Hệ Thống Pháp Luật XHCN - Sinh Viên Luật
Có thể bạn quan tâm
(QUẢ NGỌT CHO NHỮNG AI BIẾT MÌNH ĐANG Ỏ ĐÂU VÀ LÀ AI ^^ – ) 3. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa 3.1. Lịch sử hình thành của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội đã được ra đời và xây dựng ở những nước có điều kiện phát triển kinh tế và xã hội rất khác nhau, điều đó đã dẫn đến sự khác nhau về lối sống, về các truyền thống lịch sử và dân tộc. Các Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có sự khác nhau cơ bản về lãnh thổ, dân số, lịch sử phát triển pháp luật. Ngay cả lịch sử các dân tộc ở các quốc gia đó cũng khác nhau, các tôn giáo và các truyền thống dân tộc của họ cũng khác nhau. Chính những khác biệt đó đã dẫn đến sự xuất hiện của các dạng khác nhau của các hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Suy cho cùng sự khác nhau này xuất phát từ phương thức xuất hiện và phát triển của hệ thống pháp luật ở nước xã hội chủ nghĩa là khác nhau, sự khác nhau về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội… Có thể nói rằng: Sự xuất hiện của HTPL xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng, hiện tượng này được bắt đầu từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tuy nhiên, phải vào nửa sau của những năm 30 ở thế kỷ XX thì HTPL xã hội chủ nghĩa mới được hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện này gắn liền với sự hoàn thiện trong HTPL của Xô viết, khi đó sở hữu nhà nước chiếm vị trí độc nhất trong nền kinh tế và hệ tư tưởng Bôn – sê – vích đã thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thần của xã hội, nó bao gồm cả ý thức pháp luật. Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ II, một nhóm các HTPL QG ở Đông Á của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện như pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc, pháp luật Bắc Triều Tiên. Nhóm pháp luật này được phát triển trên cơ sở của pháp luật Trung Quốc thời Trung cổ và điều đó quyết định tính đặc thù và vị trí đặc biệt của nó trong quan hệ với nhóm pháp luật châu Âu – Mỹ của HTPL xã hội chủ nghĩa. Với lịch sử xuất hiện ngắn ngủi như vậy, cho nên khi xem xét HTPL xã hội chủ nghĩa ở góc độ lịch sử thì đây là một hiện tượng hết sức non trẻ và những hiểu biết về HTPL này không nhiều. 3.2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Về cơ bản HTPL xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau: + HTPL xã hội chủ nghĩa phản ánh rõ mục đích xã hội và tính chất giai cấp, nghĩa là HTPL này thực chất là phương tiện của việc thể hiện và ghi nhận các lợi ích của giai cấp công nhân và của toàn thể nhân dân lao động. Các mục đích mà HTPL này hướng đến để đạt được, cũng như các phương tiện của việc đạt được các mục đích đó được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. + Chủ nghĩa Mac – Lênin là cơ sở tư tưởng của các HTPL xã hội chủ nghĩa. C.Mác, Ph. Ăng – ghen và V. I. Lênin đã chi rõ các đặc trưng cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa là tính bị quyết định của nó bởi chế độ kinh tế – xã hội của xã hội; tính giai cấp của pháp luật với tư cách là ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế được đưa lên thành luật, là công cụ của quyền lực chính trị của giai cấp đó; khả năng tác động ngược lại một cách đáng kể của pháp luật đối với sự phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội và chính trị. + HTPL xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện do kết quả chiến thắng của cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng đó không tùy thuộc vào hình thức thực hiện khác, được thể hiện ở việc giành quyền lực Nhà nước bằng cuộc cách mạng do nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thực hiện. + HTPL xã hội chủ nghĩa không xuất hiện tự phát mà là do có sự tác động của Đảng cách mạng. Vai trò lãnh đạo và định hướng của Đảng Mácxit – Lêninnít là điều kiện cơ bản của của sự hình thành hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. + Các phương thức xuất hiện của HTPL xã hội chủ nghĩa là rất đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mối tương quan cụ thể của các lực lượng giai cấp, vào mức độ chống đối của những người bóc lột đã bị đánh đổ, vào các truyền thống pháp lý dân chủ và vào các đặc trưng khác của nước này hay của nước khác. + Pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ điều chỉnh các quan hệ bên trong của một xã hội xã hội chủ nghĩa, mà còn điều chỉnh cá các quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy mà HTPL xã hội chủ nghĩa xã hội trở thành hiện tượng mang tính quốc tế. + Hầu hết HTPL của các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa. Chính vì vậy HTPL này cũng mang những điểm giống như HTPL châu Âu lục địa. Đó là, HTPL này có tính pháp điển hóa rất cao, luật thực định ưu thế hơn nhiều so với luật tố tụng, thẩm phán không tham gia vào hoạt động lập pháp và hình thức pháp luật của HTPL xã hội chủ nghĩa là HTPL thành văn nhưng khác với HTPL châu Âu lục địa, cấu trúc pháp luật của HTPL xã hội chủ nghĩa không có sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. Tuy nhiên, tại một số nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa được kết hợp với các truyền thống khác, khiến cho HTPL này chứa đựng nhiều tính chất rất đặc trưng mà đã nghiên cứu ở trên.
Share this:
Related
Post navigation ← Previous post Next post →1 thought on “Hệ thống pháp luật XHCN”
-
ChíNh Trị said:
June 22, 2013 at 7:07 pm
Hi there I am so happy I found your webpage, I really found you by accident, while I was researching on Aol for something else, Anyhow I am here now and would just like to say thanks a lot for a marvelous post and a all round exciting blog (I also love the theme/design), I don’t have time to read through it all at the minute but I have bookmarked it and also added your RSS feeds, so when I have time I will be back to read more, Please do keep up the awesome jo.
Reply
Gửi phản hồi Cho Rita17643 Cancel reply
My FBMy FBCategories
- CÁ NHÂN
- English
- Học Bổng
- kỹ năng sinh viên Luật cần biết
- Lụât
- logic
- Luật Môi Trường
- Luật Ngân Hàng
- Luật so sánh
- Ngân Hàng Tài Liệu
- Nghề Luật
- năm 2012
- năm 2013
- Pháp luật phá sản
- Sách Tham Khảo – Reference book
- Sinh Viên Nghiên cứu Khoa Học
- Tìm Hiểu pháp luật
- Tạp chí Luật
- tạp chí luật học
- Tố Tụng Dân Sự
- tội phạm học
- Tội Phạm Học
- Thuật Hùng Biện – Logic
- Thư Viện Sách Luật
- Thương mại quốc tế
- tiếng anh chuyên ngành luật
- TM33B-HCMULAW
- Truyện cười Dân luật
- Tư Pháp Quốc Tế Phần Riêng
- Uncategorized
- Việc Làm Cho SV
- Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật
- XD Văn Bản PL
- Điểm tin pháp luật
- Comment
- Reblog
- Subscribe Subscribed
- Sinh Viên Luật Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Sinh Viên Luật
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » đặc điểm Hệ Thống Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa
-
Phân Tích đặc điểm, Vai Trò Của Pháp Luật Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
-
Đặc điểm Của Dòng Họ Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa - HILAW.VN
-
Kiểu Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì ? Quan điểm ... - Luật Minh Khuê
-
[PDF] Bài 8: PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Topica
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Ôn Tập Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa - Học Viện Justice
-
Kiểu Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì? Giải Thích Thuật Ngữ Kiểu ...
-
[DOC] LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
-
đặc điểm Của Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa - 123doc
-
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-
Hệ Thống Xã Hội Chủ Nghĩa – Wikipedia Tiếng Việt
-
[DOC] Giáo Trình Những Vấn đề Cơ Bản Về Nhà Nước Và Pháp Luật Xã Hội ...
-
Về Quan Niệm, Bản Chất, Giá Trị, đặc Trưng Của Nhà Nước Pháp ...
-
Top 15 đặc điểm Hệ Thống Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa - MarvelVietnam