Hệ Thống Phun Xăng điện Tử đa điểm | OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
- Home What's new Latest activity Authors
- Cà phê OH
- Diễn đàn
- Diễn đàn
- Hội Quán Ô hát
- Hội anh em sinh viên ô tô
Caothanhquy
Thành viên O-H
Hệ thống phun xăng điện tử đa điểm 1- Hệ thống phun xăng điện tử nhiều điểm: -Hệ thống phun xăng điện tử nhiều điểm là hệ thống định lượng và điều khiển hiện đại nhất hiện nay, nó điều khiển tối ưu cả hai quá trình phun xăng và đánh lửa của động cơ. Sơ đồ nguyên lý hoạt động và cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử nhiều điểm Motronic trên hình (4) và (5) gồm ba khối thiết bị sau: Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của HTPX điện tử Bosch Motronic Các thông số cảm biến: Qa - lưu lượng không khí; N - vòng quay động cơ; n(pc) - vị trí bướm ga; Tm - nhiệt độ động cơ; Ta - nhiệt độ khí nạp; Ub - điện áp ác quy; Sđ- tín hiệu khởi động động cơ. a)Các cảm biến ghi nhận các thông số hoạt động của động cơ gồm: -Lưu lượng khí nạp Qa - Đo qua lưu lượng kế không khí 16; -Tốc độ động cơ N - Đo qua cảm biến tốc độ 24; -Vị trí bướm ga n(pc) - Công tắc bướm ga 15; -Nhiệt độ máy Tm - Đo qua nhiệt kế 20; -Nhiệt độ khí nạp Ta - Đo qua nhiệt kế 17; -Điện áp ắc quy đo qua điện thế kế (potentiometre) -Tín hiệu khởi động của động cơ - Đo qua công tắc khởi động 26; -Nồng độ ô xy trong khí xả - đo qua cảm biến Lambda (λ) 18; -Các tín hiệu của các cảm biến được chuyển thành tín hiệu điện . b)Bộ xử lý và điều khiển trung tâm ECU 7 (gọi tắt là bộ điều khiển trung tâm) tiếp nhận các tín hiệu điện d các cảm biến truyền tới, rồi mã hoá chúng thành tín hiệu số và được xứ lý theo một chương trình được nhà sản xuất cài đặt sẵn trong máy. Những số liệu khác cho việc tính toán đã được ghi trong bộ nhớ của máy tính trên ôtô dưới dạng đồ thị (cartographic) hoặc dạng số (bằng những IC số còn gọi là IC tệp lệnh). Bộ ECU bao gồm các phần sau: -Bộ xử lý CPU (Control Processor Unit);-Bộ nhớ chết ROM (Read Only Memory) và bộ sống RAM (Radom Acess Memory) để lưu giữ những số liệu và chương trình tính; -Mạch "Vào/Ra" (I/O - Input/Output), để lọc, chuẩn hoá các tín hiệu vào và khuyếch đại tín hiệu ra; -Bộ chuyển đổi tín hiệu từ dạng tương tự (Analogique): Cơ, điện, từ, quang sang dạng tín hiệu số (numerique); -Tầng khuyếch đại công suất cho mạch phún xăng: Do dòng điện kích thích vòi phun xăng cần giá trị khá lớn (tới 7A) nên phải đặt một tầng khuyếch đại riêng, để vòi phun hoạt động tin cậy và chắc chắn; -Tầng công suất đánh lửa;-Bộ nguồn nuôi đồng hồ điện tử. c)Bộ chấp hành. Các tín hiệu ra của ECU được khuyếch đại và đưa vào bộ chấp hành (actuateur) để phát xung điện chỉ huy việc phun xăng, đánh lửa và điều hành một số cơ cấu và bộ phận khác (luân hồi khí xả, điều khiển các mạch xăng và mạch khí khác...) đảm bảo động cơ hoạt động tối ưu ở mọi chế độ. 1-Bình chứa xăng2-Bơm xăng điện3-Bộ lọc xăng4-Dàn phân phối xăng5-Bộ điều chỉnh áp suất xăng6-Bộ giảm giao động áp suất7-Bộ điều khiển trung tâm8-Bô bin đánh lửa9-Bộ phân phối đánh lửa10-Buji11-Vòi phun (chính)12-Vòi phun khởi động13-Vít điều chỉnh không tải14-Bướm ga15-Cảm biến vị trí bướm ga16-Lưu lượng kế không khí17-Cảm biến nhiệt độ18-Cảm biến Lambda (λ)19-Công tắc nhiệt khởi động20-Cảm biến nhiệt độ động cơ21-Thiết bị bổ sung không khí khi chạy ấm máy22-Vít điều chỉnh hỗn hợp khi chạy không tải23-Cảm biến vị trí trục khuỷu (Pha làm việc của các xi lanh)24-Cảm biến tốc độ động cơ25-Ác quy26-Công tắc khởi động27-Rơ le chính28-Rơ le bơm xăng Hình 5. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử đa điểm Bosch Tronic Đặc điểm hoạt động của hệ thống phun xăng điện tửđược thể hiện qua các phần sau: -Mạch cấp xăng; -Định lượng hoà khí; -Các chế độ hoạt động đặc biệt của hệ thống. · Mạch cung cấp xăng (Hình 5) gồm, bình xăng 1, bơm điện kiểu phiến gạt 2, bình lọc xăng 3, dàn phân phối xăng (bình chứa xăng ở áp xuất không đổi) 4, bộ điều chỉnh áp suất 5, bộ giảm dao động 6 mà áp suất xăng trong dàn phân phối 4 được giữ không đổi khi máy hoạt động. Hình.6 giới thiệu sơ đồ cấu tạo vòi phun xăng. Hình 6. Vòi phun xăng kiểu điện từ 1-Lọc xăng; 2- đầu nối điện; 3-cuộn dây kích từ; 4-Lõi từ tính; 5-kim phun; 6-đầu kim phun (réton); 7-dàn phân phối xăng; 8-chụp bảo vệ; 9-joăng trên; 10-joăng dưới. Khi chưa có điện vào cuộn kích từ 3 lò xo ép kim 5 bịt kín lỗ phun. Khi có điện vào, cuộn kích từ 3 sinh lực hút lõi từ 4 kéo kim phun 5 lên khoảng 0,1 mm và xăng được phun vào đường nạp. Quán tính của kim 5 (thời gian để mở và đóng kim) vào khoảng 1 1,5 ms. Để giảm quán tính đóng mở thường có thêm điệ trở phụ sao cho cường độ dòng điện kích thích lúc mở là 7,5A và dòng duy trì 3A. Quá trình phun xăng được thực hiện đồng bộ theo pha làm việc của từng xi lanh (cũng có trường hợp phun đồng thời) được xác định qua cảm biến vị trí trục khuỷu 23 (Hình 5). Khi đấu mạch điện của các vòi phun, cần lưu ý thứ tự nổ của từng xi lanh. · Định lượng hòa khí (nhờ lưu lượng khí thể tích) Dòng khí đi vào ống nạp sẽ tác dụng một lực làm quay cánh bơm 3 một góc a (hình 7) tỉ lệ với lưu lượng khí Qk, lực ấy cânbằng với lực lò xo kéo đóng cánh bướm ga 3. Để tránh ảnh hưởng động của dòng khí nạp đối với vị trí cánh bườm ga người ta dùng hai cánh cân đối 3 và 4 và không gian hãm phía sau bướm 4. một điện thế kế (potentiometre) tạo ra tín hiệu n(pc) tỉ lệ với góc quay a và do đó tương ứng với lưu lượng Qk (hình 8). Lúc lượng Qk còn nhỏ, cửa 3 đóng gần kín, không khí qua đường 2 và lỗ thông vào máy, có thể điều chỉnh vít 1 để thay đổi lượng khí nạp cấp cho chế độ không tải (gần giống như vít gió để chỉnh warrantee ở chế hoà khí các xe máy hiện nay). Hình 7. Lưu lượng kế 1-Vít điều chỉnh thành phần hỗn hợp chạy không tải; 2-kênh nối (by-pass); 3-cửa đo lưu lượng; 4-cửa bù trừ; 5-thể tích giảm giao động. Chủ đề tương tự thede Các anh có bản vẽ CAD hệ thống common rail cho e xin với ạ. teamtimogtv@gmail.com Nguyen-Son Bài báo cáo chủ đề cam phasing - công nghệ VVT-i của toyota chienhui Hướng dẫn đọc sơ đồ điện ô tô. Mình đang nghiên cứu về hệ thống điện ô tô. Anh em hiep1602 Mọi người có thể giải thích cho e sơ đồ mạch điện này được không ạlong0202
Thành viên O-H
Tài liệu hay quá. Cảm ơnphuoctruongtan
Thành viên O-H
sao mình ko thấy đầy đủ bài được nhỉ. cũng ko thấy được hình .long0202
Thành viên O-H
cảm ơn bác nhacaohoaibao
Thành viên O-H
Cảm ơn bác đã chia sẻ.nguyenanhcuonge
Thành viên O-H
cảm ơn bác Llevanhai1996
Thành viên O-H
tài liệu hay cảm ơn bácBạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.
Đăng nhập liền nha, dễ lắm Chia sẻ: Facebook Twitter Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Liên kếtĐã ghim
Cà phê OH
#cafe-ohHội anh em sửa chữa ô tô
#hoi-mau-nhiem-nhotChủ đề bác đang quan tâm
- M Tại sao phải lồng 2 lò xo xu-pap vào nhau?
- Mới nhất: MaroldeNeeva
- Vài giây trước
- S Tài liệu hướng dẫn tháo ráp các chi tiết trên xe Lexus Hybrid
- Mới nhất: Stephynoptig
- 20 phút trước
- J Một số câu hỏi thắc mắc về các cụ sửa xe ô tô thời 7x, 8x, 9x!
- Mới nhất: JaimeLat
- 53 phút trước
- N Tài liệu bổ ích. Xin cảm ơn1
- Mới nhất: nhala24
- Hôm nay lúc 01:15
- D Lái xe điện du lịch có cần bằng không ? Hiện nay tại các điểm du lịch thường xuất hiện những
- Mới nhất: DarrylKig
- Hôm nay lúc 01:08
Từ khóa » Hệ Thống Phun Xăng đa điểm Là Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa Hệ Thống Phun Xăng GDI Và EFI
-
Hệ Thống Phun Xăng đa điểm ( Multi-point Fuel Injection)
-
Phân Loại Hệ Thống Phun Xăng điện Tử Và ưu điểm Nổi Bật - VinFast
-
Ưu điểm Cách Làm Viêc Của Hệ Thống Phun Xăng đa điểm MPI - XeOTO
-
Sự Khác Biệt Giữa Hệ Thống Phun Xăng GDI Và EFI - OTO-HUI
-
Các Hệ Thống Phun Nhiên Liệu động Cơ Xăng Cơ Bản
-
MPI – Hệ Thống Phun Xăng đa điểm - 123doc
-
Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử Và Những Điều Cần Biết
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử Và 6 điều Cần Biết - Thành Vô Lăng
-
Hệ Thống Phun Xăng EFI Và GDI Khác Nhau Ra Sao? Ưu & Nhược điểm
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử: 13 Thông Tin Tổng Hợp Chi Tiết!
-
Phân Biệt Hệ Thống Phun Xăng Trực Tiếp GDI Và Phun Xăng điện Tử EFI
-
Đặc điểm Cơ Bản Của Các Kiểu Phun Xăng... - Kỹ Sư Cơ Khí Ô Tô
-
Cách Thức Hoạt động Của Hệ Thống Phun Nhiên Liệu đa Cổng MPI