Hệ Thống Gạt Mưa – Rửa Kính 1. Cấu Tạo Chung

                   Đại học Đà Nẵng                                     Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNGĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CẤP CAO ĐẲNG

Tên đề tài:  Hệ Thống Gạt Mưa Rửa Kính Và Nâng Hạ Kính Trên Ôtô Sinh viên thực hiện: Lê Anh Tuấn                                             Lớp: 16DL4

Ngành: Công Nghệ Kĩ Thuật Ôtô                                               Khóa: 2016

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Hoài

Ngày nhận đề tài: 17/01/2019                                                     Ngày bảo vệ: 6/2019

  • Mục tiêu của đề tài, phạm vi đề tài:

Nhằm nâng cao kiến thức chuyên sâu về hệ thống điện thân xe. Lập được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện trên các loại xe ô tô hiện nay.

  • Phương pháp nghiên cứu, lựa chọn giải pháp công nghệ: - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình trang bị điện ô tô, tài liệu sửa chữa điện thân xe hiện nay. - Phân tích tổng hợp tài liệu
Nội dung nghiên cứu - Hệ Thống Gạt Mưa – Rửa Kính 1. Cấu tạo chung

Hệ thống gạt nước – rửa kính bao gồm các bộ phận sau:

1. Cần gạt nước/lưỡi gạt nước

2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước

3. Vòi phun của bộ rửa kính

4. Bình chứa nước rửa kính ( có chứa motor rửa kính )

5. Công tắc gạt nước – rửa kính

2. Hoạt động của các bộ phận  2.1 Động cơ điện gạt nước.              Motor gạt nước là động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Motor gạt nước gồm có motor và bộ truyền bánh răng .    Một sức điện động lớn được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay để hạn chế tốc độ quay của motor.  a. Hoạt động ở tốc độ thấp

    Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng, từ chổi than tốc độ thấp một sức điện động lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay với tốc độ thấp.b. Hoạt động ở tốc độ cao       Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng, từ chổi than tốc độ cao một sức điện động ngược được tạo ra. Kết quả là motor quay vứi tốc độ cao.c. Cơ cấu dừng tự động Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có chức năng này thanh gạt nước luôn được đảm bảo dừng ở vị trí cuối cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước. Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này. Công tắc này có đĩa cam xẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc. Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc quy được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào motor gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước quay.

Tuy nhiên ở thời điểm công tắc gạt nước OFF, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc quy vẫn được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào motor gạt nước tời tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho motor tiếp tục quay. Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng điện không đi vào mạch điện và motor gạt nước bị dừng lại.2.2. Cơ cấu dẫn động thanh gạt nước  Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su, gạt nước được lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt. Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được nước mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước.

Chuyển động tuần hoàn của thanh gạt nước được tạo ra bởi motor và cơ cấu dẫn động.2.3. Motor bơm nước – rửa kínhĐổ nước rửa kính vào trong khoang động cơ. Bình chứa nước rửa kính được làm từ bình nhựa và nước rửa kính được phun nhờ motor rửa kính đaẹt trong bình chứa. Motor rửa kính có dạng cánh quạt được sử dụng trong bơm nhiên liệu.2.4. Công tắc điều khiểnCông tắc điều khiển được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần.

Công tắc điều khiển có các vị trí:

1. OFF ( dừng )

2. LO ( chậm )

3. HI ( nhanh )

4. INT ( gián đoạn )

3. Hoạt động của hệ thống gạt mưa – rửa kính

3.1. Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LO ( tốc độ thấp )

Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp, dòng điện đi vào chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước ( gọi là LO ) thể hiện như trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

+ ắc quy → chân + B → tiếp điểm LO công tắc gạt nước → chân + 1 → motor gạt nước ( LO ) → mát. 3.2. Nguyên lý hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí HI ( tốc độ cao ) Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ cao của motor gạt nước ( gọi là HI ) thể hiện như trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ cao.

+ Ắc quy → chân + B → tiếp điểm Hi công tắc gạt nước → chân + 2 → motor gạt nước ( HI ) → mát.

3.3. Nguyên lý hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí INT.

a. Hoạt động khi Transistor bật ONKhi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì Transistor Tr1 được bật lên một lúc làm cho tiếp điểm của rơle được chuyển tử A sang B. Khi tiếp điểm rơle tới vị trí B, dòng điện đi vào motor tốc độ thấp ( LO ) và motor bắt đầu quay ở tốc độ thấp. b. Hoạt động khi Transistor ngắt OFF. Transistor Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp điểm rơle lại chuyển từ B về A. Tuy nhiên, khi motor bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc dạng cam chuyển từ P3 sang P2 , do đó dòng điện tiếp tục đi vào chổi than tốc độ thấp của motor và motor làm việc ở tốc độ thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố định. Transistor Tr1 lại bật ngay làm cho gạt nước tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại.

3.4. Nguyên lý hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí OFF Nếu công tắc gạt nước được đưa về vị trí OFF trong khi motor gạt nước đang hoạt động, thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Khi gạt nước tới vị trí dừng, tiếp điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và motor dừng lại.

(+) Nguồn → tiếp điểm P2 công tắc cam → cực S→ tiếp điểm rơle → tiếp điểm OFF → cực +1 → môtơ gạt nước (LOW) → mass. 3.5. Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính

Dòng điện đi trong mạch theo chiều như sau:

Ắc quy (+) → motor rửa kính → chân số W → tiếp điểm công tắc rửa kính → chân EW

→ mass. - Hệ Thống Nâng Hạ Kính  Phân loại: Về mặt cơ khí, hệ thống được phân làm 2 loại

  • Hệ thống sử dụng dây cáp để kéo bệ đỡ kính
  • Hệ thống nâng hạ bệ đỡ kính hình "cái kéo"

Phân loại: Về mặt cơ khí, hệ thống được phân làm 2 loại

  • Hệ thống sử dụng dây cáp để kéo bệ đỡ kính
  • Hệ thống nâng hạ bệ đỡ kính hình "cái kéo"

Hệ thống dùng dây cáp Trong số các hệ thống dùng dây cáp thì có hai loại cáp chính :

  • Hệ thống dùng cáp xoắn
  • Hệ thống dùng cáp Bowden và hệ thống cáp Bowden "kép" Hệ thống cáp Bowder kép Cáp bowden là loại cáp mà ta thường dùng làm dây phanh trên xe đạp hay xe gắn máy. Hệ thống bowden kép dùng 3 dây cáp, 2 bệ đỡ trên 2 thanh ray giúp chịu được kính trọng lượng nặng hơn

Một số lỗi thường gặp Sau đây là các lỗi thượng gặp ở hệ thống nâng hạ kính :

  • Mô tơ hỏng : Không có âm thanh phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên xuống kính.
  • Một trong những bánh răng bị mòn thậm chí gãy dưới sức nặng của cửa kính. Hoạt động lên xuống thường xuyên cũng đẩy nhanh tình trạng xuống cấp của các bánh răng.
  • Một trong những dây cáp bị đứt hoặc bị kẹt trong trục xoắn. Thường trong trường hợp này có 1 tiếng động nhỏ phát ra khi bấm nút lên xuống kính, mô tơ quay nhưng bị kẹt bởi dây cáp khiến cửa kính không lên hay xuống hẳn.

Về mặt kỹ thuật mà nói thì có thể phân ra làm 2 trường hơp : hoặc mô tơ hỏng hoặc hệ thống cơ khí nâng/hạ bị hỏng. Trong trường hợp thứ 2, có thể tự sửa hệ thống cơ khí nhưng khả năng lớn là sẽ phải mua và thay toàn bộ hệ cơ khí mới (mô tơ thì không cần thay do vẫn hoạt động tốt). Nhưng dù trường hợp nào đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc tháo tapy cửa ô tô ra để xác định lỗi. Kế hoạch thực hiện

STT

Nội dung công việc

Dự kiến thời gian

Ghi chú

1

    Nhận đề tài và tìm tài liệu khảo sát

17/01/2019 đến 24/02/2019

2

    Tìm nguyên vật liệu

26/02/2019 đến 29/02/2019

3

    Làm mô hình

1/03/2019 đến 1/04/2019

4

    Thử nghiệm mô hình

5/04/2019 đến 7/04/2019

5

    Vẽ các bản vẽ CAD,INVENTOR

9/04/2019 đến 29/04/2019

6

    Làm thuyết minh

30/04/2019 đến 25/05/2019

7

   Hoàn thiện mô hình, bản vẽ, thuyết minh và làm báo cáo chuẩn bị bảo vệ đồ án

26/05/2019 đến 1/06/2019

Đà Nẵng ngày 15   tháng 04   năm 2019

            Giảng viên hướng dẫn                                                               Sinh viên thực hiện  Duyệt                                                                                                  Lê Anh Tuấn

Từ khóa » Sơ đồ Gạt Mưa Rửa Kính