Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 22000 - Thiên Di
Có thể bạn quan tâm
T2 - T5: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 17h30, T6: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 16h30
Số 36 Đường A4, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
info@luatthiendi.com
0981 317 0750868 083 683
- Trang chủ
- Tin tức
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000
Những vấn nạn về thực phẩm bẩn và nỗi lo từ phía người tiêu dùng đã đặt áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm bằng cách đòi hỏi tất cả các sản phẩm của họ xuất ra thị trường phải đạt một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhất định. Đây cũng là căn nguyên ra đời một tiêu chuẩn quốc tế quy định các nguyên tắc chung về an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên thế giới – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.
Hãy cùng Thiên Di tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn cần-phải-có đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nào đang kinh doanh trong lĩnh vực về thực phẩm nhé!
ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng có sự đóng góp của 187 quốc gia trên thế giới, nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện giúp doanh nghiệp kiểm soát được mối nguy trong bất cứ giai đoạn nào của chuỗi thực phẩm: từ khâu bắt đầu nuôi trồng, đánh bắt cho đến chế biến, sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ ra thị trường.
Xem thêm:
- HỒ SƠ CÔNG BỐ SẢN PHẨM NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP
Nhu cầu về thực phẩm sạch góp phần thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ATTP quốc tế ISO 22000
Nội dung của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 quy định các yếu tố đảm bảo an toàn thực phẩm từ điểm đầu tiên trong chuỗi thực phẩm đến điểm tiêu thụ cuối cùng bao gồm:
Trao đổi thông tin
Việc trao đổi thông tin giữa tất cả các bên hữu quan là rất quan trọng để đảm bảo tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra trong mỗi giai đoạn của chuỗi thực phẩm sẽ được nhận biết, xác định và kiểm soát an toàn thực phẩm hoàn toàn.
Quản lý hệ thống
Khi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng, hoạt động và cải tiến gắn liền với hệ thống quản lý và mục tiêu kinh doanh của tổ chức là khi hệ thống đạt được hiệu quả nhất. Trong đó, người lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức là hạt nhân quan trọng. Họ phải theo dõi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức ở các thời kỳ được hoạch định để đảm bảo sự phù hợp, thích đáng và tính hiệu lực được duy trì liên tục. Tiêu chuẩn ISO 22000 được thiết kế có cấu trúc tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001 nhưng lại vẫn có thể dễ dàng hoạt động độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.
Các chương trình tiên quyết ngăn ngừa các mối nguy an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi thực phẩm
Các chương trình tiên quyết (PRPs)
Các chương trình tiên quyết – PRPs cho phép doanh nghiệp có một chương trình hoạt động cụ thể để đảm bảo ngăn ngừa các mối nguy an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi thực phẩm. Các chương trình tiên quyết cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn của chuỗi thực phẩm, nhu cầu của từng tổ chức, quy mô và loại hình hoạt động cũng như tính chất sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ.
Các nguyên tắc của HACCP
7 nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bao gồm:
- Nhận diện mối nguy
- Xác định điểm kiểm soát tới hạn
- Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP
- Thiết lập thủ tục giám sát CCP
- Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ.
- Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP
- Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP
Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 được xây dựng dành cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi thực phẩm không phân biệt quy mô:
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, chè, rượu, bia.
- Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
Một tổ chức thực phẩm cần phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000?
Tiêu chuẩn chất lượng ISO 22000 được công nhận trên phạm vi toàn cầu nên việc doanh nghiệp sở hữu chứng nhận tiêu chuẩn này có ý nghĩa rất lớn.
- Tăng cường sự uy tín, tạo dựng niềm tin đối với đối tác, nhà phân phối và khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý chuyên nghiệp toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Giảm thiểu rủi ro từ các mối nguy an toàn thực phẩm trong các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm.
- Giảm nguy cơ ngộ độc, thực phẩm chất lượng kém dẫn đến kiện cáo, phản hồi xấu từ khách hàng gây khủng hoảng cho doanh nghiệp.
- Giảm chi phí bán hàng.
- Tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng khác
- Thay thế nhiều tiêu chuẩn khác như GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
- Tạo lợi thế cạnh tranh và uy tín đối với các doanh nghiệp có các hoạt động xuất khẩu sang thị trường thế giới.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 như một tấm kim bài không những giúp các tổ chức trong chuỗi thực phẩm có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn, mà còn giúp họ có được nền tảng để kiểm soát mối nguy, phát triển hệ thống và nâng cao an toàn thực phẩm. Đây cũng là thước đo giá trị của tổ chức và niềm tin của khách hàng khi sử dụng thực phẩm an toàn.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu để sở hữu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đúng chuẩn thì hãy liên hệ Công ty Thiên Di để được tư vấn và hướng dẫn các thủ tục đăng ký tiêu chuẩn an toàn thực phẩm dễ dàng và nhanh chóng nhất!
Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ của chúng tôi:
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Dịch vụ công bố thực phẩm
- Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do
- …
Bài viết khác
Công bố chất lượng mỹ phẩm và 7 thông tin bắt buộc phải biết
17 Tháng Mười Hai, 2024
Không chỉ Thực phẩm chức năng mà Mỹ phẩm cũng phải tiến hành công bố. Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 117/NĐ-CP ...
Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại được quy định như thế nào?
13 Tháng Mười Hai, 2024
Tên thương mại là tên gọi được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng việc đăng ...
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc tế mới nhất hiện nay
11 Tháng Mười Hai, 2024
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc tế là một bước đi quan trọng để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của bạn được bảo ...
Doanh nghiệp có phải bắt buộc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm không?
02 Tháng Mười Hai, 2024
Tại Việt Nam, hiện nay không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký mã số mã vạch sản phẩm. Do đó, tùy theo ...
Thông tin quy định công bố mỹ phẩm chi tiết
29 Tháng Mười Một, 2024
Quy định công bố mỹ phẩm yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký sản phẩm tại Cục Quản lý Dược hoặc Sở Y tế trước khi lưu ...
Làm sao để công bố mỹ phẩm nhập khẩu nhanh chóng và hiệu quả
29 Tháng Mười Một, 2024
Công bố mỹ phẩm nhập khẩu là bước không thể thiếu để các sản phẩm nước ngoài hợp pháp hóa và lưu hành tại Việt Nam. Nắm ...
Công bố mỹ phẩm nội địa và nhập khẩu: Khác nhau ở điểm nào?
29 Tháng Mười Một, 2024
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, việc công bố sản phẩm là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người ...
Quy định mới về đăng ký sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản cần biết
25 Tháng Mười Một, 2024
Theo quy định của Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019), các tổ chức, cá nhân ...
Liên hệ với chúng tôi
Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất
Gửi cho chúng tôiThông tin Liên hệ
0981317075
Số 36 Đường A4, Phường 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
T2 - T5: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 17h30, T6: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 16h30
info@luatthiendi.com
Chính sách
Chính sách vận chuyển
Chính sách đổi trả
Chính sách và quy định
Dịch vụ nổi bật
-
An toàn vệ sinh thực phẩm
-
Giấy phép KD, giấy phép đầu tư
-
Sở hữu trí tuệ
-
Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản
Thiên Di luôn nỗ lực để cung cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Với phương châm "chất lượng là sức mạnh, uy tín là thương hiệu".
Mọi thông tin trên website đều là nội dung bản quyền, chia sẻ vui lòng để lại nguồn bài viết. Xin cảm ơn!
Bản quyền © 2020 Công ty TNHH TM DV Thiên Di - Design by mangxuyenviet.vn
Từ khóa » Hệ Thống Iso 22000
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - 12 Nội Dung Chi Tiết - ATTP - Isocert
-
ISO 22000 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 : Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm [Mới Nhất]
-
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ISO 22000
-
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Theo ISO 22000 (FM.22000)
-
ISO 22000 Là Gì? Các Yêu Cầu Và Lợi ích Khi Chứng Nhận ISO 22000 ...
-
ISO 22000: Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
-
ISO 9001 Và ISO 22000: So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực ... - Icert
-
ISO 22000:2018: Đáp ứng 4.3 Phạm Vi Của Hệ Thống - Icert
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn ... - Goodvn
-
Nên áp Dụng HACCP Hay Hệ Thống Quản Lý ISO 22000 Cho Doanh ...
-
TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?