Hệ Thống Quy Phạm Pháp Luật Do Các Cơ Quan Nhà Nước ở Trung ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Công tác pháp điển
- Văn bản về công tác xây dựng Bộ pháp điển
- Tình hình thực hiện pháp điển
- Các đề mục đã được chính phủ thông qua
- Các đề mục đang thực hiện
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hướng dẫn một số nghiệp vụ pháp điển cơ bản
- Sổ tay Hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển
- Liên hệ
- Cục Kiểm tra VBQPPL
- Cơ quan thực hiện pháp điển
- Cộng tác viên thực hiện pháp điển
Nghiên cứu trao đổi
Hệ thống quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Cảnh sát biển Việt Nam Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Quốc phòng đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Cảnh sát biển Việt Nam (Đề mục 8, Chủ đề 25. Quốc phòng) theo quy định. Đề mục Cảnh sát biển Việt Nam có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Cảnh sát biển Việt Nam ngày 19/11/2018 của Quốc hội bao gồm 08 chương với 41 điều, không có thay đổi so với cấu trúc của Luật. Theo đó, Bộ Quốc phòng xác định có 07 văn bản có nội dung thuộc Đề mục (01 Luật, 01 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng CP và 04 Thông tư) thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Quốc phòng và 12 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Các nội dung cơ bản trong đề mục Cảnh sát biển Việt Nam như sau: - Chương I quy định những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ. Theo đó, Chương I quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức; trang phục; cờ hiệu, màu sắc, dấu hiệu nhận biết tàu thuyền, xuồng, máy bay; chế độ, chính sách của Cảnh sát biển Việt Nam và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phối hợp hoạt động đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam. - Chương II gồm bao gồm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát biển Việt Nam, cụ thể: Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển; Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển; Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển; Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có các quyền hạn: Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự; Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển; Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp; Đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp; Bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn vùng biển Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển; Cảnh giác, giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác; thực hiện nghiêm biện pháp công tác của Cảnh sát biển Việt Nam; Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam; Thường xuyên học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ. - Chương III bao gồm các quy định về hoạt động của cảnh sát biển Việt Nam, bao gồm: phạm vi hoạt động và biện pháp công tác của cảnh sát biển Việt Nam; Thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam; Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam; khi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn trên biển theo quy định của pháp luật. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định việc sử dụng các biện pháp công tác, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình. Cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam khi thi hành nhiệm vụ, được thực hiện các biện pháp công tác chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam về hoạt động của mình. Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát bao gồm: Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật; Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật; Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật; Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật. Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển trong các trường hợp sau đây: Vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam; Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi. Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Chương IV bao gồm các quy định về phối hợp hoạt động giữa cảnh sát biển Việt Nam với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng. Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng. Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển. Cảnh sát biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp phối hợp để giải quyết kịp thời các vụ việc và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Bảo đảm sự chủ trì, điều hành tập trung, thống nhất, giữ bí mật thông tin về quốc phòng, an ninh và biện pháp nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trong quá trình phối hợp. Bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp. Trên cùng một vùng biển, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết. Nội dung phối hợp hoạt động bao gồm: Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển; Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật; đấu tranh, phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền; Phòng, chống thiên tai; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân và Thực hiện hợp tác quốc tế. - Chương V quy định về tổ chức của cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Đơn vị cấp cơ sở. Chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra là chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam, có nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển gồm: Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp; Cảnh sát viên, Trinh sát viên trung cấp; Cảnh sát viên, Trinh sát viên cao cấp. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam. Cán bộ điều tra thuộc Cảnh sát biển Việt Nam khi được phân công điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đã ra quyết định phân công về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên: Bảo đảm tập trung dân chủ, tập thể cấp ủy quyết định, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên theo quy định của Thông tư này, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan; Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cảnh sát viên, Trinh sát viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam; Bảo đảm tính chuyên nghiệp và bám sát thực tiễn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam; Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tên gọi, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ; Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được tuyển chọn để bổ nhiệm và giữ một chức danh Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên; Cảnh sát viên, Trinh sát viên khi được luân chuyển, điều động công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được xem xét bổ nhiệm là Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên phù hợp vị trí công tác, nhiệm vụ được giao theo trình tự, thủ tục. - Chương VI quy định về bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam, cụ thể: Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, đất đai, trụ sở, công trình cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp, được ghi thành mục riêng trong tổng kinh phí của Bộ Quốc phòng. Hằng năm, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để bảo đảm kinh phí hoạt động cho Cảnh sát biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. án bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chế độ trợ cấp; được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh, phụ cấp công tác lâu năm ở trên tàu, biển, đảo, phụ cấp ngày đi biển, phụ cấp đặc thù đi biển phù hợp với khu vực địa bàn vùng biển, đảo công tác, yêu cầu nhiệm vụ và chế độ, chính sách khác như cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện, môi trường làm việc, khu vực địa bàn, biển đảo công tác theo quy định của pháp luật. - Chương VII quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương đối với cảnh sát biển Việt Nam. Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; Thực hiện chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và Nghị định này. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. - Chương VIII quy định về điều khoản thi hành như: Hiệu lực thi hành; Quy định chuyển tiếp. Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Cảnh sát biển Việt Nam đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền địa phương đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Các quy định đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật./. Trần Thanh Loan In bài viết Gửi phản hồi Gửi EmailCác tin khác
Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Biển Việt Nam Hệ thống quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Phòng, chống tác hại của rượu, bia Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Hàm, cấp ngoại giao Hệ thống quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Quốc phòng Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thương mại Hệ thống quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Chuyển giao công nghệ Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thanh niên Cập nhật Thông tư số 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lýThông báo
- Video chương trình Tọa đàm “Bộ Pháp điển Việt Nam, công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong kỷ nguyên mới”
- Tài liệu truyền thông giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam
Hình ảnh
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Đồng Ngọc Ba phát biểu tại Lễ ...
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử pháp điển ...
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển tại Lễ ra mắt Cổng ...
Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử pháp điển và Phần mềm pháp điển ...
Cục Kiểm tra văn bản QPPL hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ pháp ...
Tập huấn sử dụng phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp ...
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng chủ trì cuộc Họp hội đồng thẩm định kết quả ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển 02 đề mục: ...
Đồng chí Nguyễn Duy Thắng - Trưởng Phòng Pháp điển hệ thống QPPL trao đổi, ...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ ...
Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức Hội thảo về pháp điển hệ thống quy ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển 02 đề mục: ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển đề mục Công ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển 03 đề mục: ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển đề mục Kiểm ...
Bộ Tư pháp tổ chức Họp thẩm định kết quả pháp điển các đề mục: ...
Thẩm định Kết quả pháp điển đề mục Cơ yếu và đề mục Phòng, chống ...
Đại diện pháp chế các Bộ, ngành tham dự Hội thảo định kỳ công tác ...
Tình hình triển khai công tác pháp điển hệ thống QPPL trong năm 2015
Hội thảo định kỳ công tác pháp điển hệ thống QPPL Quý IV/2015
Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo định kỳ công tác pháp điển hệ thống ...
Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo định kỳ công tác pháp điển hệ thống ...
Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ công tác ...
Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp điển ...
Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức họp định kỳ lần thứ 2 về ...
. Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp ...
. Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp ...
. Bộ Tư pháp tổ chức thành công Hội thảo định kỳ công tác pháp ...
Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển 03 ...
Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển 03 ...
prev2 next2 Xem thêm »- CMT_nguoi meo on dang
- gdfgfdgfd
- Dân hỏi Bộ trưởng trả lời
Liên kết website
-- Liên kết website -- Quốc hội---Văn phòng Quốc hộiChính phủ---Văn phòng chính phủCác Bộ, Ngành---Bộ Tư pháp---Bộ Công an---Bộ Công thương---Bộ Giao thông vận tải---Bộ Giáo dục và Đào tạo---Bộ Kế hoạch và Đầu tư---Bộ Khoa học và Công nghệ---Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội---Bộ Nội vụ---Bộ Ngoại giao---Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn---Bộ Quốc phòngBộ Tài chính---Tổng cục Hải quan---Tổng cục Thuế---Ủy ban Chứng khoán Nhà nước---Bộ Tài nguyên và Môi trường---Bộ Thông tin và Truyền thông---Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch---Bộ Xây dựng---Bộ Y tế---Ngân hàng Nhà nước Việt Nam---Thanh tra Chính phủ---Ủy ban Dân tộc---Tòa án Nhân dân tối cao---Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁP ĐIỂN Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739660 Fax: 024.62739655 Email: banbientapphapdien@moj.gov.vn Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005. Trưởng Ban biên tập: Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Mọi thông tin phát hành lại từ cổng thông tin này phải ghi rõ nguồn “Cổng thông tin điện tử pháp điển: phapdien.moj.gov.vn”.Đang truy cập:
8
Lượt truy cập:
0
Từ khóa » Các Loại Tàu Của Cảnh Sát Biển Việt Nam
-
Thể Loại:Tàu Của Cảnh Sát Biển Việt Nam - Wikipedia
-
Cảnh Sát Biển Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Con Tàu Hiện đại Của Cảnh Sát Biển Việt Nam - Báo Hà Tĩnh
-
Ảnh: Những Con Tàu Hiện đại Của Cảnh Sát Biển Việt Nam - VTC News
-
Tổng Công Ty Sông Thu Hạ Thủy Tàu Cảnh Sát Biển Hiện đại Thứ 2
-
Vũ Khí Chống Cướp Biển Của Cảnh Sát Biển Các Nước
-
Loạt Tàu Hiện đại Của Cảnh Sát Biển Việt Nam - YouTube
-
Hoàn Thành đóng Mới 7 Tàu Cảnh Sát Biển Hiện đại
-
Tàu Cảnh Sát Biển CSB 8021 Mỹ Bàn Giao Cho Việt Nam đang Trên ...
-
Cảnh Sát Biển Việt Nam - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
[DOC] Quốc Hội Ban Hành Luật Cảnh Sát Biển Việt Nam. Chương I NHỮNG ...
-
Luật Cảnh Sát Biển Việt Nam - Báo Quảng Bình điện Tử
-
Hạ Thủy Tàu Cảnh Sát Biển đa Năng Hiện đại Nhất Đông Nam Á