Hệ Thống Quản Lý An Toàn Và Sức Khỏe Nghề Nghiệp ISO 45001
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn không ít người đã từng nghe nói tới Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hoặc hệ thống OHS khi tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001. Vậy hệ thống này là gì, tại sao lại có nhiều người quan tâm tới nó như vậy?
HỆ THỐNG OHS LÀ GÌ?
“Hệ thống OHS” hay “OHSMS” được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Occupational Health and Safety Management Systems”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Hệ thống OHS giúp xác định cách thức để một tổ chức, doanh nghiệp ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc đối với người lao động, đồng thời cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe. Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được thiết lập dựa trên một loạt các quy tắc nội bộ, chính sách, quy trình, tài liệu, hồ sơ liên quan.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ISO 45001:2018
- Chính sách an toàn, vệ sinh lao động: Định hướng tổng thể để ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc đối với người lao động, cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe.được lãnh đạo cao nhất của tổ chức công bố chính thức
- Mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động: Đích đến mà doanh nghiệp hướng tới để đạt được các kết quả cụ thể nhất quán với chính sách an toàn vệ sinh lao động
- Hoạch định quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Các kế hoạch và dự định để đạt được mục tiêu an toàn vệ sinh lao động
- Kiểm soát an toàn, vệ sinh lao động: Các biện pháp quản trị tập trung vào yêu cầu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động: Cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ được thực hiện và tuân thủ
- Cải tiến an toàn, vệ sinh lao động: Hoạt động lặp lại để nâng cao kết quả thực hiện
CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ISO 45001 (OHSMS)
Để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh cần có nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố cấu thành nên một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau:
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là cách thức bố trí, sắp xếp nhân sự. Đó còn là sự phân công vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, bộ phận trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức phải được thiết lập một cách khoa học, chặt chẽ, phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế, tương thích với năng lực cá nhân và chuyên môn của từng bộ phận.
- Nội quy / Quy định
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể được, không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
Nội quy là văn bản được ban hành với mục đích ngăn ngừa sự lạm quyền của người sử dụng lao động dẫn tới việc ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người lao động cũng như kiểm soát, đảm bảo trật tự, kỉ luật và giúp các hoạt động trong một đơn vị được diễn ra bình thường. Nội quy là những quy định mang tính bắt buộc đối với những người trong một tập thể nhằm bảo đảm trật tự và kỉ luật trong tập thể đó, bên cạnh đó, nội dung nội quy không được trái với các quy định của pháp luật. Có thể hiểu nội quy là sự cụ thể hóa những quy định chưa được thỏa thuận một cách rõ ràng trong hợp đồng lao động cũng như trong luật lao động và có giá trị bắt buộc áp dụng đối với người lao động và chủ thể sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp lao động.
- Quá trình
Theo Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, “Quá trình” được định nghĩa như sau: “Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác với nhau, cái mà biến đổi các đầu vào thành các đầu ra. Như vậy, các nhiệm vụ, hoạt động trong quá trình phải được sắp xếp theo một trình tự cụ thể, hợp lý để dẫn tới một kết quả cuối cùng. Kết quả đó thường là một hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong “Quá trình” sẽ có sự tham gia của các yếu tố hữu hình như: nội quy, quy định, văn bản hướng dẫn, nguồn lực, máy móc, thiết bị, vật tư,…
→ Xem thêm Chính sách ISO 45001 về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001
Doanh nghiệp cần thiết kế và xây dựng cấu trúc hệ thống OHS cho tổ chức mình, trong đó tập trung vào việc thiết lập các kế hoạch và quy trình thực hiện.
Bước 2: Triển khai thực hiện hệ thống QHS
Chia nhỏ hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thành các quy trình nhỏ, kết hợp với kế hoạch đã đề ra, phân công công việc cho từng bộ phận cụ thể. Để đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phổ biến các chính sách, triển khai đào tạo cho đội ngũ nhân viên.
Bước 3: Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện ISO 45001
Để xác định xem việc xây dựng hệ thống OHS đã được triển khai theo đúng kế hoạch ban đầu hay chưa, có vướng mắc gì trong quá trình thực hiện hay không thì doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi và đánh giá định kỳ.
Bước 4: Xem xét và cải tiến
Căn cứ vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp tiến hành phân tích hiệu quả áp dụng hệ thống OHS. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những sai sót, có biện pháp khắc phục đối với những sự cố xảy ra và đề xuất các phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
Bước 5: Đăng ký chứng nhận và đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Sau khi khắc phục hết các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 45001 và tiến hành các thủ tục đánh giá theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận. Những doanh nghiệp được xác minh về sự tuân thủ ISO 45001 sẽ nhận được chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 3 năm nếu hoàn thành các cuộc đánh giá giám sát định kỳ.
→ Xem thêm Chứng nhận ISO 45001
------------------------------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 – Hệ thống OHS, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com
✅⭐ Dịch vụ trọn gói | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 45001:2018 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 45001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |
Từ khóa » Mục Tiêu Ohs
-
Mục đích Của Hệ Thống Quản Lý An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp OHS
-
MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC ...
-
Thiết Lập Mục Tiêu An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp Theo TC ISO 45001
-
Danh Sách Các Tài Liệu Bắt Buộc Của ISO 45001: 2018 - Isocert
-
Tiêu Chuẩn ISO 45001 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Sức Khỏe Nghề ...
-
TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 – Những Nội Dung Quan Trọng
-
Tài Liệu ISO 45001 – Danh Mục Tài Liệu Và Hồ Sơ Bắt Buộc - G-GLOBAL
-
TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018
-
ISO 45001 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ ...
-
[PDF] ISO 45001 Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn Quốc Tế Mới Về An Toàn Và Sức Khoẻ ...
-
Hướng Dẫn Thiết Lập Chính Sách An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp
-
Chính Sách An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp Theo ISO 45001
-
Tư Vấn OHSAS 18001 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Và Sức Khỏe Nghề ...