Hệ Thống Thể Loại Của Văn Học Dân Gian Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nền văn học dân gian Việt Nam cũng như của nhiều dân tộc khác, có những thể loại chung và riêng, hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống thể loại Văn học dân gian Việt Nam gồm có :
1. Thần thoại :
- Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên : Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa…
- Về nguồn gốc các loài động thực vật : Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa…
2. Sử thi :
- Sử thi thần thoại : Ô-đi-xê (Hi Lạp),…
- Sử thi anh hùng : Đăm Săn (Tây Nguyên),…
3. Truyền thuyết :
Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ,…
4. Truyện cổ tích :
Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích trầu cau, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Trương Chi, Quan án xử kiện, Em bé thông minh,…
5. Truyện ngụ ngôn :
Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng,…
6. Truyện cười :
Lợn cưới – áo mới, Cháy, Mày chết với ông rồi, Đẽo cày giữa đường,…
7. Tục ngữ :
Ao có bờ, sông có bến.
Ăn cây nào rào cây nấy.
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Ăn đầu sóng, nói đầu gió.
Ăn không lo của kho cũng hết.
Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ăn ốc đổ vỏ.
Ăn theo thuở, ở theo thời.
Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
Ăn vóc học hay.
Ăn chắc mặc bền.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ người đào giếng.
Ân trả nghĩa đền.
Có chí thì nên.
Cây có cội, nước có nguồn.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cái răng, cái tóc là gốc con người.
Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Cái khó ló cái khôn
Cần cù bù thông minh
Có lá lốt chớ phụ xương xông, có chùa bên Bắc đừng để miếu bên Đông tồi tàn, có bát sứ chớ phụ bát đàn, có nồi cơm nếp đừng phụ khoai lang củ từ
Con dại cái mang
Con hơn cha là nhà có phúc
Cờ bí dí tốt
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi
Có cứng mới đứng đầu gió
Chuyện bé xé ra to
Chị ngã em nâng
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
Chó treo mèo đậy
Chơi dao có ngày đứt tay
Có công mài sắt có ngày nên kim
Cười người chẳng nghĩ đến thân, thử sờ lên gáy xem xa hay gần[cần chú thích]
Cho tôi tôi chọn hoa hồng
Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung
Của một đồng công một nén
Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo Dao sắc không gọt được chuôi
Dục tốc bất đạt. Đang yên đang lành lại cắm mảnh sành vào đít.
Đất lành chim đậu.
Đất lở chim bay
Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đa sầu đa mang.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Đâm bị thóc, chọc bị gạo
Đi thưa về gửi.
Đi đến nơi về đến chốn.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
Đèn nhà bên sáng,gà nhà ta thức
Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
Đồng tiền đi liền khúc ruột .
Đất có lề, quê có thói.
Đi chơi mất chỗ đi ăn cỗ mất phần
Được mùa cau đau mùa lúa Gái có chồng như Rồng có Vây, gái không chồng như Cối Xay không Ngõng
Gái có chồng như Gông đeo cổ, trai có vợ như rợ buộc chân
Gieo gió gặt bão
Góp gió thành bão
Gieo nhân nào , gặt quả nấy
Giấy rách phải giữ lấy lề
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Giận quá mất khôn
Gừng càng già càng cay.
Ghét của nào trời trao của nấy
Gạn đục, khơi trong.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Giỏ nhà ai quai nhà nấy
Giống rồng lại đẻ ra rồng
Gà què ăn quẩn cối xay Khôn ăn cái, dại ăn nước.
Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
Khôn nhà dại chợ
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Không làm sao nên.
Kính già, già để tuổi cho.
Kính lão đắc thọ.
Kính trên nhường dưới.
Khi yêu trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo.
Không có lửa làm sao có khói.
Kẻ cắp gặp bà già.
Không thầy đố mày làm nên.
Kính thầy yêu bạn.
Khỏi vòng cong đuôi.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn. Lá rụng về cội
Lá lành đùm lá rách.
Lên thác xuống ghềnh
Liệu cơm gắp mắm.
Lùi một bước tiến ngàn dặm.
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
Lù đù vác cái lu mà chạy.
Lửa thử vàng gian nan thử sức.
Lựa gió xoay chiều.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
Lấy oán báo oán, oán nợ chất chồng/Lấy đức báo oán, oán tự khắc giải. Muôn người như một ăn cột mà ra
Một điều nhịn chín điều lành.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Môi hở, răng lạnh.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Một con chim én không làm nên mùa xuân.
Một câu nhịn, chín câu lành.
Mất lòng trước, được lòng sau.
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
Mật ngọt chết ruồi.
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Muốn ăn thì lăn vào bếp.
Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Một kho vàng không bằng một nang chữ.
Một mặt người bằng mười mặt của.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Mềm nắn, rắn buông.
Mềm quá thì yếu, cứng quá thì gãy.
Mèo nhỏ bắt chuột con.
Mía ngọt đánh cả cụm.
Một người lo bằng kho người làm.
Một thằng tính bằng chín thằng làm.
Một lần ngại tốn, bốn lần chẳng xong.
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Mũi dại, lái phải chịu đòn.
Muốn ăn cá cả phải thả câu dài.
Mưu sự tại nhân hành sự tại thiên.
Mẹ hát, con khen hay.
Mưa thuận gió hòa Năng làm thì nên.
Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
Nước lã không khuấy nên hồ.
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không làm nổi cơ đồ mới ngoan Nước chảy đá mòn.
Nói có sách, mách có chứng.
Nói lời phải giữ lấy lời.
No mất ngon, giận mất khôn.
No bụng đói con mắt.
Năng nhặt chặt bị.
Nó lú có chú nó khôn.
Nói thì hay, bắt tay thì dở.
Nước chảy, hoa trôi, bèo dạt.
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Nói hay hơn hay nói.
Nói người phải nghĩ đến ta, sờ vào sau gáy xem xa hay gần.
Nói người phải nghĩ đến thân, sờ vào sau gáy xem gần hay xa.
Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.
Nôm na là cha mánh khóe.
NHSửa đổi
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Nhất thì, nhì thục
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò
Nhân chi sơ tính bổn thiện
Những người cặp mắt lá răm, đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Nhìn bụng ta, suy ra bụng người.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Nhường cơm sẻ áo.
Nhất cận thị, nhị cận giang
NGSửa đổi
Người sống đống vàng.
Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Ngồi mát ăn bát vàng.
Ngọt như mía lùi.
Ngọt mật chết ruồi.
Người ta là hoa là đất Oán không giải được oán
Oan có đầu, nợ có chủ
Oan oan tương báo , dỉ hận liên miên
Oán thù nên giải không nên kết Ông thò chân giò, bà thò nậm rượu
Ông ăn nem bà ăn chả Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
Ở nhà nghe Đông Hà lúa héo
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Ở xó chuồng heo, hơn là theo phía vợ Phép vua thua lệ làng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.
Phú quý sinh lễ nghĩa Quân tử phòng thân; tiểu nhân phòng bị, gậy.
Quân tử nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy
Quỷ tha, ma bắt
Quả báo nhãn tiền
Quan nhất thời, dân vạn đại
Quýt làm cam chịu
Qua cầu rút ván
Quân tử trả thù mười năm chưa muộn Rao ngọc bán đá
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
Ráng mỡ gà thì gió , ráng mỡ chó thì mưa.
Rau nào sâu nấy.
Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.
Rừng không hai cọp, nước không hai vua
Rừng nào cọp nấy
Rừng vàng biển bạc Sinh nghề tử nghiệp
Sinh lão bệnh tử
Sông có khúc, người có lúc
Sóng Trường Giang, sóng sau đập sóng trước
Sông sâu còn có kẻ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người
Sai một li đi một dặm
Sông sâu sóng cả chớ ngã tay chèo
Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó
Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Tấc đất tấc vàng
Tai vách mạch rừng.
Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Té nước theo mưa.
Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao.
Tiên học lễ hậu học văn
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.
Tiền vào quan như than vào lò
Tiền nào của đó
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
Tốt danh hơn lành áo. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Tham giàu phụ khó, tham sang phụ phần
Tham giàu phụ ngải
Tham phú phụ bần
Thất bại là mẹ thành công
Thật thà là cha dại.
Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm
Thắng làm vua thua làm giặc
Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li
Thân sâu hồn bướm
Thua keo này bày keo khác
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Trăm đường tránh không khỏi số.
Trăm hay không bằng tay quen.
Trăm nghe không bằng một thấy.
Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Trăm người bán vạn người mua.
Trâu buộc ghét trâu ăn.
Trâu cột ghét trâu ăn.
Tre già măng mọc.
Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Trong cái khó lại ló cái khôn.
Trống làng nào làng ấy đánh. Uống nước nhớ nguồn. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm
Việc nước trước việc nhà.
Vụng chèo khéo chống
Vào sinh ra tử
Vắt chanh bỏ vỏ Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ
Xôi hỏng bỏng không
Xa thương, gần thường
Xem bói ra ma, quét nhà ra rác
Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy lại
Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
Yêu nhau vạn sự chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
Yêu nhau xa cũng nên gần, ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa.
8. Câu đố :
- Thân em xưa ở bụi tre.
Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.
(Cái quạt giấy)
2. Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
Yêu em anh mới mớm trầu cho em
(Cái ống nhổ)
3. Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội
( Bánh trôi)
4. Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao
Ba mai chín cuốc mà đào không lên
(Bóng mặt, trăng mặt trời)
5. Dong dỏng ba bốn thước dài
Đầu đeo cái mỏ , bụng gài then ngang
Bốn chân em đứng sẵn sàng
Nằm ra cho chắc để chàng đạp đuôi .
(Cái cối để xay gạo)
6. Cái dạng quan anh xấu lạ lùng
Khom lưng uốn gối cả đời cong
Lưỡi to ra sức mà ăn khoét
Đành phải theo đuôi có thẹn không?
(Cái cày)
7. Có răng mà chẳng có mồm
Nhai cỏ nhồm nhoàm cơm chẳng chịu ăn
(Cái liềm gặt lúa)
8. Vua nào mặt sắt đen sì?
Vua nào trong thửa hàn vi ở chùa?
(Là những ai? – Vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) và vua Lý Thái Tổ)
9. Đông Du ai đã đưa người?
Còn ai đập đá giữa trời trơ trơ?
(Là những ai – Phan Bội Châu và Phan Chân Trinh)
10. Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
(Là ai? – Hai Bà Trưng)
11. Đố ai cũng khách thoa quần
Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù
Cửu Chân nức tiếng ngàn thu
Vì dân quyết phá ngục tù lầm than
(Là ai? – Bà Triệu)
12. Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sanngs ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
(Là ai? – Ngô Quyền)
13. Đố ai nổi sáng sông, rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương
Vân Đồn cướp sạch binh cường
Nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui?
(Là ai? – Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn)
14. Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
(Là ai? – Lê Lợi)
15. Đố ai giải phóng Thăng Long
Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh
Đống Đa, sông Nhị vươn mình
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh toi bời?
(Là ai? – Quang Trung – Nguyễn Huệ)
16. Muốn cho nước mạnh dân giàu
Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân
Mũ cao áo rộng không cần
Lui về ẩn chốn lâm sơn một mình?
(Là ai? – Chu Văn An)
17. Từng phen khóc lóc theo cha
Rồi đem nợ nước thù nhà ra cân
Núi Lam tìm giúp minh quân
Bình Ngô Đại Cáo, bút thầm ra tay?
(Là ai? – Nguyễn Trãi)
18. Một phen quét sạch quân Đường
Nổi danh Bố Cái Đại vương thuở nào
Tiếc thay mệnh bạc tài cao
Giang sơn đàng phải rơi vào ngoại bang?
(Là ai? – Phùng Hưng)
19. Vua nào thưở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?
(Là ai? – Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
20. Ai vì nước bỏ thù nhà?
Ai từng thắng trận Đống Đa vang lừng?
(Là những ai? – Trần Quốc Tuấn và Quang Trung)
9. Ca dao :
Bắc thang lên hỏi trăng già,
Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời.
May ra gặp được giếng khơi
Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.
Chẳng may số phận gian nan,
Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai.
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Bao giờ cây chuối có cành,
Cho sung có nụ, cho hành có hoa.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ cây cải làm đình,
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.
Bắc thang lên đến tận Trời,
Bắt ông Nguyệt lão, đánh mười cẳng tay.
Đánh thôi lại trói vào cây,
Hỏi ông Nguyệt lão: ” đâu dây tơ hồng? “.
Cô kia cắt cỏ một mình,
Cho anh cắt với chung tình làm đôi.
Cô còn cắt nữa hay thôi,
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
Cổ tay em trắng như ngà,
Con mắt em liếc như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu, như thể hoa sen.
Cái cò bay bổng bay lơ,
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu, nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.
Đêm đêm khêu ngọn đèn loan,
Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời.
Mong chàng chẳng thấy chàng ôi,
Thiếp tôi trằn trọc vội rời chân ra.
Nhác trông lên đã xế tà
Đêm khuya khoắt con gà gáy sang canh.
Mong anh mà chẳng thấy anh,
Thiếp tôi buồn bã khêu quanh ngọn đèn.
Đôi ta bắt gặp nhau đây,
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
Đôi ta như tượng mới tô,
Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đôi ta như rắn liu điu,
Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.
Đôi ta như ruộng năm xào,
Cách bờ ở giữa, làm sao cho liền?
Đôi ta như thể đồng tiền,
Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.
Đôi ta như thể con bài,
Đã quyết thì đánh, đừng nài thấp cao.
Đôi ta như đá với dao,
Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.
Đôi ta như ngãi Phan Trần,
Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.
Đôi ta như rượu với nem,
Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.
Đôi ta như lúa đòng đòng,
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.
Đôi ta như chỉ xe ba,
Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.
Đêm nằm lưng chẳng tới giường,
Trông cho mau sáng ra đường gặp em.
Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người thương có nghĩa, trăm năm cũng về.
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Ít nữa lấy chồng, anh lại giúp cho.
Giúp em một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồm cau.
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương cô ở một mình,
Mười thương con mắt có tình với ai.
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra …
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười
Cười lên ba tiếng Bờm ơi
Cười lên ba tiếng cho đời đắng cay.
10. Vè :
(Vè nói ngược)
Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng
Cao tồng ngồng như chim tu hú
Lùn lụ khụ như chim bồ nông
Hay chạy lon ton là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ là con gà mào
Hay bơi dưới ao mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét là con bồ chao
Hay bay hay nhào mẹ con bói cá
11. Truyện thơ :
Thạch Sanh (truyện thơ)
Tống Trân Cúc Hoa.
Trê Cóc (truyện thơ)
Thơ Sáu Trọng.
Thơ Thầy Thông Chánh.
Trọng Tương vấn Hán.
Truyện Kiều.
12. Chèo :
- Một số vở chèo tiêu biểu: Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên, Tôn Mạnh Tôn Trọng.
- Một số trích đoạn tiêu biểu: Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng – Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Tuần Ty Đào Huế (Chu Mãi Thần),…
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
- Theo dõi Đã theo dõi
- những gì đẹp nhất... Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- những gì đẹp nhất...
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Báo cáo nội dung
- Đọc trong WordPress
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Việt Nam
-
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Thủ Thuật
-
Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Ngữ Văn 10 - Hoc247
-
Văn Học Dân Gian – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Học Dân Gian Việt Nam Có Những Thể Loại Nào?Hãy định Nghĩa ...
-
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Việt Nam
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Việt Nam Sgk Ngữ Văn 10 ...
-
III. HỆ THỐNG THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Thống Các Thể Loại Văn Học Dân Gian Lập Bảng Hệ Thống - Khóa Học
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian Lớp 10 - Thả Tim
-
Hướng Dẫn Soạn Bài: Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
-
Hệ Thống Thể Loại Văn Học Dân Gian
-
[PDF] VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (7 Tiết) A. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Việt Nam: Hệ Thống Thể Loại ...