Hệ Thống định Vị Dẫn đầu Số Lượng Vệ Tinh Trên Quỹ đạo - Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Năm 1993, chương trình Bắc Đẩu chính thức được khởi động với kế hoạch thực hiện theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1, 2000 - 2003; giai đoạn 2 đến năm 2012; giai đoạn 3 đến năm 2020. Tổng kinh phí cho toàn bộ dự án lên đến 10 tỷ USD.
Bắc Đẩu-1 là hệ thống định vị khu vực thử nghiệm gồm 4 vệ tinh (3 vệ tinh làm việc và 1 vệ tinh dự phòng). Các vệ tinh được thiết kế dựa trên công nghệ vệ tinh viễn thông địa tĩnh DFH-3 của Trung Quốc, trọng lượng tại thời điểm phóng là 1.000 kg/vệ tinh.
Ảnh minh họa: China Daily |
Không giống như các vệ tinh sử dụng quỹ đạo trung bình Trái Đất (MEO) của GPS, GLONASS của Nga và GALILEO của châu Âu, Bắc Đẩu-1 sử dụng các vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEO). Điều này có nghĩa Bắc Đẩu-1 không cần trang bị nhiều vệ tinh nhưng có hạn chế về phạm vi phủ sóng đến các khu vực trên Trái Đất. Theo đó, khu vực quan sát được nằm trong phạm vi 70°- 40° kinh độ Đông và 5°- 55° vĩ độ Bắc.
Bắc Đẩu-2 (hoặc Compass) không phải là phần mở rộng của Bắc Đẩu-1 mà là hệ thống định vị mới gồm 35 vệ tinh, trong đó có 5 vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh để tương thích với Bắc Đẩu-1 và 30 vệ tinh quỹ đạo phi tĩnh GSO (27 vệ tinh nằm trên quỹ đạo trung bình Trái Đất và 3 vệ tinh ở quỹ đạo phi tĩnh nghiêng (IGSO), có khả năng phủ sóng toàn cầu.
Hệ thống Bắc Đẩu-2 sử dụng tín hiệu mã hóa dựa trên công nghệ tiên tiến, có cấu trúc phức hợp tương tự như hệ thống GALILEO và GPS mới; cung cấp dịch vụ miễn phí cho dân thường và dịch vụ trả tiền dùng cho chính phủ và quân sự; trọng lượng 2.200kg, trọng lượng không nhiên liệu 1.100kg.
Ngày 23/6/2020, tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (tỉnh Tứ Xuyên), Trung Quốc phóng thành công vệ tinh Bắc Đẩu-3GEO3, là vệ tinh cuối cùng trong hệ thống định vị Bắc Đẩu. Như vậy, hệ thống định vị Bắc Ðẩu gồm 35 vệ tinh đã giúp Trung Quốc củng cố vị thế số 1 về số vệ tinh định vị so với GPS (hiện có 31 vệ tinh trên quỹ đạo), GALILEO (22 vệ tinh) hay GLONASS (24 vệ tinh).
Từ khi hệ thống định vị Bắc Đẩu hoàn thành và chính thức đưa vào hoạt động, Trung Quốc bắt đầu thu được những lợi ích về nhiều mặt.
Một là về chiến lược quốc phòng. Đây là mục đích chính của Trung Quốc khi thiết lập hệ thống Bắc Đẩu. Hiện quân đội Trung Quốc đang sở hữu một lượng lớn các loại tên lửa đất đối không, đất đối đất, đất đối hạm, tên lửa hành trình tầm ngắn, tên lửa hành trình vượt đại châu… Những loại tên lửa này đa phần đều được trang bị thiết bị dẫn đường bằng vệ tinh.
Hai là, ứng phó với các vấn đề an ninh mới. Đây có thể chính là một trong các động lực khiến Trung Quốc thúc đẩy thiết lập hệ thống định vị Bắc Đẩu. Thông qua hệ thống này, Trung Quốc có thể giám sát, theo dõi việc sử dụng điện thoại di động, thiết bị dẫn đường, vô tuyến… của các đối tượng tội phạm, khủng bố nhằm kịp thời ứng phó với tình hình nếu có thể xảy ra.
Ba là, lợi ích về kinh tế và thương mại. Thông qua việc bán bản quyền, cho thuê đường truyền vệ tinh.. Trung Quốc sẽ tham gia cuộc cạnh tranh và phá thế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực truyền thông và di động trên thế giới, giúp giải quyết khó khăn trong liên lạc cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo thông tin liên lạc tại các đảo chiếm đóng ngoài khơi, đồng thời giúp kinh tế biển hoạt động diễn ra nhộn nhịp và an toàn.
Theo truyền thông Trung Quốc, đến nay, hơn 70% điện thoại di động, hàng triệu taxi, xe buýt, xe tải Trung Quốc đã sử dụng hệ thống định vị Bắc Ðẩu. Các dịch vụ sử dụng hệ thống Bắc Ðẩu cũng được cung cấp tại hơn 120 quốc gia. Giá trị lĩnh vực định vị vệ tinh của Trung Quốc có thể đạt 60 tỉ USD trong năm 2022.
Với việc hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc hoàn thành, bao phủ toàn bộ địa cầu, nước Mỹ đã cảm thấy “bất an” đối với tính năng kỹ thuật của hệ thống này. Vì vậy, Mỹ đã và đang đầu tư lớn vào lĩnh vực vệ tinh quân sự, nhằm chiếm ưu thế trong không gian vũ trụ để áp đảo, răn đe các nước muốn cạnh tranh với Mỹ về ưu thế quân sự trong tương lai, nhất là với Nga và Trung Quốc.
Việc châu Âu, Trung Quốc và một số nước khác đang tích cực xây dựng hệ thống định vị toàn cầu riêng, hoặc mở rộng ứng dụng cho toàn thế giới là nhằm mục đích không phụ thuộc vào GPS của Mỹ. Vì thế, giới quân sự cảnh báo rằng, trong tương lai gần sẽ có thêm các hệ thống dẫn đường vệ tinh khác đi vào hoạt động và có thể tạo ra nguy cơ về một “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” giữa các cường quốc vũ trụ hàng đầu thế giới.
Nguyên Phong
Hai đối thủ nặng ký đe dọa sự thống trị của hệ thống GPS Mỹ
GLONASS và GALILEO được coi là hai đối thủ nặng ký nhất hiện nay của hệ thống GPS của Mỹ.
Từ khóa » Hệ Thống định Vị Toàn Cầu Bắc đẩu
-
Hệ Thống Định Vị Vệ Tinh Toàn Cầu Beidou (Hay Bắc Đẩu) - THC
-
Công Nghệ định Vị Vệ Tinh Bắc Đẩu Không Theo Dõi Người Dùng - Navis
-
Tại Sao Trung Quốc Phát Triển Hệ Thống định Vị Riêng
-
Trung Quốc Hoàn Thành Hệ Thống định Vị Bắc Đẩu, Cạnh Tranh GPS ...
-
Mạng Lưới Bắc Đẩu Và Tham Vọng Của Trung Quốc - Báo Thanh Niên
-
Hệ Thống định Vị Bắc Đẩu Của TQ: Cơn ác Mộng Của Thế Giới
-
Hệ Thống định Vị Bắc Đẩu Của Trung Cộng đã được Xuất Cảng Sang ...
-
Hệ Thống định Vị Dẫn đầu Số Lượng Vệ Tinh Trên Quỹ đạo - Báo Mới
-
Hệ Thống định Vị Bắc Đẩu Của Trung Quốc: Cơn ác Mộng Toàn Cầu
-
Hệ Thống định Vị Vệ Tinh Bắc đẩu (Compass)
-
Trung Quốc Sắp Ra Hệ Thống định Vị Chính Xác Hơn GPS Của Mỹ - Zing
-
Tham Vọng Của Trung Quốc Từ Hệ Thống định Vị Bắc Đẩu
-
Trung Quốc Hoàn Thành Hệ Thống Vệ Tinh định Vị Toàn Cầu - VnExpress