Hệ Thống PLC Dùng ở đâu? Chúng Có Vai Trò Gì
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống PLC ngày nay đã nhận được nhiều sự tin tưởng đến từ các doanh nghiệp sản xuất. Có thể thấy hệ thống PLC được sử dụng cho rất nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy hệ thống PLC dùng ở đâu? chúng có vai trò gì? thì cùng tham khảo qua bài viết sau nhé.
Hệ thống PLC dùng ở đâu?
1. Khái quát về hệ thống PLC
Hệ thống PLC được viết bắt từ Programmable Logic Controller được hiểu là bộ điều khiển Logic có thể lập trình bằng ngôn ngữ riêng. Bao gồm 3 bộ phận: RAM,ROM – bộ nhớ của chương trình; CPU – bộ xử lý trung tâm; Các module ra – vào. Có thể thực hiện linh hoạt các bài toán điều khiển do con người viết thông qua ngôn ngữ lập trình.
Một số ngôn ngữ được sử dụng phổ biến như:
- Ngôn ngữ lập trình dạng hình thang LAD
- Ngôn ngữ lập trình khối chức năng FBD
- Ngôn ngữ lập trình dạng liệt kê lệnh STL
Nguyên lý hoạt động:
CPU có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động xảy ra bên trong PLC. Sẽ xử lý và kiểm tra chương trình trong bộ nhớ và đưa ra thứ tự để thực hiện từng lệnh, sẽ đóng và ngắt các đầu ra. Các trạng thái đó sẽ được đưa đến các thiết bị liên kết để thực hiện các hoạt động. Chúng đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển trong bộ nhớ.
Tham khảo thêm chi tiết cấu tạo hệ thống PLC
2. Hệ thống PLC được dùng ở đâu?
Hiện nay, các hệ điều khiển ngày càng phát triển, nhu cầu phát triển và chạy theo khoa học kỹ thuật tiên tiến ngày càng cao. Dễ dàng có thể bắt gặp các hệ thống PLC ở nhiều nơi với đa dạng ngành nghề khác nhau. Nhất là trong lĩnh vực điện tự động và sản xuất cho nhiều loại máy móc. Một số lĩnh vực được kể đến như: dây chuyền sản xuất, điều khiển hệ thống đèn giao thông, điều khiển các loại máy móc,…
Một số ví dụ thực tế trong các ngành nghề:
- Dây chuyền sản xuất: Dây chuyền sản xuất ô tô, dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc công nghiệp, dây chuyền lắp ráp,
- Điều khiển các hệ thống đèn đường giao thông, các thiết bị nhà thông minh.
- Điều khiển các loại máy móc: máy giám sát năng lượng, máy đóng gói thực phẩm, máy chế biến thực phẩm, dây chuyền băng tải,…
- Dây chuyền xử lý nước trong các nhà máy nước thải, nhà máy xi măng,…
Vai trò của hệ thống PLC
1. Vai trò của hệ thống PLC đối với ngành tự động hóa.
Hệ thống PLC được ví như trái tim của ngành tự động hóa. Là bộ phận sẽ xử lý và thu nhập thông tin từ các bộ phận cảm biến trên dây chuyền. Đưa ra được những chỉ dẫn cho các cánh tay robot, hệ thống băng chuyền hoạt động.
Hệ thống PLC ngày càng phát triển và có nhiều sự lựa chọn để theo kịp nhu cầu sử dụng của con người. Sáng chế ra nhiều lợi ích mới mang lại tiện ích như tích hợp với công nghệ USB để có thể điều khiển, lập trình, giám sát trực tuyến
Ngoài ra chúng còn giúp giám sát và kiểm soát được các ứng dụng máy chủ và các thiết bị kết nối. Có khả năng cung cấp dự đoán, thực hiện đánh giá tổng thể để đưa ra các giải pháp bảo trì và sử dụng hợp lý.
2. Vai trò hệ thống PLC đối với ngành công nghiệp
Rất nhiều ngành nghề ngày nay đã thay đổi phương thức hoạt động và lựa chọn hệ thống PLC để thay thế để điều khiển và giám sát. Chỉ cần bấm nút và lập trình sẵn, không tốn nhiều thời gian và nguồn nhân lực như trước.
- Áp dụng vào các tủ điều khiển ở nhà máy nhiệt điện, thủy điện,…
- Các dây chuyền sản xuất bia rượu, nông sản, thủy sản,…
- Hệ thống vận hành, vận chuyển
- Các hệ thống xử lý nước thải, nước sinh hoạt, nhà máy xi măng,…
- Được sử dụng trong các tòa nhà lớn như điều khiển thang máy, quản lý bãi đậu xe tự động, các hệ thống đèn báo thoát hiểm, báo cháy,…
- Các dây chuyền đóng gói nhu yếu phẩm…
Các hãng PLC phổ biến uy tín tại Việt Nam
1. PLC Schneider
Schneider là dòng PLC đến từ Pháp với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Có thể kết nối từ xa và bảo trì tốc độ nhanh chóng, ngôn ngữ dễ học và lập trình.
PLC Schneider gồm 5 dòng chính:
- PLC Modicon M2xx dòng này được sử dụng phổ biến do phù hợp với đa dạng các lĩnh vực máy móc.
- PLC Modicon M580 ePAC có thêt lập trình Ethernet.
- PLC Modicon M340 được đặc biệt dành cho quy trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- PLC Modicon Quantum có giải pháp an toàn cao.
- PLC Modium Preminum phù hợp với các ứng dụng điều khiển rời rạc.
2. PLC Siemens
Siemens luôn chiếm được lợi thế trong các ngành điện tử. PLC cũng là một sản phẩm nổi bật của hãng này với ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ đọc và lập trình. Dung lượng bộ nhớ của hệ thống PLC lớn chứa được nhiều chương trình. Dễ dàng giao tiếp với các thiết bị thông minh
Các dòng sản phẩm nổi bật:
- PLC Siemens S7-400
- PLC Siemens S7-300
- PLC Siemens S7-1200
- PLC Siemens S7-1500
3. PLC Mitsubishi
Mitsubishi là thương hiệu được sản xuất từ Nhật Bản được sử dụng rộng rãi từ các hệ thống đơn giản và phức tạp. Chính thức gia nhập vào Việt Nam năm 2011
Những dòng sản phẩm phổ biến của Mitsubishi như:
- PLC Mitsubishi FX0S
- PLC Mitsubishi FX0/FX0N
- PLC Mitsubishi FX1S
- PLC Mitsubishi FX1N
- PLC Mitsubishi FX2N
Khả năng phát triển chóng mặt của công nghệ khiến PLC đóng vai trò quan trọng, đặc biệt không thể thiếu trong công nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực tự động hóa dây chuyền sản xuất
Từ khóa » Hệ Thống Plc
-
PLC Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Và ứng Dụng Của PLC
-
PLC Là Gì ? Nguyên Lý Hoạt động Của PLC, Ưu điểm Nhược điểm
-
PLC Là Gì? Ứng Dụng Của Bộ Lập Trình PLC Trong Hệ Thống Tự động Hóa
-
Hệ Thống PLC Dùng ở đâu ? Có Vai Trò Gì Trong Công Nghiệp
-
PLC Là Gì ? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động, Các Bước Lập Trình Chi Tiết ...
-
PLC - Nền Tảng Kết Nối Các Hệ Thống Sản Xuất Hiện đại 4.0
-
PLC Là Gì? - Thuận Nhật
-
[Tổng Hợp] PLC Là Gì? Bộ điều Khiển Logic Khả Trình PLC Và ứng Dụng
-
PLC Là Gì? Ưu, Nhược điểm, Nguyên Lý Hoạt động Của PLC - Đức Phát
-
PLC Là Gì ? Lập Trình Plc Là Sao Và Cách Chọn Cấu Hình Plc - Abientan
-
Bộ điều Khiển Lập Trình PLC
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của PLC Trong Công Nghiệp | VNK EDU