Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc
Tổng quan
Tên địa phương
臺北捷運
Chủ
Chính phủ thành phố Đài Bắc
Khu vực phục vụ
Đài Bắc và Tân Bắc, Đài Loan
Loại tuyến
Tàu điện ngầm
Số lượng tuyến
5[1]
Số nhà ga
117[1]
Lượt khách hàng năm
765.47 triệu (2018)
Giám đốc điều hành
BC Yen
Website
english.metro.taipei
Hoạt động
Bắt đầu vận hành
28th tháng 3, 1996
Đơn vị vận hành
Taipei Rapid Transit Corporation
Nhân vật
Fully grade separated
Số lượng xe
217.5[2]
Chiều dài tàu
6
Khoảng cách
Năm 2016:[2]
Tối thiểu
1:20 phút (Tuyến Văn Hồ)
2:00 phút (tuyến khác)
Trung bình giờ cao điểm
2:10 phút (tuyến Văn Hồ)
4:01 phút (tuyến khác)
Trung bình ngoài giờ cao điểm
4:16 phút (tuyến Văn Hồ)
5:28 phút (tuyến khác)
Kỹ thuật
Chiều dài hệ thống
131,1 km (81,5 mi)
Số đường ray
2
Khổ đường sắt
1.880 mm (6 ft 2 in) (Tuyến Văn Hồ)
1.435 mm (4 ft 81⁄2 in) đường sắt khổ tiêu chuẩn (tuyến khác)
Bán kính cong tối thiểu
33 mét (108 ft) (Tuyến Văn Hồ)
200 mét (656 ft) (tuyến khác)
Điện khí hóa
Third rail 750 V direct current
Tốc độ trung bình
32,84 kilômét trên giờ (20 mph) (Tuyến Văn Hồ)
31,50 kilômét trên giờ (20 mph) (tuyến khác)
Tốc độ cao nhất
80 kilômét trên giờ (50 mph) (tuyến Văn Hồ)
90 kilômét trên giờ (56 mph) (tuyến khác)
Bản đồ
Hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao Đài Bắc (Trung văn phồn thể: 台北大眾捷運系統), còn được gọi là MRT (Metropolitan Rapid Transit), hoặc Metro Đài Bắc (台北捷運), là một hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao phục vụ cho một khu vực rộng lớn ở vùng đô thị Đài Bắc. Mạng lưới đường sắt này bao gồm 131,1 km đường sắt và 117 ga. Cơ quan quản lý và điều hành là Công ty Đường sắt Đô thị Đài Bắc (台北大眾捷運公司) hay TRTC. Do tính hiệu quả và kinh tế của nó, hệ thống này trở thành phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Thủ đô Đài Bắc với bình quân 1,2 triệu lượt người sử dụng mỗi tuần. Hiện nay, các dự án cải tạo các tuyến đường sắt đang sử dụng để kết hợp chúng vào hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao đang được triển khai.
Metro Đài Bắc là một trong những hệ thống đường sắt đô thị có kinh phí xây dựng cao nhất, chỉ riêng giai đoạn một của hệ thống này đã ngốn 18 tỷ dollar Mỹ, và giai đoạn hai ước sẽ tốn 13,8 tỷ dollar. Kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1996, hệ thống này đã giúp giảm thời gian lưu thông từ các nơi xa nhau nhất trong Đài Bắc từ 3 giờ xuống chỉ còn chưa đến 1 giờ, và đã có tác dụng làm dịu bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Đài Bắc. Hệ thống này còn có tác dụng thúc đẩy sự đổi mới đô thị, cũng như tăng cường giao thông phục vụ du lịch tới các đô thị ngoại vi chẳng hạn như Đạm Thủy.
Các tuyến
[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu trưng
Tên tuyến
Màu
Từ nguyên học
Dịch vụ
Số nhà ga
Tuyến Văn Hồ
Tuyến nâu
Văn Sơn - Nội Hồ
24
Tuyến Đạm Thủy-Tín Nghĩa
Tuyến đỏ
Đạm Thủy - Tín Nghĩa
Đạm Thủy–Núi Tượng (full service); typically 8 tph
Bắc Đầu–Đại An (short turn service); typically 8 tph
Bắc Đầu–Tân Bắc Đầu (nhánh Tân Bắc Đầu); typically 7 tph
28
Tuyến Tùng Sơn-Tân Điếm
Tuyến xanh lá cây
Tùng Sơn - Tân Điếm
20
Tuyến Trung Hòa-Tân Lô
Tuyến da cam
Trung Hòa -Tân Trang- Lô Châu
26
Tuyến Bản Nam
Tuyến xanh lam
Thổ Thành - Nam Cảng
23
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]
^ ab“Network and Systems”. Taipei Rapid Transit Corporation. 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015.
^ ab“2016 Annual Report” (PDF). Taipei Metro. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết: Hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Taipei MRT (thể loại)