Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Của Tổ Chức Tín Dụng? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
1.Căn cứ pháp lý
Hệ thống kiểm soát nội bộ là quy trình không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm tạo ra một cơ chế giám sát bằng những quy định mang tính pháp lý nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tối ưu cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định theo quy định tại Điều 40 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể:
“Điều 40. Hệ thống kiểm soát nội bộ 1. Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; b) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; c) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. 3. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ”
2.Nội dung
Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Nói cách khác, đây là tập hợp tất cả những việc mà một tổ chức tín dụng cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của tổ chức tín dụng đang vận hành ra sao và, nếu vẫn giữ nguyên cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản, là một trong những vấn đề mang tính sống còn của tổ chức tín dụng. Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng phù hợp với nhu cầu, cơ cẩu tổ chức, đặc điểm, tính chất của tổ chức tín dụng. Tức mỗi tổ chức tín dụng có thể tự xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kiểm soát theo cách thức riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống kiểm soát tại các tổ chức thực hiện đúng chức năng, đem lại hiệu quả hoạt động tốt, thì hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu chung mà pháp luật quy định, cụ thể: -Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực. Các tổ chức tín dụng có thể có quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý khác nhau, nhưng bất kỳ tổ chức nào cũng có thể bị tác động bởi các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần hoạt động hiệu quả và an toàn. Bởi, hoạt động của hệ thống kiểm soát có tính quyết định đến việc xác định, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hầu hết mọi hoạt động của tổ chức tín dụng như phương án kinh doanh, bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực. -Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả. -Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng khi phát hiện những sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp khắc phục. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ. Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động. Mỗi tổ chức tín dụng có thể có những định hướng phát triển tốt, có chiến lược kinh doanh khôn khéo. Tuy nhiên, những ý tưởng đó có được thực thi một cách hoàn hảo, đem lại hiệu quả và thành công trên thực tế hay không lại phụ thuộc vào việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ, đảm bảo những nguyên tắc chung mà pháp luật quy định.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ được Thiết Lập Tại đơn Vị để
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Kiểm Toán Nội Bộ Theo Luật Kế Toán Năm ...
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ được Thiết Lập Tại đơn Vị để:
-
Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì ? Mục Tiêu Và Vai Trò Của Hệ ... - Luật Minh Khuê
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Mục đích Và Hạn Chế Của Hệ Thống
-
Kiểm Soát Nội Bộ – Kiến Thức Nhà Quản Trị Cần Biết | Học Viện APT
-
Các Quy Trình Kiểm Soát Nội Bộ Trong Doanh Nghiệp | Học Viện APT
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ được Thiết Lập Tại ... - Trắc Nghiệm Online
-
Thiết Lập Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ (KSNB) - Kinh Doanh Liêm Chính
-
Dịch Vụ Thiết Lập Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ - VIET & PARTNERS
-
Thiết Kế Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ để Quản Lý Rủi Ro Trong Doanh ...
-
Bàn Về Kiểm Soát Nội Bộ Và Hiệu Quả Hoạt động Của Doanh Nghiệp
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Cách Xây Dựng Hệ Thống ... - Wemay
-
Khái Quát Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại VPBank
-
Kiểm Soát Nội Bộ Của đơn Vị được Kiểm Toán - VINASC