Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời độc Lập Là Gì? Điểm Khác Biệt Với Hệ ...
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm điện năng lượng mặt trời độc lập & Sơ đồ cấu tạo hệ thống
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là hệ thống sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra dòng điện và được lưu vào trong một ắc quy dự trữ. Dòng điện này tự hoạt động để cung cấp điện cho các thiết bị sinh hoạt mà không cần kết nối với hệ nguồn điện lưới và cần thêm một máy phát điện dự phòng. Nói một cách khác, hệ thống điện mặt trời độc lập hoàn toàn tách biệt với hệ thống lưới điện.
Với nguyên lý hoạt động độc lập hoàn toàn, hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập được ứng dụng rộng rãi trên nhiều vùng tại nhiều quốc gia, ứng dụng cụ thể cho các vùng không có điện lưới, vùng hải đảo xa xôi và vùng có điện nhưng không ổn định. Hệ thống điện mặt trời độc lập gồm pin mặt trời, ắc quy dự trữ, bộ điều khiển sạc ắc quy, biến tần và máy phát điện dự phòng (tùy chọn).
2. Ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời độc lập
2.1. Ưu điểm
– Không phụ thuộc vào lưới điện
Hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới sẽ khả thi hơn hoặc có thể rẻ hơn rất nhiều so với việc đầu tư cơ sở hạ tầng để dẫn đường dây điện đến một số khu vực hẻo lánh, xa xôi với điện lưới quốc gia. Việc sống ngoài lưới và tự túc có thể cho cảm giác thoải mái hơn đối với một số người. Và họ coi trọng việc không bị ràng buộc bởi lưới điện hơn là về mặt tài chính. Những sự cố mất điện đột ngột từ lưới điện quốc gia sẽ không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.
– Độc lập, tự chủ về nguồn điện Khi tấm pin mặt trời sản xuất điện vào ban ngày, toàn bộ điện năng sẽ được lưu lại vào ắc quy dự trữ để dùng vào ban tối đêm, không để lãng phí thất thoát. Tuy nhiên, ắc quy điện chỉ có thể lưu trữ một lượng năng lượng nhất định và trong những ngày thời tiết xấu có thể bị thiếu hụt điện sinh hoạt. Do đó, bạn cần phải cài đặt một máy phát điện dự phòng cho tình huống này nếu muốn thiết lập một dự án năng lượng mặt trời độc lập hoàn toàn cho gia đình mình.
2.2. Nhược điểm
– Chi phí lắp đặt cao nhất Để có được khả năng tự chủ, độc lập nguồn điện, bạn sẽ phải đầu tư thêm ắc quy dự trữ và máy phát điện bên cạnh các thành phần bắt buộc như pin mặt trời, bộ biến tần. Chi phí sẽ tăng gấp đôi so với sử dụng loại hình điện mặt trời nối lưới, đi kèm với chi phí bảo dưỡng, thay mới ắc quy (thời gian sử dụng của ắc quy chỉ tầm 10 năm trong khi pin mặt trời có thời hạn 20 năm).
– Hạn chế dung lượng lưu trữ Khả năng lưu trữ điện sẽ tùy thuộc vào dung lượng ắc quy. Hệ thống có công suất càng lớn thì cần sử dụng ăc-quy có dung lượng lớn hoặc dùng nhiều bình ắc-quy kết nối lại với nhau. Các ắc-quy dùng ở đây nên là các ắc-quy chuyên dụng có khả năng nạp xả sâu, độ bền cao. Những ắc-quy này thường xuyên phải được kiểm tra và bảo dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật thì mới đảm bảo được tuổi thọ và chất lượng.
3. Khác biệt giữa hệ thống năng lượng mặt trời độc lập, hòa lưới và lai tạp (hybrid)
Cả hai hệ thống năng lượng mặt trời độc lập và hòa lưới đều có thể sản sinh ra lượng điện vào ban ngày thông quan tấm pin mặt trời để thu nguồn bức xạ và sinh ra điện năng. Nhưng khi trời ít nắng, nhiều mây và đặc biệt khi trời tối ở cả hai hệ thống này gần như không thể sản sinh ra nguồn điện. Do vậy, điểm khác biệt lớn nhất của 2 hệ thống này chính này chính là ắc quy lưu trữ điện và máy phát điện lắp thêm.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, nguồn điện năng được tạo ra từ các tấm pin sẽ được lưu trữ vào mạng lưới điện quốc gia. Khi nguồn điện dư thừa được đẩy ra cho EVN, đồng hồ hai chiều ghi lại và bên công ty điện lực sẽ mua lại mức giá ban hành là 1.943đ/kWh.
Cụ thể hơn là khi sử dụng hệ thống điện mặt trời hoà lưới, nếu mức tiêu thụ điện của bạn hàng tháng vượt quá sản lượng điện mà hệ thống năng lượng mặt trời của bạn tạo ra thì công ty điện lực sẽ tính phí hoá đơn tiền điện theo số chênh lệch đó. Ngược lại, khi sản lượng điện tạo ra từ năng lượng mặt trời đủ cho bạn sử dụng và còn dư thừa thì cuối tháng công ty điện lực sẽ mua lại sản lượng điện dư thừa đó của bạn theo mức giá Nhà Nước quy định.
Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập
Đối với hệ thống năng lượng mặt trời độc lập lại khác, hệ thống năng lượng mặt trời độc lập có khả năng lưu trữ do vậy có thể dùng được nguồn điện lưu trữ trong khoảng thời gian ngắn khi hệ thống mặt trời độc lập không thể sản sinh ra nguồn điện.
Tuy nhiên, so sánh về lợi ích giữa hai hệ thống điện hòa lưới và hệ thống độc lập thì hệ thống năng lượng mặt trời độc lập cũng gặp phải nhiều những khó khăn bất cập. Ví dụ như khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời độc lập bạn sẽ tốn thêm một khoản chi phí đáng kể để đầu tư cho dàn ắc quy trữ điện. Trong khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bạn sẽ không mất thêm bất kỳ chi phí nào cho các thiết bị lưu trữ năng lượng điện. Hơn nữa hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập các thiết bị lưu trữ chiếm chi phí khá cao lên đến 40% so với chi phí một dự án lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới.
Còn một loại hệ thống điện mặt trời lai tạp là sự kết hợp tốt giữa độc lập và hòa lưới. Hệ thống này vừa có những lợi ích như hòa lưới vừa có được bộ lưu trữ một lượng điện sử dụng độc lập dự phòng. Hệ thống năng lượng mặt trời lai tạp sẽ ít tốn kém hơn hệ độc lập vì bạn thực sự không đến máy phát điện dự phòng và dung lượng ắc quy có thể tuỳ chọn ít lại (sở hữu lợi ích từ cơ chế bù trừ từ lưới điện). Tuy nhiên hệ thống này không phổ biến ở Việt Nam.
4. Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới – Giải pháp tiết kiệm, sinh lời trong tương lai
Có thể thấy, lựa chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không chỉ là lối sống văn minh mà còn là lựa chọn thông minh – tiết kiệm có khả năng thu vốn và sinh lời sau 4-5 năm. Chính vì thế, Viettel Construction khuyên bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới nếu không thực sự có mục đích rõ ràng trong việc tìm nơi lưu trữ điện.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới thích hợp với những hộ gia đình, biệt thự, văn phòng, nhà xưởng, doanh nghiệp,… có nhu cầu tiêu thụ điện nhiều nhất vào ban ngày.
Giải pháp tiết kiệm, sinh lời trong tương lai cho các hộ gia đình và doanh nghiệp
Với những thông tin về hệ thống năng lượng mặt trời độc lập và hệ thống điện mặt trời hòa lưới được Viettel Construction chia sẻ. Nếu bạn muốn có một hệ thống điện mặt trời vừa giúp tiết kiệm điện, lại có thể sinh lời nhanh chỉ sau 4-5 năm lắp đặt, hãy tham khảo hệ thống điện mặt trời hòa lưới từ Viettel Construction.
Viettel Construction – Đơn vị lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới uy tín
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel – Viettel Construction sẽ tư vấn bạn chi tiết, tận tâm và hoàn toàn miễn phí dựa trên những nhu cầu và điều kiện thực tế của gia đình, doanh nghiệp của bạn. Với 25 năm hình thành và phát triển, Viettel Construction hứa hẹn sẽ mang đến giải pháp và phương án thi công tối ưu để bạn sở hữu một hệ thống điện mặt trời với chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ: Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel – Viettel Construction Trụ sở chính: Số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Liên hệ: 1900989868 | Hỗ trợ bán hàng: 086 2051111 Website: https://viettelaio.com/
Từ khóa » Hệ Thống độc Lập Là Gì
-
Hệ Thống điện độc Lập Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Khoa Học Nhất
-
Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời độc Lập (Off-Grid) - GIVASOLAR
-
Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập Là Gì? | MySolar
-
HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘC LẬP LÀ GÌ ? - Newtech
-
Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập – Off Grid - GP Solar
-
Hê Thống Điện Mặt Trời Độc Lập Off-Grid Là Gì ? SUNRISE SOLAR
-
Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Độc Lập - Võ Gia Solar
-
Nên Lắp Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập Khi Nào, Vì Sao?
-
Báo Giá Lắp Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời độc Lập - SUNEMIT
-
Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập Là Gì?
-
Những Gì Bạn Cần Biết Về Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập
-
Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời độc Lập (Off-grid) - Jinko Solar
-
Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập Chất Lượng Cần đảm Bảo Những Yếu ...
-
Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời độc Lập Là Gì? Cách Sử Dụng Hệ Thống?