Hệ Thống ưu đãi Thuế Quan Phổ Cập (GSP) - 123doc
Có thể bạn quan tâm
a. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP (Generalized System of Preferences) là hệ thống ưu đãi thuế quan được các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (nước thụ hưởng) hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế. GSP làm giảm thuế suất theo chế độ tối huệ quốc hoặc miễn thuế hoàn toàn đối với những sản phẩm nhất định tại các nước được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước cho hưởng ưu đãi. Một yêu cầu là hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng (EU, Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản...). (Theo VCCI-HCM). Theo số liệu tổng hợp từ List of beneficiaries countries and teritories (UNCTAD, 2018), có 213 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc nhóm nước đang phát triển hay kém phát triển được hưởng lợi từ GSP của 13 nền kinh tế cho hưởng (bao gồm các nước thuộc Liên minh Châu Âu, Úc, Belarus, Canada, Iceland, Nhật Bản, Kazakhstan, New Zealand, Na Uy, Liên bang Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ). Mỗi quốc gia cho hưởng có một chế độ hệ thống riêng, cơ chế hoạt động, nội dung, hình thức hay mục tiêu khác nhau. Tuỳ từng đối tượng, các quốc gia sẽ áp chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP tương ứng.
b. C/O cấp theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
C/O mẫu A là Giấy chứng nhận xuất xứ đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu. Mẫu C/O này chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong các nước cho hưởng GSP. Riêng đối với Việt Nam, bảng dưới là các nước cho Việt Nam hưởng GSP, tổng hợp từ List of beneficiaries countries and teritories (UNCTAD, 2018). Trong đó, Thổ Nhĩ Kì loại Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển từ 01/01/2018:
1 “Úc ^6 Kazakhstan
2 Belarus "7 New Zealand
3 Canada Liên bang Nga
4 Liên minh Châu Âu ^9 Thụy Sĩ
STT FTA Hiện trạng Đối tác
(Nguồn: UNCTAD,2018)
Để được cấp C/O mẫu A, hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP. Còn đối với các hàng hóa khác phải đáp ứng Quy tắc xuất xứ GSP của từng nước, lãnh thổ cho hưởng tính theo các tiêu chí như: chi phí sản xuất, quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN, trị giá xuất xưởng, trị giá FOB,... Từ ngày 01/01/2019, Việt Nam chính thức tham gia cơ chế REX (Registered Exporter) được EU sử dụng, cho phép nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình mà không cần phải xin cấp C/O mẫu A. Việc chứng nhận xuất xứ REX được gia hạn đến 30/6/2020. Sau thời hạn này, cơ quan Hải quan EU, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP nếu DN tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu sang các thị trường này.
Từ khóa » Hệ Thống ưu đãi Thuế Quan Phổ Cập
-
Hệ Thống ưu đãi Phổ Cập (GSP) Là Gì? Tìm Hiểu Về ... - Luật Minh Khuê
-
[PDF] Đánh Giá Về Chế độ ưu đãi Thuế Quan Phổ Cập GSP. Ý Nghĩa đối Với ...
-
Giới Thiệu Chung Về Hệ Thống ưu đãi Thuế Quan Phổ Cập (GSP Là Gì?)
-
CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) ĐỐI VỚI HÀNG ...
-
32 Quốc Gia Không Còn Dành Chế độ ưu đãi Thuế Quan GSP Cho ...
-
Chế độ ưu đãi Thuế Quan Phổ Cập GSP - Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu
-
Giới Thiệu Chung Về Hệ Thống ưu đãi Thuế Quan Phổ Cập (GSP)
-
Hệ Thống ưu đãi Phổ Cập Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hệ Thống ưu đãi Phổ Cập (GSP) - Tạp Chí Công Thương
-
Tìm Hiểu Quy Chế ưu đãi Phổ Cập GSP
-
(FTA) EVFTA Và Ngành Nhựa Việt Nam: Cam Kết Ưu đãi Thuế Quan ...
-
EU điều Chỉnh Các Mức ưu đãi Thuế Quan GSP Mới Cho Giai đoạn ...
-
Liên Minh Châu Âu (EU) Chấp Thuận Duy Trì ưu đãi Thương Mại Cho ...
-
Cam Kết Chính - Hiệp định CPTPP