Hệ Thống Phun Nhiên Liệu Diesel - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
hệ thống phun nhiên liệu diesel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 40 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT HÀNBẮC GIANG______BÀI TẬP MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊNLIỆU ĐỘNG CƠ DIESELGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Danh HoàngSinh viên thực hiện: Nguyễn Văn ĐôngGiáp Đình ĐứcPhan Việt ĐứcLớp: Ô Tô 3B - Khoa: Cơ Khí Động LựcBắc Giang, ngày….tháng 5 năm 2018LỜI NÓI ĐẦUNhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu học tập củanghề Công nghệ ô tô để đáp ứng chương trình đào tạo của trường Cao đẳng NghềCông Nghệ Việt Hàn Bắc Giang.Khoa Công nghệ ô tô đã thực hiện việc biên soạn giáo trình Bảo dưỡng và sửachữa hệ thống truyền lực dung cho trình độ trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.Trong quá trình biên soạn giáo trình, người biên soạn đã bám sát chương trìnhkhung của Tổng cục dạy nghề đã ban hành.Bộ giáo trình này được viết với mục tiêu làm tài liệu giảng dạy cho học sinh – sinhviên và giáo viên nghề Công nghệ ô tô, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng caotrong đào tạo và thực tế sản xuất.Mặc dù đã rất nhiều cố gắng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện biên soạn tàiliệu, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Người biên soạn rấtmong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trìnhnày ngày càng hoàn chỉnh hơn.Xin chân trọng cảm ơn!1XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESELI.Lựa chọn mô hình của hệ thống nhiên liệu diesel dùng bơm phân phốiVE1. Nhiệm vụ:Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm phân phối VE có nhiệm vụcung cấp đầy đủ không khí và nhiên liệu sạch cho động cơ hoạt động, tạo ra áplực cao, phun vào buồng cháy của động cơ dưới dạng sương mù, đúng thờiđiểm và lượng nhiên liệu phải phù hợp với yêu cầu phụ tải của động cơ.2. Phân loại:- Dựa vào số lượng để phân loại bơm cao áp phân phối:+ Bơm VE 4 xy lanh+ Bơm VE 6 xy lanh- Dựa vào phương pháp điều khiển có 2 loại:+ Bơm VE điều khiển bằng cơ khí+ Bơm VE điều khiển bằng điện tử3. Yêu cầu:- Hệ thống nhiên liệu làm việc tốt hay xấu có ảnh hưởng tới chất lượng phunnhiên liệu, quá trình cháy, tính tiết kiệm và độ bền của động cơ vì vậy để độngcơ làm việc tốt, kinh tế và an toàn trong quá trình làm việc thì hệ thống cungcấp nhiên liệu động cơ Diesel phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Nhiên liệu phun vào ở dạng tơi sương có áp suất phun cao, lượng nhiên liệucung cấp phải chính xác phù hợp với tải trọng động cơ, thời điểm phun phải đúng,phun nhanh và dứt khoát.- Phun đúng thứ tự làm việc của động cơ. áp suất phun, lượng nhiên liệuphun, thời điểm phun phải như nhau ở các xylanh.4. Cấu tạo và hoạt động của thùng nhiên liệu, ống dẫn, bầu lọc.4.1Thùng chứa nhiên liệu.2* Kết cấu thùng nhiên liệu1. Tấm ngăn2. Ống đổ nhiên liệu3. Nút xả4. Ống khoá5. Lưới lọc6. Nắp7. Cảm biến báo mức nhiên liệuHình 4.1. Kết cấu thùng nhiên liệu.Kích thước thùng lớn hay bé tuỳ theo công suất và đặc tính làm việc của động cơ,thùng chứa được dập bằng thép lá, bên trong có các tấm ngăn để nhiên liệu bớt daođộng, nắp thùng chứa có lỗ thông hơi, ống hút nhiên liệu bố trí cao hơn đáy thùngkhoảng 3 cm đáy thùng chứa có chế tạo lõm để lắng cặn bẩn và có nút xả cặn vàtrên nắp bình có gắn bộ cảm biến điện từ để đo mức nhiên liệu trong thùng. Nếuthùng chứa đặt cao hơn động cơ thì phải bố chí van khoá để đóng mở, nếu đặt thấphơn động cơ phải có van chặn bố chí nơi bầu lọc sơ cấp (lọc thô) ngăn không chodầu về thùng chứa khi động cơ không làm việc4.2 Đường ống nhiên liệu.- Đường ống nhiên liệu đưa nhiên liệu từ thùng chứa đến các bộ phận trong hệthống.- Ống dẫn thường được làm từ 3 loại vật liệu: Cao su tổng hợp, nhựa, kim loại.4. 3 Bầu lọc nhiên liệu.4.3.1 Bầu lọc thô.a. Cấu tạo và hoạt động.1. Thân bầu lọc.2. Lõi lọc thô.3. Lõi lọc tinh.Hình 4.2. Bầu lọc thô hai cấpb. Các loại lõi lọc.3Lõi lọc hình saoLõi lọc cuộnHình 4.3. Các loại lõi lọc.4.3.2Bộ lọc tách nước.Bộ tách nước loại lắng tách dầu và nướctheo cách lytâm do lợi dụng sự khác biệt trọng lực.Khi nhiên liệu được hút qua bộ táchnước. Nước bị tách được lắng lại ở đáy,nhiên liệu được tách qua bộ lọc đi đếnbơm cung cấp.Hình 4.4. Cấu tạo và hoạt động bộ tách nước.Bộ tách nước lắng không chỉ nước mà còn tách cả bùn, các cặn bẩn có kích cỡ lớn.Một phao đỏ đi lên đi xuống cùng với mức nước trong vỏ bán trong suốtđể có thểkiểm tra lượng nước.4.3.3Bầu lọc tinh.Lọc các tạp chất có kích thước nhỏ hơn 0,06 mm thường có xu hướng sử dụng haiphần tử lọc mắc nối tiếp hay nói cách khác là sử dụng hai cấp lọc. Nhiên liệu chảyqua lưới lọc vào hộp thứ nhất (lọc thô) tiếp tục qua nắp của cả hai bầu lọc tới bầulọc tinh. Ở lõi bằng nỉ hình ống thì lọc thô là một ống nỉ với vỏ kim loại dạng lưới.a. Bầu lọc tinh hai cấp.41. Cửa vào2. Cửa ra3. Bulông xuyên tâm4. Vít xả không khí5. Gioăng làm kín6. Giá bắt bầu lọc7. Lõi lọc8. Nắp bầu lọc9. Vỏ lọc10. Ống dẫnHình 4.5.Bầu lọc tinh hai cấp.b. Bầu lọc tinh một cấp.1. Đường dẫn nhiên liệu vào2. Đường dẫn nhiên liệu ra3. Ốc xả khí4. Đế bầu lọc5. Vỏ bầu lọc6. Lõi lọcHình 4.6.Bầu lọc tinh một cấp.5. Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp phân phối VE:56. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm thấp áp:a) Cấu tạo- Trên các động cơ diezel có bơm cao áp kiểu dãy, bơm nhiên liệu thấp áp là loạibơm kiểu pít tông. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của loại bơm này được môtả hình bên.- Nhiệm vụ của bơm thấp áp là hút nhiên liệu từ thùng và đẩy nó đi qua các bầu lọcđể làm sạch rồi cấp cho bơm cao áp. Bơm thường được lắp ngay trên thân của bơmcao áp và được dẫn động bằng trục cam của bơm cao áp. Ngoài ra còn có bộ phậnbơm bằng tay dùng để bơm nhiên liệu và xả không khí lẫn trong nó ra ngoài trướckhi khởi động động cơ.6Hình 6.1: Bơm nhiên liệu thấp áp kiểu pít tông.1- Cần đẩy; 2- lò xo; 3- cần đẩy; 4- pít tông; 5- lò xo bơm; 6- đường đẩy dầu; 7thân bơm; 8- van đẩy; 9,10- đường dầu; 11- viên bi ; 12- xi lanh bơm tay; 13- taybơm; 14- pít tông bơm tay; 15- van hút; 16- đường hút 17- lỗ thoát dầu; 18- trụccam.b) Nguyên lý hoạt động:- Bơm hoạt động nhờ một vấu cam ở trên trục của bơm cao áp. Khi vấu cam tácđộng vào cần đẩy 3 thông qua con lăn 1 thì cần đẩy cùng pít tông 4 đi lên, ép lò xo5 lại (hình a). Trong khoang A lúc này áp suất tăng lên, còn trong khoang B là chânkhông. Do đó van hút 15 đóng lại, van đẩy 8 mở ra và nhiên liệu đi từ khoang Asang khoang B.- Khi đỉnh của vấu cam đi qua khỏi con lăn của cần đẩy thì lò xo 5 đẩy pít tông 4 đixuống (hình b). Phía trên pít tông lúc này là chân không, do vậy van hút 15 mở ravà van đẩy 8 đóng lại, nhiên liệu được hút qua lỗ 16 vào đường ống cấp để đi vàokhoang A. Đồng thời ở phía dưới pít tông áp suất tăng lên và nhiên liệu bị dồn rangoài để đi tới bầu lọc. Trong trường hợp tắc bầu lọc do quá bẩn thì áp suất từ phíabầu lọc tạo được lực lớn hơn lò xo 5, do vậy lò xo sẽ bị giữ ở trạng thái ép, khôngbung ra được, cần đẩy vẫn đi lên đi xuống nhưng không tác động vào pít tông.- Bơm thấp áp còn có bộ phận bơm tay bao gồm xi lanh 12, pít tông 14 cùng với7cần đẩy, viên bi 11 và tay nắm 13. Phía trong của tay nắm có ren để bắt vào nắp xilanh khi không sử dụng bơm tay.- Đối với hệ thống nhiên liệu sủ dụng bơm cao áp kiểu phân phối thì thường cótrang bị bơm thấp áp kiểu cánh gạt và được lắp ngay trong bơm cao áp.6.) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm cao áp VEa) Cấu tạo:Hình 6.2 Các bộ phận của bơm phân phối.Chú thích: 1. Bơm cung cấp nhiên liệu; 2. Bộ phân phối nhiên liệu áp suất cao; 3.Bộ điều tốc; 4. Van đóng mở nhiên liệu bằng điện; 5. Bộ điều chỉnh phun sớm theotải.Bơm chia gồm: Nắp bơm, thân bơm và đầu chia.Trong đó có các bộ phận chính:- Bộ phận truyền chuyển động: Trục truyền động (1), bánh răng truyềnđộng (3), đĩa cam (6), khớp nối trung gian. Nhiệm vụ của bộ phận này là nhậnchuyển động quay từ trục khuỷu động cơ để truyền cho pít tông (11). Mặtkhác cùng với con lăn (5), lò xo hồi vị pít tông (8), khi đĩa cam quay tạo nênchuyển động tịnh tiến cho pít tông.- Bộ phận tạo áp suất cao và phân phối: Pít tông (11), xylanh chia (10),các đầu phân phối (12). Pít tông chia vừa quay, vừa chuyển động tịnh tiến đểnạp, nén và chia nhiên liệu tới các lỗ chia trên xylanh, qua các đầu phân phốivà ống dẫn tới vòi phun.8Hình 6.3 Cấu tạo bơm phân phối VE.1. Trục truyền động2. Bơm chuyển nhiên liệu3. Bánh răng truyền động4. Vòng con lăn5. Con lăn6. Đĩa cam7. Bộ điều khiển phun sớm8. Lò xo hồi vị pít tông9. Bạc điều chỉnh nhiên liệu10. Xylanh chia18. Đường dầu hồi11. Pít tông chia19. Vít cữ không tải12. Đầu chia20. Lò xo điều tốc13. Chốt M221. Vít cữ toàn tải14. Cần khởi động22. Cần ga15. Cần điều khiển23. Ống trượt bộ điều tốc16. Vít điều chỉnh toàn tải17. Cần hiệu chỉnh24. Quả văng25. Thân bộ điều tốc- Bộ điều tốc: Được điều khiển bằng cần ga (22), mặt khác chuyển đổitốc độ động cơ thành lực ly tâm của các quả văng để tác động vào cần điều khiển.Hợp lực tác dụng của hai thành phần lực này sẽ điều khiển lượng nhiên liệu thôngqua bạc điều chỉnh, từ đó định lượng nhiên liệu cung cấp cho xy lanh động cơ phù9hợp với từng chế độ làm việc.- Bộ điều khiển phun sớm hoạt động dựa vào áp suất dầu trong buồngbơm, từ đó làm xoay vòng con lăn cùng hoặc ngược chiều quay của trụctruyền động, tức giảm là hay tăng góc phun sớm nhiên liệu sao cho phù hợpvới tốc độ và trạng thái làm việc của dộng cơ.- Ngoài ra trên bơm phân phối còn trang bị các bộ phận khác như: Van cắt nhiênliệu, cảm biến tốc độ động cơ, bộ tăng khả năng khởi động lạnh, van điều chỉnh ápsuất, đường dầu hồi,…b.) Nguyên lý hoạt đông:Khi bật khóa điện và động cơ làm việc, thông qua cơ cấu dẫn động trụcbơm cao áp quay. Bơm chuyển nhiên liệu làm việc và hút hiên liệu từ thùngchứa (31) qua bầu lọc (28) được đẩy vào buồng bơm. Một van điều chỉnh ápsuất (30) được lắp trên cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu, khi áp suất nhiênliệu trong buồng bơm vượt quá giá trị cho phép sẽ đẩy mở van, nhiên liệu dưđược đẩy trở lại đường nạp. Đường dầu hồi (20) được lắp trên nắp bơm, thôngbuồng bơm với thùng nhiên liệu (31) để ổn định nhiệt độ và áp suất buồng bơm,đồng thời thường xuyên tự xả e cho bơm chia. Pít tôngchia (12) vừa chuyển độngquay, vừa chuyển động tịnh tiến do đĩa cam (5) truyền tới. Đĩa cam quay nhờ trụctruyền (1) qua khớp nối trung gian, đồng thời các vấu cam trên đĩa cam sẽ trượttrên các con lăn, cùng với sự tác động của lò xo hồi vị tít tông tạo nên chuyển độngtịnh tiến cho đĩa cam. Chuyển động quay của tít tông(12) để đóng, mở đường dầuvào khoang cao áp (13), còn chuyển động tịnh tiến để nạp và nén nhiên liệu.Trường hợp nạp nhiên liệu, khi tít tông đi xuống và rãnh vát trên đầu pít tông mởcửa nạp, nhiên liệu trong khoang bơm qua đường nạp, qua rãnh vát của tít tôngchia vào khoang cao áp (13).10Hình 6.4. Nguyên lý làm việc bơm phân phối.1. Trục truyền động.13. Khoang cao áp.23. Ống trượt bộ điều tốc.2. Bơm chuyển nhiên liệu.14. Cửa nạp.24. Lò xo điều tốc.3. Con lăn và vòng con lăn.4. Bộ điều khiển phun sớm.5. Đĩa cam.6. Lò xo hồi vị pít tông.7. Bạc điều chỉnh nhiên liệu.8. Rãnh chia.9. Lỗ chia.10. Đường dẫn nhiên liệu.11. Van cao áp.12. Pít tông.15. Van điện từ.25. Cần ga.16. Cần khởi động.26. Quả văng.17. Cần điều khiển.27. Bánh răng bộ điều.18. Vít điều chỉnh toàn tốc tải28. Bầu lọc nhiên liệu19. Cần hiệu chỉnh.29. Trục bộ điều tốc.20. Đường dầu hồi.30. Van điều chỉnh áp suất.21. Lò xo không tải.31. Thùng nhiên liệu.22. Đong cắt nhiên liệu bằng cơ khí. 32. Vòi phun.- Trường hợp pít tông đi lên, sự nén nhiên liệu bắt đầu khi đầu pít tôngđóng cửa nạp (14), tới khi lỗ chia trên pít tông (9) trùng với một lỗ chia trênxylanh (8), thì nhiên liệu có áp suất cao đẩy mở van triệt hồi (11) vào đường11ống cao áp và tới vòi phun (32).Quá trình kết thúc cung cấp nhiên liệu khi bạc điều chỉnh (7) mở cửa xả trên píttông, khi đó nhiên liệu từ khoang cao áp (13) được xả tự do trở lạikhoang bơm.Lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ được điều khiển bởi bạc điềuchỉnh (7) thông qua bộ điều tốc ly tâm và cần ga (25) sao cho phù hợp vớicác chế độ khác nhau. Khi tốc độ động cơ tăng, góc phun sớm nhiên liệu đượcđiều chỉnh bằng bộ điều phun sớm (4).Khi muốn tắt máy ta ngắt khóa điện, van điện từ (15) đóng đường nạpnhiên liệu vào khoang cao áp (13).7.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vòi phun.7.1 Vòi phun kín một lỗ có chốt.a.) Cấu tạo.- Đặc điểm cơ bản để nhận biết vòi phun là trên đầu van kim phun có mộtchốt hình dạng khác biệt. Nếu ta quan sát vòi phun có chốt đã lắp hoàn chỉnh ta cóthể nhìn thấy một chốt nhỏ nhô ra từ lỗ phun khoảng (0,4 - 0,5)mm.1. Lỗ nhiên vào3. Đai ốc hãm4. Cối kim phun5. Kim phun6. Chốt đẩy7. Lò xo8. Vít điều chỉnh9. Ốc chụp10. Lỗ hồi dầu 2. Thân vòi phun11. Mặt côn nâng12. Chốt dẫn hướng tia phun13. Mặt côn đóng kínHình 7.1. Cấu tạo vòi phun.- Thân vòi phun được làm bằng khối thép đúcđịnh hình. Trên thân vòiphun có đường dầu vào (đường dẫn nhiên liệu1), đường dầu hồi (10). Tuỳ thuộcvào hình dạng và kết cấu của vòi phun mà cách bố trí đường dầu vào và đườngdầu hồi khác nhau. Trong thân vòi phun có lò xo trụ (7) ép ti đẩy(6) và kim phun12(5) đóng kín vào cối kim phun (4) và ở phía trên có vít điều chỉnh (8) để điềuchỉnh sức căng của lò xo (đối với một số loại vòi phun còn dùng đệm để điềuchỉnh).- Đầu vòi phun có chứa kim phun (5) và cối kim phun (4). Kim phun và cốikim phun là cặp chi tiết được gia công chính xác, độ bóng bề mặt và các bề mặttiếp xúc giữa phần côn và ổ đặt có độ chính xác cao.b. Nguyên lý làm việcHình 7.2. Hoạt động của vòi phun kín một lỗ có chốt.1. Rãnh dẫn nhiên liệu; 5. Kim phun; 4. Cối kim phun;11. Mặt côn nâng ; 13. Mặt côn đóng kín- Trong hành trình nén của pít tông bơm cao áp, nhiên liệu từ ống cao áp qua rãnhtrong thân (1) vào khoang áp suất của cối kim phun, khi áp suất trong khoang chứađạt khoảng 120 KG/cm2 tác động vào mặt côn nâng(11) thắng sức căng lò xo (7)đẩy kim phun (5) nâng lên mở lỗ phun , nhiên liệu trong khoang chứa qua lỗ phunxé thành các tia nhỏ phun vào trong buồng đốt của động cơ, nhờ chốt dẫn hướngmà tia phun có dạng hình nón.- Độ nâng kim phun bị giới hạn bởi khoảng cách tối đa giữa mặt phẳng trên phầntrụ dẫn hướng của kim phun với mặt phẳng dưới của thân vòi phun để giảm mứcđộ hao mòn do va đập giữa mặt côn và thân kim phun cũng như đảm bảo độkín khít lâu dài.- Khi bơm cao áp kết thúc quá trình cung cấp nhiên liệu vào khoang áp suất của vòiphun do đó áp lực nhiên liệu trong khoang giảm đột ngột, lò xo (7) sẽ đẩy kimphun (6) đi xuống đóng mặt côn của kim phun với cối kim phun(4) nhiên liệungừng cung cấp cho động cơ. Lượng nhiên liệu rò rỉ qua phần dẫn hướng của kimphun và cối kim phun vào khoang chứa lò xo (7) nhiên liệu sẽ được đưa ra13đường dầu hồi số (10) để về thùng chứa.7.2.Cấu tạo vòi phun kín nhiều lỗ không có chốt.a. Cấu tạo:Cấu tạo của vòi phun kín nhiều lỗ không chốt cũng gồm các bộ phận như vòi phun1 lỗ. Nhưng bộ phận phun có một số đặc điểm khác:- Có nhiều lỗ phun kích thước các lỗ nhỏ,kim phun không có chốt, đầu kim phuncó mặt côn đóng kin các lỗ phun.- Có chốt định vị cối kim phun với thân vòi phun không cho cối kim phun xoay đểđảm bảo cho nhiên liệu phun vào những vi trí xác định trong buồng đốt.- Cối kim phun thường dài hơn loại có chốt.- Áp suất phun cao khoảng (150 –180) kg/cm2 và thường được sử dụng ở động cơcó buồng cháy thống nhất- Số lượng lỗ, đường kính, cách bố trí và độ nghiêng của các lỗ phun so với đườngtâm tuỳ thuộc vào phương pháp hình thành hỗn hợp nhiên liệu, hình dạng và cáchbố trí buồng cháy.1. Lỗ nhiên vào2. Thân vòi phun3. Đai ốc hãm4. Cối kim phun5. Kim phun6. Chốt đẩy7. Lò xo8. Vít điều chỉnh9. Ốc chụp10. Lỗ hồi dầua) Cấu tạob) Hoạt độngHình 7.3. Cấu tạo và hoạt động của vòi phun kín nhiều lỗ loại một lò xob. Hoạt động.- Trong hành trình nén của píttông bơm cao áp, nhiên liệu từ ống cao áp qua rãnhtrong thân (1) vào khoang áp suất của cối kim phun, khi áp suất trong khoang chứađạt khoảng 170 KG/cm2 tác động vào mặt côn nâng của kim phun thắng sức căng14lò xo (7) đẩy kim phun (5) nâng lên mở lỗ phun, nhiên liệu trong khoang chứa quacác lỗ phun xé thành các tia nhỏ phun vào trong buồng đốt của động cơ. Nhiên liệuthừa của vòi phun theo lỗ hồi dầu (10) về thùng chứa.8. Bơm chuyển nhiên liệu (kiểu cánh gạt:a.) Cấu tạo:Hình 5. Cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu.1. Cửa dầu vào; 2. Đường dầu vào; 3. Rôto; 4. Stator;5. Đường dầu ra; 6. Cửa dầu ra; 7. Cánh gạt; 8. Thân bơm phân phối;9. Vít bắt chặt; 10. Mặt bích của bơm; 11. Buồng bơm.Bơm chuyển nhiên liệu được bố trí trên trục truyền chính trong thânbơm chia. Gồm có: rôto, stato, các phiến gạt và mặt bích chặn.- Dọc rôto gia công 4 rãnh để lắp 4 Cánh gạt. Rôto được nối với trụctruyền bởi then bán nguyệt. Mặt trong của stator được thiết kế lệch tâm vớirôto.15- Mặt bích chặn được bắt vào thân bơm chia bởi 2 vít (9), trên nó cómột lỗ (L) thông cửa ra của bơm chuyển nhiên với buồng bơm.- Từ cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu được chia làm hai đường dầu,một đường vào khoang bơm qua lỗ (L), một đường đến van điều chỉnh áp suấtvà thông với đường dầu hồi (khi van mở).b. Nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu:Khi trục truyền động quay, rotor bơm (3) quay theo, lực ly tâm làm 4cánh gạt (7) văng ra và tiếp xúc với mặt trong của stator (4), để tạo ra 4khoang nhiên liệu có thể tích thay đổi. Tại cửa nạp (1) thể tích khoang lớnnhất, tại cửa ra (6) thể tích khoang nhỏ nhất.Do vậy khi rotor quay sẽ tạo ra độ chân không tại cửa nạp, nhiên liệu được hút vàoqua đường nạp và bị nén lại tới của xả (với áp suất nhất định) theo đường xả (5)vào khoang bơmII.Quy trình lắp ráp các phần tử trong mô hình.1. Thùng nhiên liệu:a) Tháo và lắp:16- Xả nhiên liệu ra khỏi bình chứa.- Tháo ống hút phần cứng bộ đồng hồnhiên liệu và ống hồi.CHÚ Ý: Tránh xa khu vực có lửatránh cháy nổ.Hình 1.1 Tháo, lắp thùng nhiên liệu.b) Kiểm tra độ kín hơi của thùng nhiên liệu:Tra bọt xà phòng lên bề mặtthùng nhiên liệu và nén khôngkhí có áp suất khoảng29 kpa (0.3 kgf/cm²) từ ống xảkhí nén.Chi tiết cần thay định kỳ: Ốngnhiên liệuHình 1.2 Kiểm tra thùng nhiên liệu.2. Ống dẫn nhiên liệu:a. Kiểm tra.- Quan sát bằng mắt, các hư hỏng như ăn mòn, oxy hóa, nứt vỡ, gãy, bẹp…- Tra bọt xà phòng lên bề mặt ống, bịt một đầu và dùng khí nén thổi.Kiểm tra xem ống có bị tắc, cong hay nứt không.17Hình 2.1 Kiểm tra hư hỏng ống dẫn nhiên liệu bằng cao su.b. Sửa chữa.- Đối với ống nhựa nếu bị nứt, thủng, vật liệu biến chất ta thay mới- Đối với ống bằng cao su tổng hợp bị nứt, thủng, vật liệu biến chất ta thay mới- Đối với ống bằng đồng+ Nếu các đầu nối bị mòn ta thay đầu nối khác,đường ống bị gãy, nứt,thủng ta hàn lại bằng hàn hơi.Hình 2.2 Lắp đường ống không phải dùng dụng cụ chuyên dùng.Hình 2.3.Lắp đường ống loe.+ Có thể dùng cách làm loe đầu các đoạn ống lắp thêm hai đầu cắt củaống cần phải thẳng và nhẵn nếu không sẽ bị dò rỉ nhiên liệu, sau đó cũng làmloe hai đầu ống đó bằng dụng cụ nong.Rồi dùng đoạn nối (hình 2.10) để bắtchặt chỗ lắp.3. Bầu lọc nhiên liệu.a) Loại bộ lọc có thể thay lõi lọc.181. Bulông trung tâm2. Khoang lọc nhiên liệu3. Lò xo4. Bệ lò xo5. Lõi lọc6. Đế bầu lọc (Giá bắt bầu lọc)Hình 24. Tháo, lắp bộ lọc có thể thay lõi lọc.b) Bảo dưỡng bộ lọc tách nước.+) Xả nước bộ tách nước.Nếu phao đỏ trong ống mờ tăng lên mức vạch đỏ ở bên ngoài của vỏ thì phải tháonút để xả nước.Không cần phải nới hết để nước thoát ra mà nước có thể chảy từ từ qua rãnh đã nớilỏng.Chú ý:Sau khi xả nước phải đóng chặt nút xả trước khi xả không khí trong hệ thống.Hình 2.5. Xả nước bộ tách nước.19CẢNH BÁONếu mức nước trong bình vỏ bán trong suốt tăng lên đến mức đỏ đánh dấu trênvòng ngoài của vỏ thì phải ngay lập tức nới nút xả để tháo nước. Không cần phảitháo bung nút xả ra vì nước vẫn sẽ chảy ra theo rãnh ren nới lỏng.Chú ý:Sau khi xả xong hãy xiết chắc nút xả lại trước khi xả khí hệ thống nhiênliệu.+)Tháo, lắp bộ tách nước.1. Nút xả2. Đai ốc vòng găng3. Bình4. Cánh bướm chắn5. Vòng găng mức nước6. Nắp7. Nút xả nướcHình 2.6: Tháo, lắp bộ tách nướcC.) Thay thế bộ lọc nhiên liệu (loại liền).* Tháo bộ lọc- Tháo giá lọc và bộ lọc201. Đường ống nhiên liệu từ bơm cung cấp2. Ống nhiên liệu đến bơm cao áp3. Bầu lọc nhiên liệuHình 2.7.Tháo giá lọc và bộ lọc.Dùng khóa mở bộ lọc (công cụ chuyêndụng). Để tháo bộ lọc nhiên liệu.Hình 2.8. Tháo bộ lọc nhiên liệu* Thay thế bộ lọc mới và lắp lại:Dùng khóa mở bộ lọc (công cụ chuyên dụng).Để lắp vào, hãy xiết thêm 3/4 vòng sau khi đãlắpgioăng lót lên đầu bộ lọc.Chú ý:Sau khi lắp, chạy thử động cơ để xem có bị rò rỉnhiên liệu không.21Hình 2.9.Lắp bộ lọc nhiên liệu.4. Bơm thấp áp.4.1 Tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp bơm chuyển nhiên liệu kiểu pít tông.4.1.1 Trình tự tháo trên xe.- Tháo đường ống dầu ra khỏibơm chuyển nhiên liệu.- Tháo bơm chuyển nhiên liệu ra khỏithân bơm cao áp4.1.2Trình tự tháo rời bơm chuyển nhiên liệu.22Hình 4.1. Trình tự tháo bơm chuyển nhiên liệu.Trình tự tháo:1. Bơm mồi(bơm tay); 2. Bu lông dầu; 3. Chi tiết đỡ van; 4.Lò xo; 5. Van nạp/van xả; 6. Đinh khuy; 7. Lưới lọc; 8. Nút bít; 9. Lò xo; 10. Píttông; 11. Cần đẩy súp páp; 12. Khoen chặn; 13. Con đội súp páp; 14. VỏChú ý:Nên biết vị trí bị sự cố bằng cách kiểm tra trước khi phải tháo ra.- Kẹp bơm chuyển nhiên liệu lên ê-tô- Tháo rời các chi tiết của bơm chuyển nhiên liệu theo thứ tự các số ở bên dưới.1) Tháo bơm tay- Tháo bơm tay ra khỏi bơm chuyển nhiên liệu- Tháo lò và van nạp ra khỏi đế van nạp2) Tháo van xả23- Tháo chi tiết đỡ van số (3)- Tháo lò và van xả ra khỏi đế van xả3) Tháo con đội- Tháo khoen chặn (vòng chặn) con đội súppáp (hình a).- Tháo con đội ra khỏi thân bơm (hình b).- Tháo rời các chi tiết của côn đội (hình c).a) Tháo vòng chặnb) Tháo con độiHình 4.2. Tháo con đội.4) Tháo lọc dầu- Tháo lưới lọc dầu ra khỏi bulông dầu (đinhkhuy)5) Tháo pít tông bơm chuyển nhiên liệu24c) Tháo rời con đội

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu  khai thác  hệ thống phun nhiên liệu cho động cơ xăng  dung trên phương tiện cơ giới đường bộ Nghiên cứu khai thác hệ thống phun nhiên liệu cho động cơ xăng dung trên phương tiện cơ giới đường bộ
    • 31
    • 1
    • 18
  • Tài liệu về hệ thống phun nhiên lieu commonrail Tài liệu về hệ thống phun nhiên lieu commonrail
    • 42
    • 1
    • 24
  • Ford transit 1978 1986 bosch fuel injection system   hệ thống phun nhiên liệu trên ford transit đời 1978 1986 Ford transit 1978 1986 bosch fuel injection system hệ thống phun nhiên liệu trên ford transit đời 1978 1986
    • 38
    • 388
    • 0
  • Ford transit 1978 1986 CAV diesel injection system   hệ thống phun nhiên liệu CAV trên ford transit đời 1978 1986 Ford transit 1978 1986 CAV diesel injection system hệ thống phun nhiên liệu CAV trên ford transit đời 1978 1986
    • 50
    • 429
    • 0
  • khai thác kỹ thuật hệ thống phun nhiên liệu đa điểm  trên động cơ 4g64 sử dụng trên xe zinger 2008 khai thác kỹ thuật hệ thống phun nhiên liệu đa điểm trên động cơ 4g64 sử dụng trên xe zinger 2008
    • 81
    • 921
    • 1
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p9 pptx Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p9 pptx
    • 5
    • 339
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p8 pptx Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p8 pptx
    • 5
    • 401
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p7 pdf Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p7 pdf
    • 5
    • 471
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p6 pps Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p6 pps
    • 5
    • 396
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p5 pptx Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình sử dụng hệ thống truyền nhiên liệu xả trong động cơ đốt trong p5 pptx
    • 5
    • 337
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.8 MB - 40 trang) - hệ thống phun nhiên liệu diesel Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Thống Phun Nhiên Liệu Diesel Cơ Khí