Hệ Thống KIỂM SOÁT RA VÀO Cho Văn Phòng [Access Control System]

HighMark Security giới thiệu TOÀN BỘ về giải pháp cho hệ thống KIỂM SOÁT RA VÀO cho văn phòng [Access Control System] giúp bạn HIỂU RÕ trước khi TRANG BỊ cho nhu cầu của mình được trình bày chi tiết bên dưới.

MỤC LỤC:

Toggle
  • Hệ thống kiểm soát ra vào là gì ?
  • Hệ thống kiểm soát ra vào bao gồm những gì ?
  • Nguyên lý hoạt động hệ thống kiểm soát ra vào
  • PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ THẺ CẢM ỨNG THÔNG MINH
    • I. Đặt vấn đề:
    • II. Giới thiệu giải pháp sử dụng thẻ thông minh
      • 1. Giới thiệu các loại thẻ được sử dụng
      • 2. Cấu tạo cơ khí của thẻ RFID:
  • PHẦN II : GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RA VÀO BẰNG THẺ THÔNG MINH
    • I. Giới thiệu:
    • II. Một số cầu hình về phần cứng:
      • 1. Cấu hình phân tán:
    • 2. CẤU HÌNH TẬP TRUNG
  • PHẦN III: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ACCESS CONTROL
    • Giới thiệu:
  • Phần 3: Tham khảo thiết bị kiểm soát ra vào
    • Các tìm kiếm liên quan đến hệ thống access control honeywell

Hệ thống kiểm soát ra vào là gì ?

  • Hệ thống kiểm soát ra vào (access control) là một thuật ngữ dùng để miêu tả bất kì một biện pháp nào nhằm kiểm soát hay hạn chế hoạt động ra vào tại một địa điểm hay một khu vực nhất định.
Hệ thống kiểm soát ra vào là gì
Hệ thống kiểm soát ra vào là gì

Hệ thống kiểm soát ra vào bao gồm những gì ?

Một hệ thống kiểm soát ra vào thông thường có bốn thành phần cơ bản bao gồm:

  • Thông tin người sử dụng là một vật hữu hình hay một thông tin, đặc điểm cơ thể con người mà cho phép một cá nhân truy cập một thiết bị hay hệ thống máy tính. Thông tin người sử dụng có thể là thẻ, con dấu, mã PIN, dấu vân tay, khuôn mặt, v.v.
  • Đầu đọc là một thiết bị điện tử dùng để “đọc” thông tin người sử dụng và kiểm tra tính hợp lệ, cho phép hay không cho phép người đó ra hay vào khu vực kiểm soát.
  • Thiết bị khóa giúp ngăn chặn việc vào cửa tự do. Một số thiết bị khóa thông dụng là khóa điện tử, khóa từ, khóa chốt.
  • Bảng điều khiển (hay hệ thống quản lý trên máy tính) có chức năng xử lý mọi thông tin về hoạt động ra vào tại các cửa và kiểm soát từ xa các đầu đọc.

Nguyên lý hoạt động hệ thống kiểm soát ra vào

Với bốn thành phần cơ bản trên, một hệ thống kiểm soát ra vào sẽ hoạt động theo nguyên lý sau:

  • Mỗi cửa ra/vào sẽ được gắn một hệ thống khoá và đầu đọc dùng để điều khiển khoá. Ở trạng thái bình thường, thiết bị khóa sẽ ngăn chặn việc có người tự do đi qua cửa kiểm soát.
  • Một người muốn đi vào khu vực kiểm soát cần đăng kí vào hệ thống sử dụng quyền truy cập duy nhất (thẻ,mã số PIN,vân tay….). Khi muốn vào hoặc ra khu vực kiểm soát, họ bắt buộc phải sử dụng quyền này.
  • Đầu đọc được kết nối với bảng điều khiển hoặc máy tính qua đó thông tin ra vào của người truy nhập khu vực được quản lý chặt chẽ.
  • Dữ liệu gồm thông tin người truy nhập, thời gian ra/vào sẽ được lưu lại trong đầu đọc hoặc truyền trực tiếp về bảng điều khiển hay phần mềm
    Nguyên lý hoạt động hệ thống kiểm soát ra vào
    Nguyên lý hoạt động hệ thống kiểm soát ra vào

    kiểm soát trên máy tính của bảo vệ hoặc người quản lý.

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ THẺ CẢM ỨNG THÔNG MINH

I. Đặt vấn đề:

Hiện nay, vấn đề an ninh ra vào cho các khu nhà cao tầng được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là các khu nhà cao tầng đa chức năng, phục vụ cho nhiều đối tượng với các mục đích sử dụng khác nhau.

Như các khu nhà vừa là văn phòng làm việc vừa cho thuê…vv.

Trước sức ép về vấn đề đảm bảo an ninh cho các cao ốc. Chúng tôi xin được trình bày giải pháp sử dụng thẻ thông minh để quản lý ra vào.

II. Giới thiệu giải pháp sử dụng thẻ thông minh

1. Giới thiệu các loại thẻ được sử dụng

– Thẻ từ  (Magnetic Card):

  • Trên thẻ có băng từ để lưu dữ liệu, dữ liệu trên thẻ từ thông thường là mã số định danh đối tượng sử dụng thẻ.
  • Thẻ từ là thẻ có thể sao chép hay nói cách khác có thể giả mạo 1 thẻ khác giống hệt thẻ đang sử dụng.
  • Loại thẻ từ này được sử dụng rộng rãi trong các thập niên cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên vì lý do an ninh hiện nay người ta dần thay thế bằng thẻ có vi mạch bên trong hay còn gọi la thẻ thông minh.

– Thẻ Thông minh(Smart Card):

  • Tthẻ thông minh được thiết kế dựa trên nền tảng của một bộ nhớ an ninh (Secured Memory).
  • Muốn ghi, đọc, hay xóa dữ liệu trên thẻ bắt buộc phải có các Khóa (Key A, Key B) Độ dài của khóa tùy thuộc vào các loại Encryption Alogythym (thuật toán mã hóa).
  • Nếu một chiếc thẻ thông minh sau khi đã đựoc mã hóa thì không thể sao chép ra một chiếc thẻ thứ 2 giống chiếc thẻ thứ nhất (Cũng tương tự như các loại SIM của điện thoại di động…)

Phân loại thẻ thông minh:

– Thẻ thông minh có tiếp xúc:

  • Loại thẻ này có tiếp xúc về điện với các đầu đọc để cung cấp nguồn điện nuôi vi mạch bên trong thẻ.
  • Ví dụ như thẻ trả tiền trước, SIM điện thoại

– Thẻ thông minh không tiếp xúc (RFID)

  • Thẻ này nhìn bên ngoài giống như 1 chiếc thẻ nhựa thông thường, tuy nhiên bên trong thẻ là một vi mạch hoạt động vô tuyến.
  • Nhận sóng vô tuyến và biến thành năng lượng điện để nuôi vi mạch bên trong thẻ.
  • Ưu điểm của loại thẻ này là: An ninh cao, không có tiếp xúc co khí do đó độ bền thẻ cao, không ảnh hưởng đến các thiết bị đọc thẻ, có thể hoạt động trong môi trường trời mưa, ẩm ướt của miền Trung.

Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu quý đơn vị Giải pháp sử dụng thẻ RFID bơi có nhiều ưu điểm.

2. Cấu tạo cơ khí của thẻ RFID:

RFID (Radio Frequency IDentification):

  • Là việc sử dụng sóng vô tuyến để xác định, dò tìm quản lý một đối tượng, con người hay động vật.

Thẻ RFID là loại thẻ bên trong có gắn một chip điện tử làm việc nhờ năng lượng thu được từ sóng vô tuyến.

Thẻ RFID tuổi thọ hoạt động rất cao vì không có bất cứ sự va chạm cơ khí nào trong quá trình sử dụng thẻ.

Thẻ RFID làm việc như thế nào?

  •  1.Antena: Có tác dụng để thu sóng điện từ và chuyển thành năng lượng điện để cung cấp cho vi mạch hoạt động
  • 2. Chip: Thu và phát tín hiệu cho các đầu đọc đồng thời lưu trữ các thông tin
  • 3. Anten tín hiệu: Thu Phát dữ liệu tới các thiết bị đọc
  • 4. Vỏ PVC: Vỏ nhựa che phủ bên ngoài

Một số lợi điểm của thẻ RFID

  • Không cần nguồn điện cung cấp riêng cho thẻ
  • Không có tiếp xúc cơ khí, do đó không sợ các trường hợp bẩn đầu đọc như các loại thẻ từ, mã vạch. Thẻ vẫn có thể làm việc ngay cả khi bị bẩn, dính dầu mỡ hay bị ướt…
  • Tổi thọ rất cao so với thẻ từ hay mã vạch
  • Độ an ninh cao vì mỗi thẻ có một số Serial duy nhất, một vùng nhớ có DES do đó không thể copy thành thẻ khác được
  • Có thể được sử dụng trong mọi môi trường
  • Tốc độ đáp ứng rất cao
  • Phí bảo dưỡng thấp
  • Có thể phát triển đa ứng dụng (sử dụng để login vào mạng máy tính nội bộ của công ty)

Một số ứng dụng của thẻ RFID

  • Quản lý nhân sự, nhân công.
  • Thẻ điện tử: Thẻ CMND, thẻ sinh viên, thẻ khám bệnh…
  • Thẻ trả tiền trước, thẻ Ưu đãi khách hàng thường xuyên.
  • Thẻ giữ xe điện tử.
  • Quản lý hàng hóa và kiểm kho điện tử
Sơ đồ hệ thống kiểm soát ra vào
Sơ đồ hệ thống kiểm soát ra vào

PHẦN II : GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RA VÀO BẰNG THẺ THÔNG MINH

I. Giới thiệu:

Khoá thẻ thông minh được xem là một trong những phương pháp ĐIỀU KHIỂN, QUẢN LÝ RA VÀO thuận lợi nhất cho CÁC CAO ỐC ĐA CHỨC NĂNG.

Khoá thẻ thông minh đáp ứng nhu cầu đa dạng về một  hệ thống kiểm soát ra vào có kỹ thuật cao cho một thế giới có tốc độ phát triển nhanh chóng như ngày nay.

Thế hệ bộ điều khiển ra vào tiên tiến nhất hiện nay là loại sử dụng thẻ thông minh  không tiếp xúc.

Với hệ thống này, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về việc sao chép thẻ, bởi vì sẽ không bao giờ có hai chiếc thẻ có nội dung như nhau.

Nó Ghi chép toàn bộ các hoạt động về ra vào các cửa, ngõ, cầu thang máy, các hành lang công cộng…

II. Một số cầu hình về phần cứng:

1. Cấu hình phân tán:

  • Các Máy access control hoạt động độc lập với nhau về vật lý, dữ liệu được lưu trên từng máy cục bộ và điều khiển riêng từng cửa, các máy này kết nối với nhau thành một mạng.

Ưu điểm:

  • Dữ liệu phân tán trên các máy, sự hoạt động của các máy là độc lập, một máy bị sự cố, các máy khác vẫn hoạt động bình thường
  • Mỗi máy có thể xem như một cổng
  • Thích hợp cho các đơn  vừa và nhỏ, mô hình trải trên diện rộng.
  • Dễ dàng vận hành sử dụng

Nhược điểm:

  • Chi phí cao trong trường hợp đơn có nhiều nhân viên > 3000 nhân viên

2. CẤU HÌNH TẬP TRUNG

Tất cả các đầu đọc con (sub-reader) điều khiển từng cửa làm việc gián tiếp qua một data server, thông tin đọc thẻ chuyển về server và lưu tại server.

ƯU ĐIỂM:

  • Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong trường hợp số lượng cửa nhiều do giá thành đầu đọc con rẻ hơn các thiết bị độc lập

NHƯỢC ĐIỂM:

  • Hệ thống phụ thuộc nhiều vào server, Khi server có sự cố, toàn bộ hệ thống ngưng hoạt động.
  • Thiết bị dùng cho giải pháp này: SF_880, ICAS
  • Lưu được 20000 ĐẾN 65.000 bản ghi(sự kiện).
  • Cho phép kết nối 256 đầu đọc

PHẦN III: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ACCESS CONTROL

Giới thiệu:

Hệ thống được thiết lập để kiểm soát, quản lý ra vào tại các cửa đồng thời hạn chế sự ra vào không cần thiết của những người không phận sự hay ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.

Hệ thống có thể bao gồm nhiều bộ đầu đọc loại không tiếp xúc (proximility), loại tiếp xúc (magnetic), rảnh tay (hand free), vân tay,… được gắn tại các nơi ra vào như cửa, thang máy,…

Những người được phép ra vào phải có mã số hoặc thẻ hoặc nhận dạng bằng vân tay.

Phần mềm hệ thống chạy được trên tất cả các hệ điều hành phổ biến hiện nay (Win 10/2000/XP, NT,…) bao gồm một dĩa CD cài đặt và tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết.

Phần mềm cho phép thiết lập các thông số như nhóm, mã số, thời gian biểu, holidays,…

Tất cả dữ kiện ra vào của mọi người đều được lưu trữ tại Server điều khiển.

Dữ liệu này có thể export để làm báo cáo, chấm công cho nhân viên, kiểm soát giờ giấc,…

Các bộ đầu đọc sẽ được kết nối vào bộ điều khiển cửa và nối về trung tâm Server thông qua giao thức điều khiển RS-485 hoặc TCP/IP.

Thông thường bộ đầu đọc thẻ sẽ được đặt tại lối vào ngang tầm tay để quẹt thẻ, bộ điều khiển cửa sẽ đặt nơi thuận tiện phù hợp với kiến trúc cho thẩm mỹ.

Nút nhấn thoát (Exit) sẽ được đặt phía trong cửa để ra ngoài khi đang ở phía trong.

Cáp kết nối là loại cáp x oắn có bọc giáp chống nhiễu theo chuẩn công nghiệp.

Tất cả thiết bị phải được nuôi bởi nguồn UPS liên tục và dự phòng, các chốt cửa sẽ tự động mở khi có sự cố khẩn cấp.

Bộ xử lý trung tâm sẽ đặt tại phòng điều khiển chính, được nối với máy tính chủ (Server) thông qua ngõ RS-232 và ghi nhận toàn bộ thông tin từ các bộ điều khiển cửa gửi về.

Khi có ai vào, sử dụng thẻ quẹt vào đầu đọc, bộ điều khiển cửa lập tức mở chốt khoá để cho phép vào nếu thẻ quẹt đó đã được cấp mã số lập trình hợp pháp.

Khi muốn đi ra, người đó chỉ cần nhấn nút Exit ngay tại cửa đó.

Tại bộ xử lý trung tâm sẽ ghi nhận thông tin truy xuất từ cửa đó như : ai vào, mã số thẻ, ngày giờ,…

Ngoài ra trên hệ thống còn có thể thiết lập yêu cầu người ra vào bấm thêm mã số để xác nhận đúng người nhằm tránh trường hợp có ai đó làm mất thẻ và có người khác sử dụng thẻ đó để ra vào.

Trong trường hợp là thẻ không đúng, hệ thống sẽ báo lỗi và đầu đọc thẻ thể hiện đèn đỏ không cho phép vào.

Trên Server, khi phần mềm quản lý được kích hoạt, nó sẽ đọc dữ liệu đã ghi trong bộ xử lý và hiển thị để người quản lý có thể truy xuất dữ liệu.

Trước khi cho hệ thống hoạt động, người quản lý phải đặt tên, nhập mã số lập trình cho thẻ khi trao cho người sử dụng. 

Phần mềm cho phép lập trình các thẻ và mã số theo những cấp độ, nhóm khác nhau và được/ không được ra vào ở một số nơi nhất định như các phòng ban khác nhau, phòng VIP,…

Hệ thống hoạt động cả khi On-line và Off-line đối với máy tình.

Tức là kể cả khi máy tính chủ tắt hay mở thì dữ liệu vẫn được lưu trữ vì nó tồn tại tại bộ xử lý, chỉ khi kích hoạt phần mềm thì dữ liệu sẽ được đổ vào máy tính.

Khi ở trạng thái on-line thì dữ liệu sẽ được hiển thị ngay trên màn hình khi có sự kiện truy xuất, việc đóng mở cửa và giám sát trạng thái cửa cũng được điều khiển ngay tại trung tâm.

Các dữ liệu truy xuất tức thời theo dạng báo động sẽ được gửi đến trung tâm camera, BMS,… để tích hợp điều khiển.

  1. Mục đích :
    • Giúp cho việc kiểm soát chặt chẽ việc ra vào của nhân viên.
    • Dể quản lý hệ thống cửa ra vào.
    • Hạn chế việc ra vào của những người lạ không phải thành viên công ty.
  2. Giới thiệu chung về hệ thống: Phần sơ đồ khối thiết bị:

    • Máy tính để bàn (PC): dùng để quản lý cửa (kiểm soát thời gian vào,ra,in báo cáo…).(01 cái)
    • Bộ nguồn (02 bộ) :
      • Power 1 kết cung cấp nguồn trực tiếp cho 6 bộ Access controller Module.
      • Power 2 dùng để dự phòng nguồn điện phòng khi Power 1 gặp xự cố.
    • Access Controller Module (06 bộ): mỗi Module dùng để quản lý 4 cửa ra vào
    • RF Card Reader thiết bị đọc thẻ vào.
    • Switch (1 cái): dùng để kết nối giữa PC với 06 bộ Access Controller Module.
    • Cửa ra vào : nơi lắp các thiết bị bao gồm :
      • Khóa (lock): khóa cửa
      • In Reader: đọc thẻ vào
      • Out Reader: đọc thẻ ra
      • Nút Emergency: mở cửa khẩn cấp
  3. Sơ đồ PC vừa kết nối với RF card reader và switch :

Power 1 : Nguồn điện cung cấp

Power 2 : Nguồn điện dự phòng.

  • Access Controller Module

Ghi chú : Tất cả sơ đồ khối từ 1-6 đều giống như sơ đồ khối trên .Đây là sơ đồ khối mẫu.

  • Sơ đồ lắp đặt thiết bị tại của ra vào:

Ghi chú: In Reader được đặt bên ngoài cánh cửa

Out Reader và nút mở khẩn cấp đặt bên trong cửa

Khóa nằm trên cánh cửa

Phần 3: Tham khảo thiết bị kiểm soát ra vào

  • Đếm người bằng camera chuyên nghiệp
  • Máy chấm công
  • Thiết bị kiểm soát ra vào

Nếu Quý vị quan tâm hệ thống kiểm soát ra vào chuyên nghiệp xem thêm giải pháp access control của Honeywell.

Quý vị vui lòng gửi cho chúng tôi yêu cầu để được HighMark Security phản hồi những thông tin cần thiết cụ thể hơn cho giải pháp của Quý vị bao gồm : chi phí lắp đặt, thời gian lắp đặt, chế độ vận hành và bảo trì.

Các tìm kiếm liên quan đến hệ thống access control honeywell

  • access control honeywell vietnam
  • tìm hiểu về hệ thống access control
  • hệ thống access control honeywell
  • hệ thống kiểm soát vào ra
  • hệ thống access control là gì
  • hệ thống kiểm soát thẻ ra vào toà nhà
  • thiết bị kiểm soát người vào ra

Từ khóa » Số đồ Hệ Thống Access Control