HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI TẦNG HẦM

Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình để đảm bảo an toàn cho người thoát khỏi ngôi nhà khi xảy ra cháy. Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng khoang cháy. Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình bao gồm hút xả khói (bao gồm cả các sản phẩm cháy) và cấp không khí vào.

Hệ thống hút khói hay còn có tên gọi khác là hệ thống thông gió tầng hầm. Đây là hệ thống giúp thông gió, xử lý khói, bụi bẩn và các chất độc hại có trong không khí tại tầng hầm. Sau khi xử lý, hệ thống sẽ cấp lại khí mới để đảm bảo không gian tầng hầm luôn thoáng mát, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI Quạt hút gió/khói Đầu hút gió/khói Đầu xả cửa gió Đường dẫn gió Một số phụ kiện đi kèm

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Loại bỏ các khí độc hại như NO, NO2, SO2, CO2 Giúp không khí thoáng mát, đảm bảo an toàn sức khỏe Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ tại các công trình Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư so với phương án lắp điều hòa

enlightenedTheo TCVN 5687:2010, Để bảo vệ chống khói cần thực hiện các quy định sau: a) Hệ thống cấp gió tạo áp phải được thiết kế và lắp đặt sao cho đảm bảo độ tin cậy và độ bền vững của tuyến cấp gió; kể từ cửa lấy gió ngoài đến các điểm phân phối gió trong khung cầu thang ở điều kiện khi có cháy.

b) Hệ thống cấp gió tạo áp phải được khởi động tự động theo lệnh báo cháy.

c) Lắp đặt quạt ly tâm hay quạt trục trong một phòng riêng cách ly với các quạt dùng cho mục đích khác bởi vách ngăn chịu lửa bậc I (tương ứng với cấp nguy hiểm cháy nổ A). Cho phép đặt quạt trên mái nhà hay bên ngoài nhà; có rào bảo vệ ngăn những người không có trách nhiệm.

d) Chế tạo ống dẫn gió bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa 0,5 h;

e) Đặt van một chiều ở quạt; có thể không đặt van một chiều nếu trong gian sản xuất, nơi lắp đặt hệ thống bảo vệ chống khói này có lượng nhiệt dư vượt quá 20 W/m3;

f) Bố trí cửa lấy gió ngoài cách cửa xả khói không dưới 5 m.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Bước 1: Phân tích kết cấu tầng hầm, chọn phương án thiết kế Để lên được thiết kế chi tiết hệ thống thông gió nhà cao tầng cho khu tầng hầm, đơn vị thực hiện phải tìm hiểu kỹ về kết cấu. Sau khi nắm chắc các thông tin về kết cấu như tổng diện tích, chiều cao, hệ thống cơ sở hạ tầng, đơn vị thực hiện sẽ chọn phương án thiết kế phù hợp.

Bước 2: Thiết kế hệ thống thông gió, hút khói, bố trí vị trí thiết bị Sau khi có phương án thiết kế, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành thiết kế hệ thống tổng quan. Trong bảng thiết kế này sẽ thể hiện chi tiết vị trí để lắp đặt các thiết bị thông gió, hút khói.

Bước 3: Tính toán lưu lượng gió và cột áp tổn thất Dựa vào các thông số kết cấu cũng như các vị trí lắp đặt, đơn vị thực hiện sẽ phải tính toán lưu lượng gió và cột áp tổn thất. Bên cạnh lưu lượng gió và cột áp, người thực hiện cũng phải tính toán chi tiết số lượng đầu cấp/hút, miệng gió…

Bước 4: Lựa chọn thiết bị phù hợp với các thông số đã tính toán Thiết bị của hệ thống hút khói, thông gió tầng hầm rất đa dạng. Mỗi loại thiết bị lại có công suất khác nhau. Vì vậy, khi quý khách hàng cần lắp đặt hệ thống hút khói, thông gió thì phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn được các thiết bị phù hợp.

mailLIÊN HỆ: CÔNG TY CP ĐIỆN THÔNG MINH VIỆT NAM - Cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị PCCC, các hệ thống chữa cháy và báo cháy. Gọi ngay hotline để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất

Hotline: 0708888114 hoặc 0368888659

Mail: work@pccc24h.vn

Website: pccc24h.vn

Facebook: Bán Bình Chữa Cháy 24/7

Từ khóa » Hệ Thống Hút Khói Tầng Hầm