Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy Tòa Nhà Gồm Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trong xu hướng “đất chật người đông” tại các thành phố lớn hiện nay, chung cư ngày càng được ưa chuộng nhiều. Hàng nghìn người cùng sinh sống trong một tòa nhà nên khó có thể tránh khỏi một số hiểm họa, nhất là cháy, nổ. Vì vậy, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các tòa nhà luôn được chú trọng .
I. Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng trong công tác Phòng cháy Chữa cháy Chung cư. Nó giúp phát hiện nguy cơ cháy ngay từ khi có khói.
Hệ thống báo cháy bao gồm:
- Trung tâm báo cháy,
- Đầu báo khói,
- Đầu báo nhiệt,
- Công tắc khẩn
- Chuông báo cháy
Khi có nguy cơ xảy ra cháy hệ thống Đầu bao tự động sẽ phát tín hiệu về Trung tâm báo cháy để kịp thời đưa biện pháp xử lý, cảnh báo cho cư dân trong công trình cũng như lực lượng PCCC để kịp thời xử lý nguy cơ cháy trước khi nó xảy ra.
Hệ thống báo cháy được lắp đặt tại tất cả các khu vực công cộng của tòa nhà Chung cư cũng như các phòng của căn hộ để kịp thời phát hiện nguy cơ cháy.
II. Hệ thống Phát thanh công cộng
Trong quản lí tòa nhà chung cư, hệ thống Phát thanh công cộng được dùng để thông báo các thông tin chung của khu nhà. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra cháy, hệ thống Phát thanh công cộng kết hợp hệ thống thông báo khẩn sẽ giúp cư dân nhận được hướng dẫn nhanh nhất từ đơn vị Phòng cháy Chữa cháy để kịp thời sơ tán đến nơi an toàn.
III. Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy của một tòa nhà Chung cư đảm bảo các tiêu chuẩn PCCC bao gồm các yếu tố như sau:
1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ thống Chữa cháy tự động được bố trí song song với hệ thống Báo cháy để kịp thời dập tắt đám cháy đang có nguy cơ bùng phát trong các phòng của căn hộ hay hành lang công cộng của tòa nhà khi lực lượng PCCC chưa đến kịp.
Đầu Sprinkler hoạt động ở nhiệt độ ≥ 68oC khi có đám cháy xảy ra. Và đầu Sprinkler ở khu vực bếp được thiết kế hoạt động khi ở nhiệt độ ≥ 91oC.
Các đầu Sprinkler được thiết kế phun từ trần xuống hoặc phun ngang và có bán kính hoạt động 2m
2. Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm các tủ chữa cháy. Trong tủ này bao gồm cuộn dây chữa cháy, vòi chữa cháy và bình chữa cháy CO2. Trong trường hợp đám cháy bùng phát lớn, hệ thống Spinkler không thể dập tắt được thì lúc này lực lượng cứu hỏa phải sử dụng đến hệ thống này.
3. Hệ thống chữa cháy bằng Bọt
Tại sao phải chữa cháy bằng bọt và hệ thống này được bố trí ở đâu?
Khu vực hầm để xe Chung cư là khu vực dễ cháy nhất và cũng nguy hiểm nhất khi xảy ra cháy. Nước không thể dập tắt lửa cháy từ xăng, vì vậy để dập tắt đám cháy phải sử dụng loại bột đặc biệt dành cho công tác chữa cháy. Khi sử dụng bột sẽ có tác dụng bao phủ toàn bộ bề mặt đám cháy giúp ngăn không cho lửa tiếp xúc với Ô-xi.
4. Hệ thống tường nước ngăn cháy
Hệ thống này thường được lắp đặt tại khu vực tầng hầm và các vị trí quan trọng, có tác dụng ngăn không cho đám cháy lây lan đến các khu vực khác.
5. Cầu thang thoát hiểm
Dự án căn hộ chung cư tốt sẽ tính toán rất kỹ lưỡng việc bố trí thang thoát hiểm sao cho đáp ứng việc di chuyển của cư dân ở các tầng căn hộ khi xảy ra sự cố và buồng thang thoát hiểm cũng thường có 2 lớp cửa và 2 ngăn tách biệt nhau giữa tầng hầm và các tầng trên để tránh khói tràn vào khi xảy ra cháy.
Tùy thuộc vào quy mô dự án mà chủ đầu tư cũng như đơn vị thiết kế sẽ tính toán số lượng thang phù hơp theo tiêu chuẩn Phòng cháy Chữa cháy. Tuy nhiên ở 1 block căn hộ phải bố trí 2 thang thoát hiểm trở lên thì mới có thể di chuyển kịp thời. Vì vậy hãy lựa chọn căn hộ chung cư tốt nhất là có trên 2 thang thoát hiểm và chọn căn hộ có vị trí gần thang thoát hiểm thì càng tốt.
6. Hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm và thông gió hầm
Hệ thống này được thiết kế nhằm mục đích tránh khói cháy xâm nhập vào khu vực cầu thang, tạo lối thoát hiểm cho cư dân và lối vào cho lực lượng chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy. Hệ thống này rất cần thiết cho việc Phòng cháy Chữa cháy Chung cư.
7. Hệ thống hút khói hành lang
Nguyên nhân dẫn đến tử vong khi xảy ra cháy là do ngạt khói. Vì vậy hệ thống hút khói hành lang sẽ giúp đưa khói ra khỏi công trình để cư dân có thể dễ dàng thoát ra cầu thang thoát hiểm và di chuyển ra ngoài.
IV. Máy phát điện dự phòng
Trong trường hợp xảy ra sự cố cháy, toàn bộ hệ thống Phòng cháy Chữa cháy Chung cư sẽ được cấp nguồn từ máy này. Hệ thống điện này hoạt động độc lập với hệ thống điện trong Chung cư và được bố trí ở khu vực an toàn được ngăn chặn không cho đám cháy lan vào.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về hệ thống PCCC tại các tòa nhà chung cư, nắm rõ hơn thông tin về các thiết bị PCCC hiện có tại chung cư mình đang sinh sống hoặc có những cân nhắc tìm hiểu về hệ thống PCCC tòa nhà trước khi quyết định lựa chọn mua căn hộ chung cư.
||Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: T.18 Tòa nhà Center Building, 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại (Phone): 0918.650.033
- Website: https://asahijapan.com/
Từ khóa » Hệ Thống Cứu Hỏa
-
Hệ Thống Chữa Cháy: Vai Trò Và Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật
-
Hệ Thống Chữa Cháy Là Gì Và Gồm Các Thiết Bị Nào
-
Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động Phổ Biến Hiện Nay
-
7 Hệ Thống Chữa Cháy Phổ Biển Nhất Hiện Nay - Dseatech
-
Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động - Pccc Tacotek
-
Hệ Thống PCCC Là Gì | Cách Xử Lý Khi Cháy Nổ - Van Bướm
-
Cách Thiết Kế Và Lắp đặt Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy Phù Hợp
-
Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy Và Quy Trình Lắp đặt
-
Hệ Thống Bơm Cứu Hỏa Hoạt động Như Thế Nào? Sơ đồ Hệ Bơm PCCC
-
GIỚI THIỆU THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC TRONG CHUNG CƯ
-
Hệ Thống Chữa Cháy Tự động - PCCC
-
Thiết Kế Hệ Thống Cứu Hỏa Phòng Cháy Chữa Cháy - Phúc Đại An
-
CÁC HỆ THỐNG CHỮA CHÁY