tượng bất thường và sự cố Chương 5: Nhận xét và kiến nghị Qua thời gian thực hiện chuyên đề, tìm hiểu tài liệu và được sự quan tâm giúp đỡ của Phân xưởng vận hành II thuộc NMTĐ Hàm Thuận, sự chỉ đạo của Trưởng Ban mà đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Quản đốc phân xưởng vận hành A-Vương đến nay chuyên đề của chúng tôi đã hoàn thành. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, tính phức tạp của chuyên đề và trình độ kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong thời gian thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, mong ý kiến đóng góp của Lãnh đạo và đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. 2/45 4/2007 Chương 1: MÔ TẢ HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC 1.1- Khái quát Hệ thống kiểm soát điều tốc là hệ thống MICRONET của Woodward chạy với phần mềm GAPTM. Phần mềm này có hai chế độ hoạt động: Off Line và On Line. Việc điều chỉnh Servo cánh hướng thực hiện hoàn toàn tự động, ngoài ra còn thiết kế thực hiện điều chỉnh đóng mở cánh hướng bằng tay để mở cánh hướng với độ mở mong muốn và tốc độ theo yêu cầu, lúc này các chức năng tự động bị hủy bỏ. Các giao diện điện-cơ, Servo cánh hướng, van phân phối FCTM 1250 được Woodward đảm nhiệm. Việc biến đổi tín hiệu công suất MW chuẩn và hồi tiếp các vị trí của Servo cánh hướng được lập trình bên trong phần mềm GAPTM dựa vào đường đặc tuyến công suất MW theo vị trí cánh hướng và cột nước hiệu dụng, phần này được cung cấp bởi nhà chế tạo Tuabin (Toshiba) nhưng không dùng để điều khiển. Việc điều khiển cánh hướng theo công suất được thiết bị điều khiển TOSHIBA đảm nhiệm tại ULC và tại MCR có joint P. Hệ thống điều tốc được thiết kế riêng biệt cho từng tổ máy, mỗi tổ máy gồm có: - Hệ thống điều khiển: nằm ở một tủ đôi mặt trước tủ điều khiển. - Hệ thống cơ cấu chấp hành: tổ hợp van phân phối FCTM 1250, các Van Solenoid điều khiển khác, bộ lọc dầu cho Van cầu và thắng cơ cùng nằm trong một tủ mặt sau tủ điều khiển. - Hệ thống khí nén: 1 máy nén khí 3 tầng cấp khí vào 1 bồn khí chính dùng để tạo áp lực cho hai bồn dầu áp lực, 1 bồn khí phụ lấy khí từ bồn khí chính qua 1 Van giảm áp dùng để cung cấp cho hệ thống thắng cơ. - Các thiết bị hổ trợ khác: 01 bộ phát tốc SSG, hệ thống phản hồi vị trí cánh hướng RVDT, các rơle áp lực, rơle mực dầu … - Phần điện + Bộ Micronet gồm có: bộ CPU, màn hình 2 dòng, các bo nguồn, các bo mạch xử lý tín hiệu tương tự và tín hiệu rời rạc, 2 bộ giao diện rơ le 16 kênh nhận và xuất tín hiệu số, bộ cấp nguồn 24Vdc + Bộ cảm biến vị trí cánh hướng RVDT + Bộ phản hồi vị trí của van phân phối LVDT - Thiết bị cơ + Bộ van FC1250: Van phân phối, van tỉ lệ, 65SD, 65SE, 65RL + Máy phát tốc: (thuộc CD máy phát) + Servo cánh hướng + Hệ thống khí duy trì áp lực cho bình đầu điều tốc, khí thắng Ngoài ra tại trước mặt tủ điều tốc gồm có các đồng hồ hiển thị, bảng trạng thái hoạt động của tổ máy, đèn chỉ thị sự cố và các khoá chuyển đổi. 1.2- Chức năng Hệ thống điều tốc có các chức năng chính sau: - Điều chỉnh tốc độ - Điều tải 3/45 4/2007 1.3- Nhiệm vụ Ứng với các chức năng như trên thì có các nhiệm vụ như sau: - Chức năng điều chỉnh tốc độ + Điều chỉnh tốc độ quay của tuabin trong quá trình khởi động/dừng máy + Điều chỉnh tốc độ quay của tuabin trong quá trình làm việc với tải + Điều khiển quá trình dừng tránh hiện tượng tăng tốc không bình thường trong trường hợp có hư hỏng sự cố. - Chức năng điều tải: Điều khiển servo cánh hướng nước để điều chỉnh công suất phát P - Các chức năng khác + Phát hiện tốc độ bò của tuabin + Tự động nạp khí bổ sung cho bồn dầu áp lực + Phát hiện sự cố phần cứng, mất tín hiệu tốc độ, gãy chốt cắt cánh hướng, mất nguồn điều khiển… 1.4- Cấu trúc hệ thống Hệ thống điều tốc có thể chia thành 2 phần chính (xem sơ đồ cây phụ lục 1) - Phần điện - Phần cơ 1.4.1- Phần điện Phần điện của thiết bị điều khiển MicroNet bao gồm 01 tủ đôi được đặt gần bên cạnh sàn turbine tại cao trình 326.5m 1.4.1.1- Khối nguồn điện Thiết bị 1.1- Bộ nguồn CNV1, CNV2 và CNV3 - Nhiệm vụ: Cấp nguồn 24 VDC cho van tỷ lệ và nguồn cho màn hình 2 dòng - Thông sô chính: + CNV1 In Put: 110 – 370 Vdc (nguồn 110Vdc lấy chính từ tổ máy đó qua MCCB 28) Out put: 24 VDC + CNV2 In Put AC: 100 –240 Vac/47 – 63 Hz (90 –264 Vac) (nguồn 230Vac lấy chính từ tổ máy đó qua MCCB 82) Out put: 24 VDC + CNV3 In Put: 110 Vdc (nguồn cấp từ tổ máy bên kia từ MCCB 27) Out put: 24 VDC - Nguyên lý: 3 bộ nguồn CNV1, CNV2 và CNV3 đều cấp nguồn đồng thời cho van tỷ lệ và nguồn cho màn hình 2 dòng. Khi sự cố 1 trong 3 bộ nguồn thì nguồn 24VDC vẫn đảm bảo, nguồn 24VDC chỉ mất khi cả 3 bộ nguồn CNV1, CNV2 và CNV3 đồng thời bị mất. Thiết bị 1.2- Bộ nguồn PA1, PA2 - Nhiệm vụ: cấp nguồn cho CPU - Thông sô chính + Bộ nguồn (PA1) In Put: 111 – 136 Vdc. Out put: 24 và 5 Vdc cấp nguồn cho các bo mạch + Bộ nguồn (PA2) In Put: Uvào = 200 – 240 Vac, tần số đầu vào = 47- 63 Hz. Out put:? 4/45 4/2007 1.4.1.2- Khối điều khiển/xử lý Thiết bị 2.1- Bộ micronet: Là khối thiết bị điện tử đảm nhận việc điều khiển giám sát tốc độ, độ mở cánh hướng, công suất.... Thiết bị 2.2- Màn hình 2 dòng: (MicroNet 2 – line display w/ keypad) Màn hình Bàn phím - Nhiệm vụ chung: Màn hình 2 dòng hiển thị các thông số, trạng thái làm việc bình thường của hệ thống điều tốc và hiển thị các thông tin khi xảy ra sự cố, ngoài ra còn có chức năng cài đặt và hiệu chỉnh các thông số của hệ thống điều tốc: độ lợi của PID, độ dốc, Van 65RL… - Cấu tạo: + Màn hình 2 dòng gồm có 1 bàn phím để thao tác xem các thông tin và cài đặt thông số khi cần thiết và 1 màn hình để hiển thị các thông tin. Màn hình 2 dòng được nối với CPU của bộ Micronet thông qua cáp, nguồn sử dụng 24VDC được lấy từ bộ nguồn CNV1, CNV2 và CNV3. + Màn hình hai dòng được sử dụng ở các modes khác nhau cho các mục đích khác nhau có các Mode sau: SERVIVE MODE: ta có thể sử dụng Service Mode trong khi máy đang vận hành và có thể thay đổi giá trị của các khối chỉnh định được ở Service Mode nếu phía trước giá trị đó có dấu *, giá trị thay đổi này phải nằm trong khoảng cho phép (-0.1 – +0.1), không làm hệ thống thay đổi nhiều, bằng cách dùng phím ADJ ? hay ADJ ? kết hợp với phím FAST hay SLOW để thay đổi nhanh giá trị. Vào Service Mode phải có Password. MONITOR MODE: hiển thị giá trị của các khối Service mode, không cho phép thay đổi giá trị các khối nên không cần Password để vào Mode này. CONFIGURE MODE: được sử dụng để cài đặt hệ thống cho một ứng dụng đặc biệt trước khi vận hành thực. Dừng máy trước khi sử dụng Mode này, vào Configure Mode cần có Password. DEBUG MODE: được sử dụng để khắc phục sự cố hay sửa chữa hệ thống. Vào Debug Mode cần có Password. OPSYS_FAULTS MODE: hiển thị các sự cố hay Alarms của hệ thống đã xảy ra, cho phép xoá các mục Alarms được ghi nhận. Cần có Password để vào Mode. Bình thường màn hình hai dòng được tắt, khi có một phím được nhấn màn hình hiển thị: WOODWARD GOVERNOR COMPANY NetCon 5000 ver. xx Caáp MODE: khi maøn hình hiển thò nhö treân ta duøng phím SCRN ñeå vaøo caùc Mode ñöôïc saép xeáp nhö sau: Power Up Enter System 5/45 DEBUG OPSYS_ FAULTS SERVICE 4/2007 MONITOR CONFIGURE 1.4.1.3- Khối tín hiệu vào/ra Thiết bị 3.1- Bo A3 (FTM 103) - Nhiệm vụ: xử lý tín hiệu vào và ra tương tự (analog) - Tín hiệu vào tương tự (analog) + Tín hiệu tốc độ từ máy phát tốc (ZVPU1 và ZVPU2) + Tín hiệu tốc độ từ PT - Tín hiệu ra tương tự (analog) + Đồng hồ chỉ thị độ mở cánh hướng + Đồng hồ chỉ thị cần chận tải + Tín hiệu 4- 20 mA đưa đến van tỉ lệ Thiết bị 3.2- Bo A4 (FTM 104) - Nhiệm vụ: xử lý tín hiệu ra tương tự (analog) - Các tín hiệu ra tương tự (analog)  Tín hiệu đo tốc độ đưa đến đồng hồ đo tốc độ tổ máy  Tín hiệu đo công suất đưa đến đồng hồ đo tốc độ tổ  Tín hiệu đưa đến đồng hồ chỉ thị Balance  Tín hiệu tốc độ đưa lên ULC  Tín hiệu vị trí cánh hướng đưa đến ULC  Đưa tín hiệu tới đầu ra để thử nghiêm gồm có tốc độ và độ mở cánh hướng Thiết bị 3.3- Bo A5 (FTM 105) - Nhiệm vụ: xử lý tín hiệu vào và ra rời rạc (Digital) - Tín hiệu vào rời rạc (Digital)  Khoá chọn chế độ vận hành tự động/bằng tay (43-20)  Tín hiệu tăng giảm công suất (7-77R và 7-77L)  Tín hiệu tăng giảm tốc độ (7-65R và 7-65L)  Reset sự cố (3-28GOC)  Tiếp điểm 65SDX  Khoá điều khiển thắng cơ 43-75  Khoá chọn đường đặt tính đọc Dốc (43-65DLS)  Tín hiệu Governor start/stop (65S-C)  Khoá vận hành tăng giảm công suất bằng tay (7-77)  Khoá vận hành tăng giảm tốc độ (7-65F)  Tiếp điểm rơ le 71GP-1, 71GP-L  Các tín hiệu kiểm bộ nguồn CNV1, CNV2 và CNV3  Tín hiệu chạy điều tần AFC và phát công suất cố định ALR 6/45 4/2007  Tín hiệu thắng đã ON (75S-O), máy cắt đầu cực đóng (52Y) - Tín hiệu ra rời rạc (Digital) (RB105A và RB105B)  Đưa tín hiệu đến cụm van 65RL  Tín hiệu báo Governor sẵn sàng  Báo tổ máy dừng trể  Báo tình trạng của nguồn (có điện khi CNV1,2,3 và PA1,2 bình thường)  Tín hiệu đi cấp đến van 20IVA và 20GA thực hiện nạp khí bình dầu áp lực điều tốc và van cầu  Tín hiệu cho phép thắng cơ làm việc (mất điện khi tốc độ ,30% tốc độ định mức) Thiết bị 3.4- Bộ cảm biến công suất thực Nhiệm vụ: nhận tín hiệu dòng áp từ đầu cực máy phát để đo lường và hiển thị, không có nhiệm vụ điều khiển 1.4.1.4- Khối thiết bị khác Thiết bị 4.1- PT, CT: Các đầu ra dòng và áp dùng để kiểm tra, thử nghiệm Thiết bị 4.2- RL-TG1 và RL-TG2 là 2 bộ rơle trung gian Thiết bị 4.3- 65CH_Bộ sấy trong tủ điều tốc Thông số: Điện áp 230Vac, công suất 400 W Thiết bị 4.4- Đèn chiếu sáng bên trong tủ: Có nhiệm chiếu sáng bên trong tủ, trên tủ có bố trí công tắc hành trình (thường kín), khi cửa mở sẽ sáng ngược lại tắt khi đóng cửa. Điện áp 230Vac Thiết bị 4.5- 30S và 30F_bảng báo trạng thái và sự cố Stop Load ALR Active AFC Active Prepa Inlet Valve Start Ex Parain G WLD C BS CH E-Brake M-Brake 43 – 20 43R Local Ready Linear Droop Non – Linear Droop GOV On Load GOV No load Gate Limit 30S_Bảng báo trạng thái của tổ máy Governor Speed Signal Hardware Fault Failure Guide Valve Position Signal Failure Governor Shutdown 12E 12M 86 Guide Valve Tracking Error 30 GOV 7/45 4/2007 30F_Bảng báo sự cố của hệ thống điều tốc Thiết bị 4.6- AA, BB, CC, DD, EE_là các trạm đấu dây Thiết bị 4.7- Các thiết bị bố trí phía trước mặt tủ a- Ngăn bên trái tủ - Các đồng hồ kiểu tương tự + Đồng hồ chỉ vị trí cánh hướng và cần chận tải (tính theo %) + Đồng hồ chỉ vận tốc + Đồng hồ chỉ công suất (MW) + Đồng hồ cân bằng - Các nút điều khiển + Nút sử dụng/không sử dụng đường đặc tính tốc độ 43-65DLS (DEFLECTIVE LINE SPEED CONTROL – USE/NOT USE) Nút điều chỉnh này là loại nút hai vị trí tự giữ, để có thể sử dụng được đường đặc tuyến vận tốc (xem phần mô tả Deflective Line Control) thì nút này phải chuyển sang vị trí USE, nếu không thì chuyển sang vị trí NOT USE. + Nút chuyển quyền điều khiển tại chỗ/từ xa và tự động/bằng tay 43-20 (TRANSER CONTROL–LOCAL/REMOTE CHANGE – OVER CONTROL – AUTO/MANUAL) Nút điều chỉnh này là loại nút hai vị trí tự giữ, Để có thể chuyển quyền điều khiển chức năng của MicroNet sang chế độ vận hành tự động thì nút này phải chuyển sang vị trí AUTO và ngược lại khi chuyển sang vị trí MANUAL thì phương thức vận hành sẽ là bằng tay. Xem các phương thức vận hành được mô tả phía sau để rõ hơn về chức năng của nút AUTO/MANUAL. + Nút điều khiển thắng 43-75 ON/OFF (BRAKE CONTROL SWITCH – AUTO/MAN ON) 8/45 4/2007 Nút điều chỉnh này là loại nút hai vị trí tự giữ, để có thể đạt được việc thắng tự động bởi MicroNet nút được để ở vị trí AUTO, và để thắng được bằng thắng bằng tay được lắp ở van thắng thì nút này phải ở vị trí MAN ON. + Nút tăng/giảm vận tốc 7-65F (SPEED ADJUST – LOWER/RAISE) Nút này là loại nút tự trả về vị trí giữa bằng lò xo. Để giảm vận tốc thì nút này được vặn về phía trái LOWER, và tăng vận tốc thì nút này vặn về phía bên phải RAISE. Các trị số đặt của vận tốc sẽ thay đổi tùy theo vị trí của nút chuyển mạch này + Nút tăng/giảm cần chận tải 7-77 (LIMIT – LOWER/RAISE) Nút này là loại nút tự trả về vị trí giữa bằng lò xo. Để giảm, nút được vặn về phía bên trái, và tăng khi vặn nút về bên phải. Cần chận tải di chuyển về phía tăng hay giảm tùy thuộc vào vị trí thao tác của nút chuyển. Cần chận tải sẽ di chuyển đến vị trí xác định trước đã được cài đặt qua màn hình 2 dòng. - Các nút nhấn + Nút ngừng khẩn cấp 5E-T (EMERGENCY STOP) Nút này thuộc loại nhấn/nhả, được bọc kín bởi một hộp bảo vệ bên ngoài. Nó được sử dụng để ngừng tổ máy một cách độc lập không phụ thuộc vào bộ điều tốc. Khi nút được nhấn vào, nó sẽ tác động làm đóng cánh hướng. + Nút SYSTEM RESET 3-28GOC Nút này thuộc loại nhấn/nhả. Khi nút này được nhấn một lệnh System Reset được gởi đến bộ MicroNet, nó sẽ gây ra một số báo động hay bật máy cắt do phần mềm bị reset (khi điều kiện alarm/trip đã được trở về bình thường). Nút này cũng được dùng để reset relay phụ ngừng khẩn cấp 65SDX (sau khi nút ngừng khẩn cấp đã được sử dụng). * Ngăn bên phải tủ - Hộp bảng báo vận hành Đây là bảng hộp báo dùng đèn, thể hiện từng bước của trình tự tự động, các trạng thái thiết bị và các báo động. Được chia thành 2 nhóm, nhóm đầu chỉ trình tự vận hành tuabine, nhóm thứ hai chỉ báo động, dừng máy hay sự cố. - Màn hình 2 dòng (xem phần mô tả ở phần trên) Thiết bị 4.8- Bộ phản hồi vị trí van phân phối LVDT và phản hồi vị trí cánh hướng RVDT (đã trình bày trong hệ thống dầu điều tốc) Thiết bị 4.9- Máy phát tốc (xem CD máy phát) 1.4.2- Phần cơ Chức năng: nhận tín hiệu từ MicroNet (4 – 20 mA) điều khiển đóng mở Servo cánh hướng. Hệ thống nằm ở tủ mặt sau tủ điều khiển. 9/45 4/2007 8 10 2 11 1 7 5 9 11 2 6 13 4 3 12 Cấu trúc cụm van FC 1250 1.4.2.1- Cụm Valve FC 1250 gồm có: 1- Valve manual Shutdown: dùng để đóng cánh hướng bằng tay ngay lập tức nếu Valve điều khiển không hoạt động được. 2- Bộ Valve tỷ lệ Proportional Valve 65PV: tổng hợp tín hiệu điều khiển từ MicroNet và tín hiệu phản hồi LVDT thông qua bộ khuếch đại để điều khiển Valve phân phối chính. 3- Bộ khuếch đại phản hồi Feedback Amplifier 65PV/FB: khuếch đại tín hiệu phản hồi vị trí Valve phân phối chính (LVDT) đưa vào Proportional Valve. 4- Phản hồi vị trí Valve phân phối chính LVDT (Linear Variable Diffrence Transformer): biến đổi vị trí thành tín hiệu điện đưa vào bộ khuếch đại -100 đến +100 % vị trí tương ứng –0.01 đến +0.01 Vdc. 5- Solenoid dừng khẩn cấp 65SE: tác động khi nguồn điều khiển 110Vdc bị mất. Ở trạng thái bình thường nó luôn có nguồn. 6- Solenoid normal Shutdown 65SD: dừng máy bình thường. 7- Solenoid De – Energize to Rate Limit 65RL: giới hạn tốc độ đóng cánh hướng khi dừng máy khẩn cấp. 8- Rate Limiter Endcap: dùng để chỉnh định thời gian đóng cánh hướng khi dừng máy khẩn cấp. 1.4.2.2- Servo cánh hướng (đã trình bày trong hệ thống dầu điều tốc) 1.4.2.3- Thắng cơ: Có nhiệm vụ đưa vào để dừng tổ máy với sự phối hợp của thắng điện như sau: + Khi thắng điện đưa vào làm việc (lúc tốc độ tổ máy giảm xuống còn 50%nđm) thì trong trường hợp này thắng cơ đưa vào làm việc khi tốc độ còn 6,67%nđm + Khi thắng điện không đưa vào làm việc (lúc sự cố phần điện tổ máy) thì trong trường hợp này thắng cơ đưa vào làm việc khi tốc độ còn 13,33%nđm 1.5- Thông số kỹ thuật 1.5.1- Phần điện a- Bộ Micronet - CNV1, CNV2, CNV3_Bộ cấp nguồn 24 VDC + In Put AC: 100 –240 Vac / 47 – 63 Hz (Range 90 Vac –264 Vac) 10/45 4/2007 + In Put DC: 110 – 370 Vdc; nhiệt độ cho phép 0oC- 60oC + Out put: 24 Vdc - 02 bộ nguồn: cấp cho CPU + Bộ nguồn (PA1) Uvào = 200 – 240 Vac, tần số đầu vào = 47- 63 Hz. + Bộ nguồn (PA2) Uvào = 111 – 136 Vdc. U ra = 24 và 5 Vdc cấp nguồn cho các bo mạch - Bộ đèn thắp sáng bên trong tủ điều khiển U = 230Vac. - 65CH_Bộ sưởi ; 230Vac, 400 W. - FTM103_Module xử lý tín hiệu tương tự 4 –20 mA - FTM104_Module xuất tín hiệu tương tự 4 –20 mA b- Bộ cảm biến vị trí cánh hướng RVDT - Thông số kỹ thuật hệ thống CTS – 420 + Điện áp cung cấp kín: 10 – 36 Vdc. + Điện trở vòng kín Max: 1100 ohms. + Đầu ra: 4 – 20 mA. + Vật liệu vỏ: Thép không rỉ Series AISI 400. 1.5.2- Thiết bị cơ khí - Bộ phản hồi vị trí van phân phối LVDT (trong bộ van FC1250) + Vật liệu vỏ: Thép không rỉ Series AISI 400. + Hàng kẹp đấu dây: Connector 6 chân. + Tầm nhiệt độ: -55oC – 150oC. - Servo cánh hướng + Hành trình servo: 250mm + Thời gian đóng mở tối thiểu: 8.1s 1.6- Nguyên lý hoạt động 1.6.1- Bộ micronet 1.6.2- Bộ phản hồi vị trí của van phân phối LVDT Khi cuộn sơ cấp có điện, được cấp từ một nguồn AC bên ngoài, sẽ sinh ra một điện áp cảm ứng ở cuộn thứ, hai cuộn thứ này mắc cực tính ngược nhau như hình bên, do đó điện áp ra tổng hợp của cảm biến là sai số của những điện áp này. Khi Core ở giữa Coil, điện áp ra là Zero, đây là điểm Null của cảm biến. Điện áp ra thay đổi lệch pha nhau 1 góc 180 o khi Core di chuyển về phía hai đầu Coil từ điểm Null. Điện áp cảm ứng này thay đổi tuyến tính so với sự thay đổi vị trí của Core 1.6.3- Bộ phản hồi vị trí cánh hướng RVDT Bộ biến đổi này được thiết kế để cho một tín hiệu vị trí bằng điện được sử dụng như là một tín hiệu phản hồi tích lũy Servomotor, phần tử chủ động của bộ biến đổi này là RVDT (Rotaray Variable Differential Transformer: bộ biến đổi so lệch kiểu xoay), biến đổi độ dịch chuyển xoay thành năng lượng điện. RVDT cần một điên áp kín từ 10 – 36 Vdc. Bộ biến đổi chuyển vị trí dịch chuyển của Servo thành một dòng điện kín thay đổi từ 4 đến 20mA tương ứng với vị trí của servo. Để đạt được một trạng thái trung hòa chấp nhận được giữa độ méo và tuyến tính tín hiệu, đối với hành trình Secvo đóng, mở hoàn toàn, chiều quay của RVDT nên ở giữa 600 và 800, bạc trược, các lò xo để chọn cho một hành trình Servo được cho trước, các bánh răng và bạc trược biến đổi hành trình cáp nối kết với servo thành chiều quay RVDT mong muốn. 11/45 4/2007 Các lò xo được sử dụng để bỏ qua tổn thất của sự thay đổi vị trí trong bộ biến đổi và duy trì chính xác lực căng trên cáp. Điều này đảm bảo tín hiệu bộ biến đổi sẽ di chuyển một cách chính xác theo vị trí của Servo. Thêm vào bộ biến bổi RVDT có 6 tiếp điểm được vận hành. Có khi những tiếp điểm này được cung cấp cho sử dụng trong mạch bảo vệ sự cố nối kết cơ khí cho mục đích tăng độ tin cậy của hệ thống. Tín hiệu bộ biến đổi là"an toàn-sự cố". Bởi vì nó được tỉ lệ với 4mA =100% hành trình đóng nếu vòng lặp tín hiệu bị phá vỡ, dẫn đến tín hiệu 0mA sẽ tương ứng 120% hành trình servo đóng. Điều này gây cho bộ khuếch đại Điện-Thủy Lực dịch chuyển Servomotor đến cuối hành trình của nó hay dưới 0% vị trí. Hành trình servo được định nghĩa 0% là “an toàn” hay điều kiện “Shutdown”. Để cho sự nối kết cơ khí với Servo là "an toàn - sự cố" thì bộ biến đổi phải được lắp sao cho Servo kéo cáp ra khỏi bạc trược của bộ biến đổi khi nó dịch chuyển về hướng 0%. Do đó nếu sự nối kết giữa bộ biến đổi và servo bị phá vỡ các lò xo trong bộ biến đổi sẽ xoay RVDT vượt hơn 100% vị trí đóng của Servo, điều này sẽ ép Servo dịch tới vị trí " an toàn " hay shutdown của nó. Nếu điều này khó thực hiện được, cảm biến của RVDT có thể đảo ngược được đầu ra khi đó lắp bộ biến đổi sao cho nó kéo cáp khi nó tiến về phía 100% vị trí mở. Trong trường hợp này một trong số các tiếp điểm vị trí được lái bằng cơ khí nên đấu dây nối nối tiếp với tín hiệu của RVDT để tiếp điểm có thể ngắt tín hiệu nếu sự nối kết cơ khí với Servo bị phá vỡ. 1.6.4- Cụm van FC1250 - Quá trình mở Khi van cầu mở hoàn toàn, trình tự khởi động sẽ được khởi tạo. Khi tín hiệu Gov Start/stop được đưa đến. Tín hiệu turbine start được gửi đến bộ điều tốc  Solenoil cho điều tốc 65S mở  van 65SD mở  Van 65 GPV mở và 65SE mở (thường mở) và đường dầu điều khiển sẽ đi từ Bình dầu áp lực điều tốc  Bộ lọc  van 65GPV, van 65SE  65SD Van phân phối. Lúc này van phân phối làm việc sẽ nối thông đường dầu áp lực từ Bình Dầu áp lực đến với đường dầu đi mở servo cánh hướng, đường dầu đi đóng secvo cánh hướng nối thông với đường dầu xả  cánh hướng được mở, Tổ máy khởi động. Trong quá trình làm việc nếu áp lực dầu vẫn thấp mà mức dầu tăng cao 850mm thì rơle 71GP-1 tác động mở van 20GA và khí sẽ được nạp từ bình khí chính đến Bình dầu áp lực điều tốc. - Quá trình đóng Tổ máy sẽ tự động ngừng khi tiếp điểm tín hiệu ngõ vào Gov start/ stop ở vị trí mở. Lúc này cánh hướng đóng lại để sa thải phụ tải về không tải và quá trình đóng như sau : Máy cắt đầu cực mở, giá trị chặn tải tức khắc trả về giá trị 0%  Solenoid ngừng máy 65SD mất điện. Van 65SD đóng lại đường dầu điều khiển đưa đến van phân phối nối với đường dầu xả  van phân phối sẽ nối đường dầu áp lực điều khiển servo cánh hướng với đường dầu đi đóng secvo cánh hướng. Đường dầu đi mở servo cánh hướng nối với đường dầu xả  pitton của servo cánh hướng đóng lại, khi cánh hướng đóng hoàn toàn điều tốc ngừng làm việc. 12/45 4/2007 Van 65RL  Gate T1 T2 100 Th 65RL mất năng lượng. 62.5 t (s) 0 Tc1 Tc2 Giản đồ thời gian đóng cánh hướng làm việc theo tín hiệu điện được xuất ra từ bộ Micronet, lúc tổ máy dừng độ mở cánh hướng còn 62,5% độ mở thì 65RL mất điện làm thông lượng dầu đưa vào van phân phối để hạn chế tốc độ đóng của cánh hướng (bình thường thì 65RL luôn có điện và đường dầu bị cắt). Giá trị tác động này có thể thay đổi tại màn hình 2 dòng, thường thì chỉnh định và cài đặt khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm tổ máy khi mới lắp đặt. Khi điều tốc ngừng làm việc, tất cả các đường dầu đi xả đều xả về thùng chứa dầu điều tốc. 1.6.5- Phương trình liên hệ của hệ thống điều tốc Phương trình cân bằng động: m1gh = 1/2m2v2 + PF(MW) m1: Xát định dựa vào lưu lượng nước vào tunbin (Q) g: gia tốc trọng trường (9,81) h: chiều cao cột nước m2: Khối lượng truc máy v: tốc độ tổ máy (tần số) PF: Công suất điện của tổ máy phát ra Đây là phương trình động do đó các tham số như f, Q hay P F luôn thay đổi nên ở đây ta phân tích phương trình này với điều kiện giả sử 1 thông số được cố định * Giả sử PF = const. (Trạng thái bình thường g, h, m2 = const) Khi tần số f thay đổi (f giảm do tần số lưới giảm) → v 2 giảm → m1 giảm (lưu lượng nước vào tuabin giảm), tức khi đó bộ điều tốc làm việc điều chỉnh cách hướng mở ra để tăng lưu lượng vào tuabin để kéo tần số lên. * Giả sử m1 = const, tức vị trí cách hướng không đổi (Trạng thái bình thường g, h, m2 = const) Khi công suất PF thay đổi (PF giảm) → v2 tăng → phải tăng tần số f lên, tức khi đó bộ điều tốc làm việc điều chỉnh tăng tần số lên rơi vào khoảng cho phép bằng cách điều chỉnh công suất PF tăng lên hay nhận công suất P từ lưới về.1.6.6- Máy phát tốc (xem CD máy phát) 13/45 4/2007 1.6.7- Thắng cơ - Có hai chế độ hoạt động + Tự Động (Automatic): Khi dừng máy tự động (43-20 ở Auto), bộ MicroNet tự động dò tốc độ và phát lệnh thắng đóng tiếp điểm cấp nguồn 110 Vdc cho cuộn dây Solenoid. Khí từ bình khí thắng (được trích từ bình khí chính áp lực Normal Min 10 Kg/cm2, Normal Max 15 kg/cm2), qua đường cấp thông qua đường thắng, đội má thắng áp vào vành dưới Rotor, thắng trục lại. 30 giây sau khi trục ngừng hẳn, MicroNet phát lệnh mở tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn dây Solenoid. Đuờng thắng thông với đường xả, thắng nhả, máy dừng hoàn toàn. + Bằng Tay (Manual): Khi dừng máy bằng tay (43-20 ở Manual), ta phải giám sát tốc độ của máy, nhìn vào đồng hồ Tachometer hay màn hình hai dòng thì chính xác hơn, khi tốc độ xuống đến mức cho phép ta On Switch 43-75 trên tủ, cấp nguồn 110 Vdc cho Solenoid thắng, khi trục ngừng hẳn Off Switch 43-75 nhả thắng. Nếu mạch thắng hỏng ta thắng trực tiếp bằng tay thắng (hình trên), trước hết bóp tay thắng để Unlock thắng, sau đó đè cần thắng xuống dưới, nghe đường khí thông, giữ cần thắng cho đến khi trục ngừng hẳn mới thả tay, nhả thắng, máy dừng hoàn toàn. 14/45 4/2007 Chương 2: QUY ĐỊNH AN TOÀN 2.1- Biện pháp an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình vận hành Để an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống điều tốc cần thực hiện các vấn đề sau - Trong quá trình vận hành, không được phép thao tác chuyển đổi thiết bị khi không có sự cho phép của người vận hành đương phiên hoặc lãnh đạo cấp trên. - Khi đi kiểm tra thiết bị cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, dụng cụ kiểm tra chuyên dụng. - Thường xuyên kiểm tra trực tiếp sự làm việc của thiết bị trong quá trình vận hành, ghi chép, đo đạc các thông số thiết bị đang làm việc. - Không được sờ mó, thay đổi, … khi không am hiểu về thiết bị đó * Cấm vận hành hệ thống điều tốc khi: - Có cháy gần khu vực hệ thống điều tốc. - Không có tiếp địa tại tủ điều tốc và các thiết bị điện của hệ thống. - Các thiết bị điện phát nóng bất thường và có mùi khét. - Có rò rỉ dầu tại các van, mặt bích liên kết, khớp nối của các đường ống. - Có hiện tượng giật cục bộ của các chi tiết cơ khí tại tủ khi có điều chỉnh đóng mở cánh hướng (điều chỉnh không mềm mại). - Có bất kỳ hư hỏng nào trong hệ thống nhưng chưa tìm ra nguyên nhân và khắc phục hư hỏng đó. 2.2- Biện pháp an toàn khi đưa thiết bị ra sửa chữa 2.2.1- Các thủ tục - Đăng kí với các cấp có liên quan về công việc sửa chữa bao gồm: + Tên thiết bị cần sửa chữa. + Nội dung công việc chính + Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công việc sửa chửa. - Chỉ có đơn vị quản lí vận hành thiết bị mới có quyền đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành. Các bên thi công hoặc các đơn vị khác khi cần tách thiết bị phải đăng ký với đơn vị quản lí vận hành. - Tiến hành thí nghiệm nhanh các thiết bị cần sửa chữa để nhận các số liệu cần thiết nhằm phân tích sự làm việc và tình trạng của thiết bị. - Chuẩn bị các tài liệu sửa chữa cần thiết. - Chuẩn bị vật tư, phụ tùng thay thế cần thiết dựa theo bảng thống kê khối lượng công việc. 2.2.2- Các biện pháp an toàn - Để chuẩn bị nơi làm việc cần chuẩn bị các công việc sau: + Tiến hành cắt điện để cô lập bộ phận cần sửa chữa. Các thao tác được tiến hành theo trình tự đã được ghi trong phiếu thao tác. + Treo biển báo cấm đóng diện tại các MCCB đã được OFF và các biển báo này được treo bởi người thao tác cắt điện. Chỉ có người treo biển hoặc người chỉ định thay thế mới được tháo các biên báo này. + Tiến hành kiểm tra không còn điện bằng các dụng cụ chuyên dụng, không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơle, đồng hồ để xác định là còn điện hay không. Tiến hành kiểm tra bút thử điện trước khi thử. 15/45 4/2007 + Đặt rào chắn tại nơi làm việc và treo các biển báo an toàn Biện pháp an toàn cho từng thiết bị, bộ phận cụ thể trong quá trình vận hành của hệ thống điều tốc - Án động phần cơ tổ máy + Biên pháp kỹ thuật: làm theo phiếu thao tác + Biện pháp tổ chức: Có phiếu thao tác kèm theo trong phụ lục 7 - Cô lập bộ van điều khiển FC-1250 + Biên pháp kỹ thuật: làm theo phiếu thao tác + Biện pháp tổ chức: Có phiếu thao tác kèm theo trong phụ lục 7 2.3- Biện pháp an toàn trong quá trình sửa chữa Trong quá trình sửa chữa phải tuân thủ các qui định an toàn, sau đây là một vài ví dụ đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa: - Không để rơi các thiết bị, công cụ và các phần nhỏ. Khi bị rơi bất cứ một vật gì phải tìm cho ra và nhặt lên. Bởi vì nó có thể gây nguy hiểm như làm ngắn mạch thiết bị hoặc làm các phần cơ của thiết bị điều khiển bị hỏng. - Lắp các thiết bị, vật bảo vệ nếu thấy cần thiết trong khi sửa chữa. - Không được làm rơi vãi dầu. Nếu có rơi vãi phải thấm ngay bằng vải. - Các công cụ, thiết bị kiểm tra, những phần liên quan cho công việc được đặt trên sàn và có sự giám sát. Các thiết bị phòng trong những trường hợp khẩn cấp phải được chuẩn bị sẵn. - Người thao tác với thiết bị phải có những biện pháp xử lý trong những trường hợp nguy hiểm. Chỉ được phép hàn đường ống, các cụm chi tiết cơ khí của hệ thống khi: - Đã xả hết dầu, lau và thổi sạch dầu trên bề mặt cần hàn. - Có giấy phép làm việc phát sinh tia lửa do cấp có thẩm quyền cấp. - Thợ hàn bậc cao được cấp thẩm quyền cấp phép cho phép hàn các thiết bị chịu áp lực và còn hiệu lực 2.4- Biện pháp an toàn khi đưa thiết bị vào vận hành sau khi sửa chữa 2.4.1- Các thủ tục - Chỉ được tiến hành các công việc vận hành thử nghiệm khi nơi công tác đã được đội sửa chữa làm vệ sinh sạch sẽ. - Tiến hành nghiệm thu các thiết bị đã được sửa chữa trước khi đưa vào vận hành phải theo đúng quy định trong các quy phạm hiện hành. - Khi tiến hành vận hành thử nghiệm nếu phát hiện những khiếm khuyết, sai sót còn tồn tại thì tổ sửa chữa và các bên có liên quan phai nhanh chóng khắc phục trước khi chạy thử lại lần 2. - Trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm mà có phát hiện những sai sót thì không cho phép vận hành mà phải nhanh chóng tiến hành khắc phục các sai sót đó. - Khi thiết bị được đưa vào vận hành thử nghiệm phải so sánh các thông số vận hành mới của thiết bị với các thông số vận hành theo định mức trước đó để co sự so sánh giữa chúng. Nếu độ lệch giữa các thông số đó vượt quá giới hạn cho phép phải nhanh chóng tiến hành khắc phục. - Khi không còn sai sót tồn tại trên thiết bị thì thực hiện các thủ tục bàn giao thiết bị cho phân xưởng vận hành. Khi bàn giao phải có đầy đủ các hồ sơ tài liệu 16/45 4/2007 như: biên bản nghiệm thu, các biên bản kiểm tra thử nghiệm, các biên bản hiệu chỉnh trong quá trình chạy thử nghiệm. 2.4.2- Các biện pháp an toàn - Tiến hành thu dọn các rào chắn xung quanh khu vực công tác. - Tiến hành gỡ các biển báo đã treo trên các MCCB - Tiến hành thao tác để đưa thiết bị cần sửa chữa vào vận hành theo trình tự đã ghi trong phiếu thao tác. Biện pháp an toàn cho từng thiết bị, bộ phận cụ thể trong quá trình vận hành của hệ thống điều tốc và hệ thống dầu điều tốc - Chạy nhích trục tổ máy + Biên pháp kỹ thuật: làm theo phiếu thao tác + Biện pháp tổ chức: Có phiếu thao tác kèm theo trong phần phụ lục 7 - Giải toả án động phần cơ tổ máy: + Biên pháp kỹ thuật: làm theo phiếu thao tác + Biện pháp tổ chức: Có phiếu thao tác kèm theo trong phần phụ lục 7 2.5- Danh mục những công việc thực hiện theo lệnh công tác, lệnh thao tác, phiếu công tác, phiếu thao tác 2.5.1- Những công viêc làm theo lệnh công tác, lệnh thao tác - Những công việc nhỏ lẻ, đơn giản, có số lần thao tác không quá 3 - Xử lý sự cố. 2.5.2- Những danh mục làm theo phiếu công tác, phiếu thao tác: - Những công việc phức tạp, thời gian kéo dài: Sửa chữa thiết bị theo kế hoạch, định kỳ như đại tu, trung tu, tiểu tu...Kiểm tra chốt cánh hướng - Kiểm tra, chuyển đổi vận hành thiết bị phụ dịch (phần liên quan đến điều tốc) theo định kỳ. Những danh mục cụ thể làm theo PCT, LCT, PTT, LTT STT Tên thiết bị Công việc cần thực hiện Các công việc làm theo LCT A Phần điện Khối nguồn điện 1 1.1-Bộ nguồn CNV1, CNV2 và CNV3 2 1.2- Bộ nguồn PA1, PA2 Khối điều khiển/xử lý 3 2.1- Bộ micronet 4 2.2- Màn hình 2 dòng Khối tín hiệu vào/ra 5 3.1- Bo A3 (FTM 103) 3.2- Bo A4 (FTM 104) 3.3- Bo A5 (FTM 105) 6 3.4- Bộ cảm biến công suất thực Khối thiết bị khác 7 4.1- PT, CT: Các đầu ra dòng và áp dùng để kiểm tra, thử nghiệm 17/45 Ghi chú Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh Kiểm tra, vệ sinh 4/2007 8 4.2- RL-TG1 và RL-TG2 là 2 bộ rơle trung gian 9 4.3- 65CH_Bộ sấy trong tủ điều tốc (nt) 10 4.4- Đèn chiếu sáng bên trong tủ Thay thế, kiểm tra hay vệ sinh 11 4.5- 30S và 30F_bảng báo trạng thái kiểm tra, vệ sinh và sự cố 12 4.6- AA, BB, CC, DD, EE_là các trạm kiểm tra, vệ sinh đấu dây 13 4.7- Các thiết bị bố trí phía trước mặt kiểm tra, vệ sinh tủ 14 4.8- Bộ phản hồi vị trí van phân phối kiểm tra, vệ sinh LVDT và phản hồi vị trí cánh hướng RVDT (đã trình bày trong hệ thống dầu điều tốc) 15 4.9- Máy phát tốc (xem CD máy phát) B Phần cơ 16 Cụm Valve FC 1250 Kiểm tra, vệ sinh 17 Servo cánh hướng (nt) 18 Thắng cơ (nt) Các công việc làm theo LTT 1 Khóa 43-20 để chọn hệ thống điều tốc Chuyển đổi sang làm việc tự động hay bằng tay Auto/Manual Auto/Manual 2 Khóa 7-65DLS (đường đặc tính tốc Chuyển đổi sang độ) use/no use 3 Tổ máy dừng khẩn cấp tại thiết bị Nhấn nút 5E tại tủ điều tốc Các công việc làm theo PCT 1 Chạy nhích trục Theo phần phụ lục 2 Kiểm tra sửa chữa khi có khí lọt vào Theo phần phụ lục đường ống điều khiển 3 Sửa chữa, trung tu bộ van FCTM1250 Theo phần phụ lục 4 Thay chốt cắt cánh hướng Theo phần phụ lục 5 Sửa chữa hay thay các bo mạch thuộc Theo phần phụ lục phần điện như đã trình bày ở trên Các công việc làm theo PTT 1 Chạy nhích trục Theo phần phụ lục 2 Kiểm tra sửa chữa khi có khí lọt vào Theo phần phụ lục đường ống điều khiển 3 Sửa chữa, trung tu bộ van FCTM1250 Theo phần phụ lục 4 Thay chốt cắt cánh hướng Theo phần phụ lục 5 Sửa chữa hay thay các bo mạch thuộc Theo phần phụ lục phần điện như đã trình bày ở trên 18/45 4/2007 2.6- Biện pháp an toàn cần lưu ý đặt biệt đối với thiết bị hệ thống - Không được sử dụng vô tuyến trong buồng tuabin: Vì khi sử dụng vô tuyến trong buồng máy phát sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễu loạn tín hiện phản hồi vị trí cách hướng từ bộ phản hồi RVDT làm cho độ mở cách hướng dao động có thể dẫn đến Trip máy (dao động quá 5%) - Nút nhấn sự cố ngừng khẩn cấp 5E thường được dán lại bằng băng keo trắng mỏng để tránh những thao tác ngoài ý muốn. 19/45 4/2007 Chương 3: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ 3.1- Lắp đặt: 3.2- Vận hành 3.2.1- Phương thức vận hành (có 2 phương thức vận hành: tự động tại MCR và ULC hoặc bằng tay tại tủ điều tốc) Phương thức vận hành tự động: khoá 43-20 chuyển sang vị trí AUTO Phương thức vận hành tự động tại phòng điều khiển trung tâm MCR: khoá 43 R tại ULC chuyển sang vị trí REMOTE Phương thức vận hành tự động tại phòng ULC: khoá 43 R tại ULC chuyển sang vị trí LOCAL 3.2.1.1- Phương thức vận hành tự động (MicroNet Unit Control) Phương thức vận hành tự động có hiệu lực khi nút chuyển mạch điều khiển AUTO/MANUAL 43-20 được đặc ở vị trí AUTO. Ở chế độ này độ mở cánh hướng tùy thuộc vào giá trị vận tốc đặc trước của tổ máy và những thông số động lực khác của hệ thống như tốc độ tổ máy, độ dốc cố định. Giá trị cài đặc của tốc độ sẽ tự động thay đổi trong quá trình khởi động và dừng máy (xem trình tự khởi động/ngừng máy). Giá trị tốc độ và giới hạn cần chận tải chỉ có thể được điều khiển bởi một lệnh phát ra từ ULC trong chế độ vận hành tự động thông qua một tiếp điểm riêng biệt. Nút chuyển mạch 43-20 nằm ở tủ OCP được đặt sang vị trí AUTO bởi ý định của điều hành viên. Việc lựa chọn chế độ vận hành tự động chỉ có thể thao tác tại tủ OCP. Khi được chọn vận hành tự động MicroNet Unit Control được đặt ở trạng thái vận hành bình thường theo trình tự của phương thức vận hành tự động. Khi phương thức vận hành tự động đã được chọn, nó có thể bị hủy bỏ nếu điều hành viên chuyển nút 43-20 sang vị trí MANUAL. 3.2.1.2- Phương thức vận hành bằng tay tại tủ điều khiển tại chỗ LCP (khoá 43 R tại ULC chuyển sang vị trí MANUAL Chế độ vận hành bằng tay được sử dụng cho phép điều hành viên điều chỉnh bằng tay tốc độ cài đặt của điều tốc. Trong phương thức này vị trí của cánh hướng cũng tùy thuộc vào giá trị đặt trước và các tham số hệ thống khác như tốc độ và độ dốc (tương tự như phương thức vận hành tự động). Tuy nhiên giá trị cài đặc tốc độ của điều tốc sẽ không tự động điều chỉnh bởi MicroNet trong trình tự khởi động và dừng máy. Điều hành viên có nhiệm vụ phải điều chỉnh tốc độ cài đặc của điều tốc qua những nút điều khiển được đặc tại OCP. Chú ý: Trong phương thức vận hành bằng tay, tất cả các van điều khiển solenoid (như van cầu, van bypass, van nén mực nước . . .) đã được tách rời khỏi mạch điều khiển tại ULC. Các van solenoid phải được trực tiếp vận hành bằng tay thông qua các nút điều chỉnh trực tiếp trên thân van. Phương thức vận hành bằng tay được lựa chọn với mục đích vận hành của điều hành viên khi chuyển nút CHANGE-OVER CONTROL – AUTO/MANUAL 43 –20 sang MANUAL tại OCP. Nếu nút CHANGE-OVER CONTROL – AUTO/MANUAL 43 –20 được đặt ở vị trí MANUAL, MicroNet sẽ duy trì trị giá đặc về vận tốc tại thời điểm chuyển mạch, tuy nhiên, nó chỉ thay đổi khi nút SPEED SETPOINT (RAISE) hoặc 20/45 4/2007 (LOWER) được tác động về phía tăng hay giảm. Khi chuyển từ vị trí MANUAL sang AUTO sẽ là nguyên nhân khiến điều tốc chỉ duy trì giá trị cài đặc hiện tại và nó chỉ thay đổi khi có tín hiệu điều khiển từ ULC Khi phương thức vận hành bằng tay đã được chọn, nó có thể bị hủy bỏ nếu điều hành viên chuyển nút 43-20 sang vị trí AUTO. 3.2.1.3- Các lưu ý trong các phương thức vận hành. - Trạng thái làm việc bình thường của thiết bị. + Áp lực, mức dầu của hệ thống dầu điều tốc phải đủ + Các thông số hiển thị ở các đồng hồ giới thiệu ở trên phải nằm trong giới hạn cho phép + Các đường điểu khiển gởi đến thiết bị không bị mất + Các thiết bị khác: cách hướng, secvo cách hướng…. phải ở trạng thái, vị trí sẵn sàng làm việc 3.2.2- Chế độ vận hành 3.2.2.1- Chế độ điều chỉnh tần số f của MNTĐ Hàm Thuận và của hệ thống điện Tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận có các chế độ điều chỉnh tần số như sau: a- Điều tần cấp 1: Ở chế độ này bộ điều tốc làm việc để điều chỉnh tần số tổ máy nằm trong khoảng 50 ± 0.1 Hz Các điều kiện khi chạy điều tần cấp 1: + AFC: USE + ALR: USE hay NOUSE b- Điều tần cấp 2: Ở chế độ này bộ điều tốc làm việc để cố định công suất P F của tổ máy với dãy tần số nằm trong khoảng 50 ± 0.5 Hz Các điều kiện khi chạy điều tần cấp 2: + ALR: USE + AFC: NOUSE c- Tham gia điều tần cùng hệ thống: Ở chế độ này bộ điều tốc làm việc để tổ máy phát công suất hữu công PF trong giới hạn của mình (10MW đến 150MW) theo dao động của lưới Các điều kiện khi làm việc ở chế độ này: + ALR: NOUSE + AFC: USE/NOUSE Tron chế độ này hệ thống điều tốc làm việc theo đường đặc tính điều chỉnh 10% và 6% 6% F 10% (43-65 DLS nouse) 21/45 Đặc tính 10% và 6% 4/2007 Độ mở cánh hướng Tải về bản full

Từ khóa » Hệ Thống điều Tốc Của Nhà Máy Thủy điện