Hệ Thống RFID Hoạt động Như Thế Nào? - IDT Vietnam
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức chuyên ngành
- Hệ thống RFID hoạt động như thế nào?
RFID là công nghệ nhận diện đối tượng bằng sóng vô tuyến mạnh mẽ, có thể cùng lúc nhận diện hàng loạt đối tượng với độ chính xác cao ở khoảng cách xa. Với tính năng nhận diện hiệu quả này, RFID đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như: quản lý và lưu trữ hàng hóa. Đặc biệt lĩnh vực thư viện được áp dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Vậy tìm hiểu công nghệ RFID là gì? Cách thức hoạt động tỏng thư viện như thế nào?
I, Công nghệ RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên chip.
Công nghệ RFID là dòng chip không sử dụng tia sáng để quét như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Hiện nay, có một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, bìa cứng…và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch hoặc các công nghệ khác không thể nhận diện được.
II, Hệ thống RFID có những gì?
2.1. Hệ thống RFID có những phần nào?
Thẻ RFID
Vậy thẻ RFID là gì? Thẻ RFID có gì khác biệt so với các thẻ mã vạch?
Thẻ RFID (RFID Tag hay còn được gọi là transponder) là một thẻ gắn chip + Anten
Thẻ RFID có thể thay thế hoàn toàn các thẻ mã vạch dán trên sản phẩm tại các siêu thị hoặc mã vạch dán trên sách tại các thư viện. Bạn không cần mất thời gian đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, RFID cho phép thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần sự tác độn hoặc tiếp xúc vật lý nào.
Thẻ RFID hiện nay được sử dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa ra/vào siêu thị, nhà kho, hoặc trong lĩnh vực thư viện giúp quản lý lượng tài liệu ra vào và giúp tự động hóa quá trình mượn - trả tại thư viện. Ngoài ra, công nghệ RFID có thể giúp theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua trạm thu phí và làm thẻ hộ chiếu.
Thiết bị đọc thẻ RFID
Thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc - reader) để đọc những thông tin từ các thẻ. Đối với đầu đọc thẻ bạn có thể đặt cố định hoặc lưu động tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng.
Antenna
Antennalà thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc RFID phát ra tín hiệu sóng để kích hoạt và truyền nhận với thẻ.
Server
Server là phần mềm vi tính giúp thu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê và điều khiển trong hệ thống RFID. Server rất quan trọng trong việc hệ thống của bạn có thể hoạt động trơn chu hay không.
2.2. Đặc điểm của hệ thống RFID bạn cần nắm được?
- Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không sử dụng hệ thống tia sáng như mã vạch giúp bạn dễ dàng hơn trong việc vận hành.
- Môt số tần số thường được sử dụng trong hệ thốn RFID là 125 Khz hoặc 900Mhz
- Thông tin trên chip RFID có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý hoặc chạm gần.
- Hệ thống RFID có thể đọc thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: Bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, bìa cứng, gỗ và các điều kiện môi trường có vật cản mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID
3.1. Nên chọn dải tần hoạt động của hệ thống RFID như thế nào?
Khi xây dựng và lựa chọn hệ thống RFID. Một điều bạn cần lưu ý và đặc biệt quan tâm là việc chọn dải tần hoạt động của hệ thống.
Một số mức dải tần số phổ biến hiện nay như:
- Tần số thấp (Low frequency) 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp
- Dải tần số cao (High frequency) 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn, tốc độ đọc trung bình. Với dải tần số này được sử dụng phổ biến tại các thư viện.
- Dải tần số cao hơn (High frequency): Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung bình đến cao.
- Dải siêu cao tần (UHF frequency) 868 - 928 MHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc cao
- Dải vi sóng (Microwave) 2.45 - 5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn
Đối với ngành thư viện, tần số được sử dụng thường xuyên là dải tần số cao (High frequency) 13.56 MHz sử dụng trong các thiết bị như: cổng an ninh thư viện sử dụng công nghệ RFID, Tủ mượn trả thông minh, Giá trả sách thông minh, thiết bị tự mượn trả tài liệu.
Xem thêm: Cổng an ninh thư viện sử dụng công nghệ RFID
3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID
Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một số tần số nhất định => thiết bị RFID tag rong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó => phát lại cho thiết bị RFID cho biết mã số của mình => thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.
Công nghệ RFID thường được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vưc. Tuy nhiên, với lĩnh vực Thư viện tại Viêt Nam đang được áp dụng và thay thế dần công nghệ EM với một số đơn vị lớn sử dụng như: Thư viện Đại học Hà Nội, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trung tâm thông tin thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ RFID trong thư viện
Từ khóa » Hệ Thống Rfid Là Gì
-
Công Nghệ RFID Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và ứng Dụng Của RFID
-
RFID Là Gì? Ứng Dụng Của RFID Trong Sản Xuất - Bảo An Automation
-
Công Nghệ RFID Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Của ...
-
TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ RFID TRONG THỜI ĐẠI 4.0
-
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ RFID
-
RFID Là Gì? Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt đầu Về Hệ Thống RFID
-
RFID Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về RFID - Phần Mềm Vàng
-
RFID LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA ...
-
RFID Là Gì ? Hệ Thống RFID Là Gì ? Các Loại Thẻ RF ID, Lựa Chọn Thẻ ...
-
RFID Là Gì? Ưu - Nhược điểm Và ứng Dụng Trong Sản Xuất - Cloudify
-
RFID Là Gì? Tính Năng Và ưu điểm Của Nó Trong Sản Xuất - SmartID
-
RFID Là Gì Và Cách Thức Hoạt động Của RFID - .vn
-
Ứng Dụng Của RFID Trong Việc Kiểm Soát Hàng Hóa Tồn Kho