Hệ Thống Làm Mát Trên Xe ô Tô Hoạt động Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống làm mát của ô tô có chức năng giữ cho nhiệt độ của động cơ luôn ở mức chấp nhận được để xe hoạt động ổn định nhất. Có hai loại hệ thống làm mát phổ biến: làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước.
Tìm hiểu về hệ thống làm mát động cơ trên ô tô
Như chúng ta đã biết, để động cơ ô tô, xe máy hoạt động được thì buồng đốt cần phải đốt cháy nhiên liệu liên tục. Quá trình này thường tạo ra rất nhiều nhiệt. Các bộ phận của động cơ sẽ nhanh chóng bị hư hỏng khi phải liên tục hoạt động ở nhiệt độ quá cao (kẹtpiston, dầu mất tác dụng bôi trơn, dễ gây cháy nổ…).
Vì vậy, quá trình vận hành của ô tô, xe máy không thể thiếu hệ thống làm mát động cơ. Hệ thống này có nhiệm vụ giảm nhiệt độ, giúp động cơ hoạt động ổn định ở nhiệt độ cho phép.
Phân loại hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát bằng không khí trên ô tô
Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản, gồm các cánh tản nhiệt ở đầu xi lanh, thân và quạt gió. Hệ thống hoạt động nhờ sự truyền động từ trục khuỷu động cơ hoặc độc lập nhờ nguồn điện.
Về cơ bản, quạt là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ thống làm mát này. Các cánh tản nhiệt trên nắp xilanh và thân động cơ sẽ hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn từ quá trình hoạt động của động cơ, quạt gió khi đó sẽ dẫn lượng không khí từ môi trường bên ngoài vào khoang động cơ, góp phần giảm nhiệt và làm mát khu vực này.
- Ưu điểm: Hệ thống làm mát bằng không khí của xe có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ nên chỉ tốn ít chi phí. Bên cạnh đó, do không có nhiều bộ phận phức tạp nên hệ thống này không yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
- Nhược điểm: Gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động, hiệu suất làm mát không cao, nhất là ở những khối động cơ lớn.
Hệ thống làm mát bằng nước trên ô tô
Hệ thống làm mát bằng nước được sử dụng phổ biến hiện nay vì khả năng làm mát vượt trội hơn hẳn với hệ thống làm mát bằng không khí.
Hệ thống này có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm: két nước, nắp két nước (van chân không và van điều áp), van hằng nhiệt, bơm nước và quạt (làm mát tuần hoàn cưỡng bức).
Két nước
Bộ phận này có tác dụng chứa nước để cung cấp nước làm mát cho động cơ trong quá trình hoạt động, đồng thời truyền nhiệt từ nước ra không khí để hạ nhiệt độ động cơ.
Nắp két nước
Hệ thống làm mát bằng két nước trên ô tô được bịt kín và điều áp bởi nắp két nước. Bộ phận này có tác dụng ngăn không cho nước bay hơi, bên cạnh đó giảm thiểu việc tăng áp suất làm tăng nhiệt độ sôi của nước giúp quá trình làm lạnh hiệu quả hơn. Nắp bộ tản nhiệt có hai van: van áp suất và van chân không.
- Van áp suất: Đưa nước từ két nước sang bình phụ khi áp suất trong két nước và nhiệt độ nước tăng.
- Van chân không: Hút nước từ bình phụ vào két nước để duy trì hoạt động làm mát khi nhiệt độ nước cao nhưng áp suất trong két nước thấp.
Van hằng nhiệt
Là một van được sử dụng để kiểm soát sự lưu thông của chất làm mát giữa động cơ và bộ tản nhiệt. Khi động cơ vừa khởi động, bộ điều nhiệt sẽ đóng cửa trao đổi nước vào bộ làm mát để động cơ nhanh chóng đạt đến nhiệt độ làm việc. Khi nhiệt độ của động cơ cao hơn mức cho phép (khoảng 75 - 102 độ C), van hằng nhiệt sẽ mở để bắt đầu quá trình làm mát.
Bơm nước
Bộ phận được lắp phía trước động cơ, thường là kiểu cánh gạt, sử dụng lực ly tâm để hút và đẩy nước đi. Vì vậy bộ phận này có thể đẩy một khối lượng lớn nước làm mát mà không làm tăng áp suất trong hệ thống. Khi tốc độ động cơ tăng, tốc độ bơm cũng sẽ tăng và lượng nước cũng được vận chuyển vào động cơ nhiều hơn để đáp ứng vấn đề làm mát động cơ.
Quạt gió
Quạt giócó tác dụng làm tăng tốc độ lưu thông không khí qua két nước để nước chảy quakét làm mát nhanh hơn.
- Ưu điểm: Hệ thống làm mát ô tô bằng nước có hiệu suất làm mát tốt hơn nhiều so với hệ thống làm mát bằng không khí, không gây ra tiếng ồn trong quá trình vận hành.
- Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, giá thành cao, cần bảo dưỡng định kỳ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng hệ thống làm mát trên xe ô tô
Đối với hệ thống làm mát bằng không khí trên xe ô tô
Mặc dù có cấu tạo đơn giản và không cần bảo dưỡng thường xuyên, nhưng người lái xe cũng nên để ý các dấu hiệu cho thấy hệ thống này cần sửa chữa: tiếng ồn lớn trong khi vận hành, nhiệt độ động cơ luôn ở mức cao, v.v.
Đối với hệ thống làm mát bằng nước trên xe ô tô
Kiểm tra hệ thống làm mát thường xuyên và thay thế các bộ phận khi cần thiết để đảm bảo rằng hệ thống này hoạt động ổn định tốt nhất.
Két nước là bộ phận cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Do thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên két nước có thể bị rỉ sét, tắc đường ống dẫn nước làm mát, đứt mối hàn.
Từ khóa » Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô
-
Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô Là Gì Và Hoạt động Ra Sao? - VinFast
-
Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô: Nguyên Lý Hoạt động Và Hư Hỏng - VinFast
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Làm Mát động Cơ ô Tô - OTO-HUI
-
Hệ Thống Làm Mát ô Tô: Cấu Tạo, Công Dụng, Nguyên Lý Làm Việc
-
Cùng Khám Phá Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô | DPRO Việt Nam
-
#Hệ Thống Làm Mát Trên Ô Tô Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động - Ắc Quy
-
Hệ Thống Làm Mát Trên Xe Hơi Ngày Nay
-
Hệ Thống Làm Mát động Cơ: Cấu Tạo? Các Hư Hỏng Và Sửa Chữa?
-
Hệ Thống Làm Mát Trên động Cơ ô Tô Hoạt động Như Thế Nào?
-
Nguyên Lý Và Cấu Tạo Hoạt động Của Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo, Sơ đồ Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô, Xe Tải Isuzu
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô
-
Hệ Thống Làm Mát Trên ô Tô