Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

 

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 

 

Những công ty, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, có phát sinh ra lượng nước thải trong quá trình hoạt động, thì việc đầu tư xây dựng một công trình xử lý nước thải là điều bắt buộc, đối với cơ quan doanh nghiệp.

Mục đích trên về đảm bảo về mặt tính chất pháp luật, về quy định xả thải từ các địa phương, thứ 2 giúp cho nguồn nước thải ra môi trường sạch hơn, tránh gây ô nhiễm môi trường, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước tốt vận hành hiệu quả, sẽ giúp nâng cao đời sức khỏe và đời sống của con người ở khu vực xung quanh, ngoài ra còn giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các đối tác làm việc, một hệ thống xử lý nước hiệu quả sẽ cho ra những sản phẩm, tốt và được đánh giá tốt từ người tiêu dùng, ngoài ra còn giúp các doanh nghiệp tránh được những khoản phạt từ nhà nước, về quy định xả thải, khi nước chưa đạt tiêu chuẩn.

Vậy hệ thống xử lý nước thải là gì? xây dựng một hệ thống nước thải bao gồm những công đoạn nào? hệ thống hoạt động ra sao, những câu hỏi trên sẽ được công ty xử lý nước giải đáp chi tiết dưới dây.

Xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải là gì
Xử lý nước thải là gì

Xử lý nước thải là trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, phát sinh ra một số lưu lượng nước bẩn trong quá trình sản xuất, hệ thống xử lý nước sẽ tiến hành loại bỏ các chất bẩn, các chất ô nhiễm, các chất gây hại ra môi trường, ra khỏi nước thải thông thương là những loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước cấp, nước thải y tế, nước thải bệnh viện, nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn nước, vào mục đích tốt, như nuôi cá, trông cây, sau khi xử lý nước thải, việc xử lý nước thải có nhiều cách khác nhau, tùy vào loại nước và lưu lượng nước thải ra hàng ngày từ doanh nghiệp, một số biện pháp điển hình như: biện pháp vật lý, hóa học, sinh học, tùy vào giai đoạn mà áp dụng để hiệu quả nhất.

Video hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Mấu chốt của việc xử lý nước thải

Mấu chốt của việc xử lý nước thải là ở chỗ, một doanh nghiệp sẽ không biết được nước thải, của mình đang thải ra môi trường là nước thải loại gì? lưu lương nước thải ra là bao nhiêu, pháp áp dụng công nghệ nào để phù hợp, và không có sự hướng dẫn chi tiết từ bộ phận kỹ thuật xây dựng, gặp khó trong việc khai báo quy định nước thải đối với nhà nươc.

mấu chốt của xử lý nước thải
mấu chốt của xử lý nước thải

Video hệ thống xử lý nước thải

Ngoài ra để đo lường được độ hiểu quả của việc xử lý nước thải, thì cần ít nhất một khoảng thời gian, và tệ hơn nữa là bạn phải làm việc cùng lúc với nhiều công việc liên quan tới phân tích mẫu nước thải, khai báo hồ sơ môi trường, khi đó mới quyết định áp dụng kỹ thuật hay phương pháp nào, vào xử lý nước thải, để đem hiệu quả chính, nắm vai trò quyết định dẫn tới thành công dự án xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Định nghĩa như thế nào về hệ thống xử lý nước thải: là một loạt các hệ thống máy mọc công nghệ xử lý nước thải đơn lẻ, cấu tạo thành, mục đích là giúp giải quyết cụ thể vấn đề nước thải từ nhà máy , như đã nói trên mỗi loại hệ thống xử lý nước thải lớn nhỏ, sẽ phụ thuộc vào loại nước thải, loại hình sản xuất, và lưu lượng nước, mà sẽ có công nghệ đơn lẻ khác nhau hợp thành, để tạo ra một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty giày Taekwang Vina (1000 m3/ngày)

Một hệ thống xử lý nước thải tốt và hoàn chỉnh sẽ giải quyết được vấn đề gì cho doanh nghiệp:

  • Xử lý nước nguồn nước thải bị ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn đối với bộ tài nguyên môi trường.
  • Chi phí xây dựng và vận hành thấp nhưng vẫn đảm bảo được độ bền và độ ổn định cao
  • Dễ dàng thay đổi khi có quy định khác về xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải bao gồm những công đoạn nào?

Để có một hệ thống xử lý nước thải tốt thì ngoài những đặc điểm đã nếu ra, về nước thải và yêu cầu xả thải của địa phương, thì nhìn chung một hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn điều bao gồm các công đoạn sau:

  • Xử lý cơ học: tách các thành phần rác thải, dầu mỡ, cặn bả ra khỏi nguồn nước thải.
  • Xử lý hóa học: trung hòa nồng độ PH trong nước, keo tụ tạo bông hoặc lắng, để loại bỏ các chất kim loại, các chất vô cơ
  • Xử lý sinh học: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí, để loại bỏ các thành phần bị ô nhiễm hữu cơ.
  • Lọc nước: loại bỏ các chất rắn còn lại có trong nước, bước này tùy thuộc vào quy dịnh về xả thải của pháp luật đối với hàm lượng chất rắn có trong nước.
  • Hệ thống bảng điều khiền: tùy theo nhu cầu tối ưu hệ thống tự động hóa của doanh nghiệp.

VD: Đối với các nhà máy chuyên sản xuất điện, thì nước thải đầu ra thường là nước thải xi mạ, trong đó hàm lượng chất vô cơ và kim loại chiếm tỷ lệ cao, nên công đoạn xử lý nước thải bằng hóa học là hết sức quan trọng.

Quy trình xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay.

Dưới đây là một số công đoạn của các hệ thống chuyên xử lý nước thải hiện nay:

  • Trung hòa và điều lưu nước thải
  • Tạo keo tụ, tạo bông, và kết tủa
  • Tuyến nổi
  • Xứ lý sinh học hiếu khí
  • lắng
  • Xử lý nước

Công dụng của hệ thống xử lý nước thải điển hình sẽ loại bỏ những gì trong nước

Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng đạt chuẩn thì sẽ làm tốt nhiệm vụ loại bỏ các thành phần tính chất gây ra sự ô nhiễm dưới đây :

Oxy sinh học: viết tắt là BOD là tạo ra một lượng oxi hóa trong đó các chưa các hợp chất trong nước, dễ dàng bị phân hủy bởi các vi sinh vật vi sinh, ngoài ra BOD còn được xem là chỉ tiêu để đánh giá, mức độ gây ra ô nhiễm hữu cơ của nước thải.

Oxy hóa học: viết tắt là COD là tạo ra một lượng oxi hóa trong đó các chưa các hợp chất trong nước bao gồm: các hợp chất vô cơ, và hữu cơ, ngoài ra COD còn được xem là chỉ tiêu để đánh giá, mức độ gây ra ô nhiễm vô cơ, hữu cơ của nước thải.

Nito và Photpho ( TN và TP): Là chất gây phì dưỡng hóa nước.

Coliform: Vi sinh vật gây hại tạo ra mầm bệnh

Chất rắn lơ lửng: là loại chất rắn đặc biệt khó tan và khó lắng trong nước.

Độ màu

Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay:

Công ty xử lý nước sẽ giới thiệu cho các bạn, một số loại hệ thống xử lý được áp dụng phổ biến hện nay, giúp bạn lựa chọn ra loại hệ thống phù  hợp với đơn vị cơ quan mình nhằm, giảm chi phí đầu tư, mà vận hành tốt.

Hệ thống xử lý nước bằng hệ thống điều lưu.

Là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát, các đặt tính có trong nước thải, nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất, cho các quá trình xử lý nước thải kế tiếp. Quá trình được thực hiện bằng việc tích trữ nước thải vào một bể lớn, sau đó bơm chúng vào bể tiếp theo.

Quá trình điều lưu được xử dụng để :

  • Điều chỉnh về sự thay đổi của nguồn nước theo các giờ diễn ra trong ngày.
  • Tránh các tác động của các thành phần hữu cơ, làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn, trong bể xử lý sinh học.
  • Kiểm soát hàm lượng PH có trong nước
  • Góp phần giảm thiểu các tác hại đến môi trường nhờ việc đo lưu lượng nước thải được duy trì ở mức độ ổn định.
  • Là nơi lưu trữ, tích trữ hạm lượng các chất độc hại lớn, giúp cho quá trình xử lý sinh học có hiệu xuất cao.

Hệ thống xử lý nước bằng trung hòa

Đối với loại nước thải thường có chứa nồng độ PH cao, thì thường không thích hợp áp dụng các quá trình xử lý sinh học, hoặc thải trực tiếp ra môi trường, Vì vậy đối với loại nước thải này thì cần phải được trung hòa, một số cách trung hòa nước thải có nồng độ PH cao sau đây:

  • Trộn lẫn hỗn hợp nước thải có nồng độ PH acid với PH ba zơ. Với việc trộn lẫn 2 mẫu nước thải có PH khác nhau, chúng ta đã có thể đạt được mục đích trung hòa, nhưng quá trình này đòi hỏi bể điều lưu phải lớn để chứa nước thải.
  • Trung hòa nước thải ACiD: đối với quá trình này thông thường các nhà kỹ xư xử lý nước thải sẽ cho nước thải chảy qua một lớp đá vôi để trung hòa, hoặc cho nước vôi vào nước thải, và cuối cùng vôi được tách ra ở giai đoạn lắng.
  • Trung hòa nước thải kiềm: Với các acib mạnh, như CO2 cũng có thể trung hòa nước thải chứa kìm,  khi cho CO2 vào nước thải nó sẽ tạo thành acid carbonic và trung hòa với nước thải, nhược điểm đòi hỏi giá thành kinh tế cao.

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông

Là kết quả của quá trình kết tụ các chất rắn dạng lơ lửng , với các hạt keo để cho ra những hạt có kích thước lớn hơn nước thải, nước thải sẽ chứa các hạt keo và mang điện tích.

Chính những điện tích này sẽ ngăn không cho các hạt nó va chạm và kết hợp lại với nhau, làm cho dung dịch nước luôn được giữ ở  trạng thái ổn định, việc cho một số chất hóa học vào nước thải sẽ giúp quá trình mất ổn định của dung dịch, và tiến hành gia tăng sự kết hợp để tạo ra các bông vừa đủ lớn, và sẽ bị loại bỏ ở quá trính lọc hoặc lắng.

Các chất keo tụ hay được các kỹ sư môi trường xử dụng thường là : muối, sắt, nhôm.

Các chất tạo bông tụ thường là các chất hưu cơ cao, việc kết hợp các chất tạo bông tụ và các chất keo tụ sẽ giúp cải thiện cao quá trình tạo bông cặn.

Hệ thống xử lý nước thải bằng kết tủa

Là phương pháp chuyên loại bỏ các chất thải kim loại, ra khỏi nước thải trong quá trình này các chất thải kim loại nặng thường được kết tủa, dưới dạng là hydroxide. Vì vậy để quá trình diễn ra được hoàn thiện hơn, các kỹ sư xử lý nước thải thường cho thêm, thành phần base vào nước thải quá trình này giúp cho nước thải đạt tới ngưỡng PH nhất định, mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ.

Áp dụng công nghệ tuyến nổi xử lý nước thải

Đối với những loại nước thải ô nhiễm với nồng độ cao, mang tính đặt thù theo từng ngành như: nước thải sản xuất giấy, nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải thực phẩm, nước thải dầu ăn, nước thải sản xuất…. Thì bắt buộc phải có công đoạn hóa lý phía trước tiêu biểu là cụm keo tụ -tạo bông – lắng hóa lý hoặc tuyển nổi.

Công nghệ tuyến nổi trong xử lý nước thải
Công nghệ tuyến nổi trong xử lý nước thải

Tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải có mục đích là giảm nồng độ các chất ô nhiễm xuống tới mức để có thể áp dụng được công nghệ sinh học phía sau nó hoặc thải bỏ ra môi trường

Tuyển nổi hay còn gọi là bể tuyển nổi khí hòa tan có tên tiếng anh là DAF (Dissolved Air Flotation), dòng nước thải trước khi vào hệ thống tuyển nổi sẽ được hòa trộn với hóa chất bao gồm NaOH, PAC, Polymer và chảy vào bể, tại bể này dòng nước được hòa trộn với hệ thống tuyển nổi áp lực, dòng nước thải được hòa trộn với dòng không khí (khí mịn vi bọt) được sục từ dưới đáy bể lên, các vi bọt này nổi lên kéo theo các chất ô nhiễm nổi trên bề mặt và được thu gom ra khỏi bể bởi hệ thống máy thu ván bề mặt

Ưu điểm bể tuyển nổi:

TTHẠNG MỤCCÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI DAFCÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRUYỀN THỐNG
1Quá trình xử lý+ Tích hợp cả 5 quá trình keo tụ tạo bông kết hợp lắng, tuyển nổi và cô đặc bùn trong 1 thiết bị duy nhất. Không cần bể keo tụ tạo bông. + Hóa chất được châm trực tiếp vào ống dẫn nước thải đầu vào và được khuấy trộn bằng vi bọt khí + Quá trình keo tụ, tạo bông và lắng phải xây từng bể riêng biệt ----> Tốn chi phí đầu tư, diện tích... + Hóa chất châm vào bể keo tụ, tạo bông và được khuấy trộn bằng motor, không châm trực tiếp vào đường ống
2Cấu tạo và tính linh hoạt+ Vật liệu: Inox hoặc thép Bể cấu tạo bằng inox/thép chất lượng cao, thiết kế đẹp, chắc chắn. Bể thiết kế thành các phần ghép lại với nhau. Linh hoạt trong vận chuyển và lắp đặt, dễ dàng thay đổi công năng của thiết bị. + Vật liệu: Bê tông cốt thép Bể thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép, cố định ở 1 vị trí nên không có khả năng linh hoạt trong việc di chuyển, tái sử dụng ở vị trí khác khi có nhu cầu chuyển đổi chức năng
3Diện tích sử dụngVới công suất 300m3/ngày Thiết bị xử lý có diện tích là: D2400 (mm) x H1000 (mm) tương đương 4,5 m2 Nhỏ hơn khoảng ~ 3,8 lần so với công nghệ truyền thống. Tiết kiệm chi phí đầu tư và lắp đặt Với công suất 300 m3/ngày Cụm xử lý hóa lý có diện tích tính toán khoảng ~ 17 m2 Diện tích sử dụng rất lớn. Tốn kém chi phí đầu tư và xây dựng.
4Hiệu suất xử lýCó thể xử lý nồng độ TSS từ 1000 - 7000 ppm ( 0,1 tới 0,7%) Hiệu suất xử lý cao: TSS 98% - 99%; COD 55%, Hiệu suất xử lý thấp: TSS 69%, COD là 46%
5Lượng bùn sinh ra theo tính toánBùn sau xử lý đạt được nồng độ cao từ 3-5% cao hơn công nghệ truyền thống đến 4-5 lần. Giúp giảm chi phí xử lý bùn xuống 4-5 lần so với truyền thống.Bùn sau xử lý thường có nồng độ thấp < 1,0% chi phí xử lý bùn rất cao, rất tốn kém.
6Thu hồi bột giấy cho mục đích tái sử dụngHiệu suất thu hồi đạt 98%. Một nhà máy công suất 300 m3/ngày thu được khoảng 4090 kg bột giấy khô/ngày Bột thu hồi có độ dày ổn định và nhất quán trong suất quá trình vận hành, DAF của KWI có khả năng điều chỉnh nồng độ ( độ dày) của bột bằng cách điều chỉnh mực nước trong bể kiểm soát mức (level control tank) để phù hợp với nhu cầu sản xuất Không có tính năng thu hồi bột giấy
7Tích hợp công nghệ vi bọt vào quá trình xử lý nướcỨng dụng hệ thống tạo vi bọt khí (ADR) có kích thước 40-100 micro nên khả năng dính bám cặn lơ lửng trong nước nổi lên bề mặt rất tốt, hầu như không còn cặn lơ lửng trong nước sau xử lý.Không có công nghệ vi bọt
8Chi phí hóa chất vận hành (công đoạn xử lý hóa lý)Thấp + Xử lý nước thải: 7.865 VND/m3 Cao + Xử lý nước thải: 10.618 VND/m3

Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải

Bể lắng là gì : bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp có nhiệm vụ tách các bông cặn ô nhiễm, bông bùn vi sinh ra khỏi nước thải, nước sau khi ra bể lắng gồm hai dòng : nước trong sau lắng và bùn thải.

vai trò của bể lắng trong xử lý nước thải
vai trò của bể lắng trong xử lý nước thải

Bể lắng với thiết kế hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, cho phép dòng nước đi vào trong lòng bể và tạo ra môi trường tĩnh, nước được lưu lại khoảng thời gian nhằm tạo điều kiện cho các bông bùn được tạo ra trong bể sinh học dưới tác dụng của trọng lực từ từ lắng xuống đáy bể và được thu gom ra ngoài, phần nước trong sau lắng được chảy ngược thu gom ra ngoài.

Công dụng của bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp:

Trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bể lắng có hai vai trò nằm ở hai vị trí

  1. Bể lắng hóa lý : Công dụng lắng bùn căn sinh ra từ quá trình hóa lý của xử lý nước thải công nghiệp nhằm giảm BOD,COD và tách bông bùn hóa lý nhằm giảm tải cho các công trình sinh học phía sau
  2. Bể lắng sinh học: Công dụng lắng bùn vi sinh sinh ra từ bể sinh học nhằm thu hồi lại lượng vi sinh và xử lý TSS trong nước thải

Phân loại bể lắng

   Phân lọai theo công dụng

Bể lắng 1: công dụng chính là lắng cát , lắng cặn trôi theo dòng nước đầu vào

Bể lắng hóa lý: Lắng bông cặn từ quá trình keo tụ tạo bông

Lắng sinh học (lắng II): lắng bông bùn vi sinh từ bể sinh học

    Phân loại theo hình dạng

Lắng ngang: Là lắng hình chữ nhật, nước thải vào đầu bể và ra cuối bể, cặn được thu gom tại đầu bể

Lắng đứng: thường có hình tròn hoặc vuông đáy hình chóp cụt, nước vào trung tâm bể và thu nước ra xung quanh bể, cặn được lắng xuống đáy bể và thu ra ngoài

Lắng ly tâm: Có hình tròn và đáy chóp cụt, nước vào tâm bể và thu nước ra xung quanh bể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng

Lưu lượng nước thải

Thời gian lưu

Chiều cao bể lắng

Kích thướt bể lắng

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí

Công nghệ sinh học  trong xử lý nước thải là gì ? là công nghệ áp dụng các biện pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để xử lý chất thải hữu cơ và vô cơ dễ phân hủy sinh học có trong nước thải đến mức đạt tiêu chuẩn quy định, các chủng vi sinh vật thường dùng là Nấm men Saccharomyces sp, Lactobacillus sp, Bacillus sp, Vi khuẩn phân giải cellulose, Vi khuẩn phân giải nitơ nhu besodomonat, nitobacteria,…

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học

Các dạng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải sinh hoạt

  1. Công nghệ sinh học truyền thống Anoxic – Arotank

Đây là công nghệ sinh học truyền thống áp dụng có hiệu quả đối với các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp điển hình là: nước thải sinh hoạt, nước thải nhà hàng khách sạn, nước thải y tế, …..

Ưu điểm của công nghệ sinh học trong xử lý nước thải này là

– Chi phí đầu tư thấp.

– Chi phí vận hành thấp

– Dễ bảo hành sửa chữa về sau

– Dễ vận hành và đơn giản

Nhược điểm: Tốn diện tích lớn và không thích hợp nước thải có nồng độ ô nhiễm cao

  1. Công nghệ sinh học hiếu khí dính bám hay công nghệ MBBR (Moving beb bioreactor)

Đây là công nghệ cải tiến của công nghệ Anoxic-Arotank, Trong bể Arotank được bổ sung thêm giá thể di động hay cố định nhằm tăng hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống và được gọi là công nghệ sinh học MBBR.

Ưu điểm công nghệ MBBR

– Hiệu quả xử lý cao hơn công nghệ truyền thống

–  Khả năng chịu tải tốt hơn

– Chi phí đầu tư thấp.

– Chi phí vận hành thấp

– Dễ bảo hành sửa chữa về sau

– Dễ vận hành và đơn giản

Nhược điểm: Tốn diện tích lớn.

  1. Công nghệ SBR (Sequencing batch reactor)

Công nghệ SBR là công nghệ cải tiến của công nghệ vi sinh truyền thống, đối với công nghệ truyền thống thì hệ thống hoạt động liên tục, riêng công nghệ SBR thì hoạt động theo mẻ, nên hiệu quả xử lý cực kỳ cao.

Ưu điểm công nghệ SBR

– Hiệu quả xử lý rất cao, thích hợp xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải thủy sản,….

–  Khả năng chịu tải tốt

Nhược điểm: Tốn diện tích lớn, chi phí đầu tư cao, vận hành đòi hỏi phải có chuyên môn cao, vì vậy công nghệ này thường áp dụng cho các loại nước thải khó xử lý, nồng độ ô nhiễm cao và lưu lượng nước thải lớn

  1. Công nghệ MBR (Membrane tank)

Nhằm khác phục một số nhược điểm của công nghệ truyền thống là bể lắng hoạt động kém hiệu quả và tiết kiệm diện tích, chi phí hóa chất, công nghệ MBR được  sử dụng mang lọc cưỡng bức thay thế bể lắng và bể khử trùng.

Màng lọc MBR là những sợi nhỏ có kích thướt lỗ màng 0.1Mic chỉ cho nước đi qua lỗ màng và vi sinh vật gây bệnh, chất thải bị giữ lại bên ngoài sợi màng.

Công nghệ MBR
Công nghệ MBR

Ưu điểm công nghệ MBR

– Hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm diện tích

–  Khả năng chịu tải tốt hơn

–  Tiết kiệm chi phí vận hành

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, khó vận hành bảo dưỡng và sửa chữa

Những đối tượng nào cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Theo Điều 101, Luật Bảo vệ môi trường quy định các đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:

– Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

– Khu, cụm công nghiệp, làng nghề có phát sinh nước thải thì cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, áp dụng theo quy chuẩn 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn về xử lý nước thải công nghiệp.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Các cơ sở y tế, phòng khám đa khoa, phòng khám nha, phòng xét nghiệm, bệnh viện cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế áp dụng theo quy chuẩn 28:2010/BTNMT –  Quy chuẩn về xử lý nước thải y tế.

– Các cơ sở dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ, tòa nhà văn phòng cho thuê cũng cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng theo quy chuẩn: 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn về xử lý nước thải sinh hoạt.

Tóm lại tất cả các cơ sở sản xuất, cơ sở kiinh doanh dịch vụ và các cơ sở y tế trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải vượt quy chuẩn cho phép thì đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

– Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

– Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

– Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;

– Phải được vận hành thường xuyên.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là thực sự cần thiết trước tiên là để bảo vệ môi trường xung quanh nơi công ty, cơ sở mình hoạt động giúp cho môi trường công ty xanh sạch đẹp không ảnh hưởng đến sức khỏe của các nhân viên đang làm việc tại công ty, xí nghiệp của bạn.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải giúp cho doanh nghiệp của bạn an tâm sản xuất mà không cần lo lắng khi bị các cơ quan môi trường, cảnh sát môi trường kiểm tra, không lo lắng bị người dân xung quanh kiện cáo vì việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải giúp nâng hình ảnh của công ty chúng ta đối với đối tác khách hàng của bạn, đặc biệt là những đối tác khách hàng ngoại quốc họ rất quan trọng việc bảo vệ môi trường.

Và một điều quan trọng hơn là khi chúng ta xây dựng hệ thống xử lý nước thải là góp phần bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai của chính chúng ta.

BÁO GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI, XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Đối với chủ dự án, chủ đầu tư khi quyết định xây dựng trạm xử lý nước thải, thì giá thành xây dựng trạm xử lý nước thải là yếu tố quyết định hàng đầu. Do vậy việc cần thiết để giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải thì phải lựa chọn được nhà thầu có chuyên môn tốt, hỗ trợ tốt và phù hợp với mong muốn của mình nhất.

Đối với mỗi doanh nghiệp xử lý nước thải thì có cách báo giá xử lý nước thải khác nhau. Nhưng chung quy lại cũng có 03 thành phần trong một bộ hồ sơ báo giá:

Phần A:  BẢN VẼ THIẾT KẾ

Trong phần a của hợp phần hồ sơ báo giá trạm xử lý nước thải gồm

  1. Bản vẽ thiết kế sơ đồ công nghệ
  2. Bản vẽ thiết kế mặt bằng
  3. Bản vẽ bố trí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải
  4. Bản vẽ mặt cắt: sơ bộ hoặc chi tiết tùy thuộc vào nhà thầu
  5. Bản vẽ thiết kế kết cấu: phần này có thể triển khai sơ bộ hoặc chi tiết tùy yêu cầu chủ đầu tư

PHẦN B: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong phần này, thuyết minh nhà thầu sẽ thuyết minh chi tiết công nghệ áp dụng trong dự án bao gồm những phần như sau

  1. Giới thiệu sơ lượt về dự án, chủ đầu tư, nhà thầu
  2. Thuyết minh vì sao lựa chọn công nghệ này áp dụng vào dự án
  3. Thuyết minh công nghệ
  4. Thuyết minh tính toán công nghệ
  5. Thuyết minh tính toán lượng điện năng, hóa chất tiêu thụ
  6. Thuyết minh biện pháp thi công: phần này thường áp dụng trong các gói thầu cho các dự án lớn hoặc dự thầu.
  7. Thuyết minh thời gian bảo hành,…

PHẦN C: BÁO GIÁ CHI TIẾT THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  1. Bốc tách chi tiết thiết bị bao gồm: số lượng, công suất, vật liệu, điện áp, đặc tính khác,..
  2. Chi tiết nhân công lắp đặt hệ thống
  3. Chi tiết nhân công vận chuyển
  4. Chi tiết chi phí khởi tạo hệ thống
  5. Chi tiết hồ sơ nghiệm thu cấp phép
  6. Chi tiết hóa chất sử dụng

PHẦN D: HỒ SƠ KHÁC

  1. Chi tiết thời gian thi công
  2. Chi tiết hồ sơ năng lực
  3. Chi tiết cán bộ tham gia dự án
  4. Chi tiết năng lực cán bộ, bằng cấp
  5. Catalog thiết bị,…

Như vậy có thể thấy, đối với một dự án báo giá xử lý nước thải sẽ có rất nhiều hợp phần, tùy thuộc vào quy mô và cách thức có thể bổ sung thêm các hồ sơ khác. Tuy nhiên về cơ bản ít nhất phải đầy đủ 02 mục đầu trong mỗi hợp phần.

BÁO GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO ?

Báo giá trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thông thường đối với một trạm xử lý nước thải thì yếu tố công nghệ quyết định giá thành. Tuy nhiên để có một bảng giá hợp lý và đáp ứng tiêu chuyển nước sau xử lý sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  1. Quy mô : công suất xử lý của trạm xử lý nước thải, lượng nước thải càng lớn chi phí xây dựng sẽ càng nhiều.
  2. Loại ? nước thải được xử lý là nước thải gì: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải thủy sản,…, vì mỗi loại nước thải sẽ ứng với một công nghệ khác nhau dẫn đến giá thành cũng khác nhau. Ví dụ: đối nước thải sinh hoạt là loại dễ xử lý nhất nên áp dụng công nghệ sinh học, giá sẽ mềm. Đối với nước thải thủy sản thì áp dụng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học  giá thành sẽ cao gấp đôi
  3. Yêu cầu thiết bị: Yêu cầu thiết bị sử dụng trong hệ thống được xuất xứ từ G7, Japan, Itala,… có chất lượng tốt hay thiết bị chất lượng trung bình Taiwan, Korean,  ….
  4. Yêu cầu chất lượng nước sau xử lý: Yêu cầu chất lượng nước sau xử lý đạt Cột A (sạch hơn cột B), hay B QCVN. Có nghĩa là nước sau xử lý càng sạch ( mức A) thì công nghệ sẽ phức tạp hơn, dung tích bể chứa sẽ to hơn, bổ sung nhiều thiết bị hơn sẽ dẫn đến báo giá trạm xử lý nước thải thay đổi

Trên đây là 04 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xây dựng một trạm xử lý nước thải

BÍ QUYẾT GIÚP GIẢM GIÁ THÀNH TRONG BÁO GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ?

  1. Tính toán đúng công suất cần xử lý: Ví dụ nhà xưởng có 1000 công nhân thì theo quy định lượng nước thải 60-100lit/ngày, chọn mức 70lit/ngày giúp giảm giá thành xây dựng mà phù hợp với quy định
  2. Chọn đúng chất lượng thiết bị: đối với một hệ thống xử lý nước thải, xuất xứ thiết bị cũng ảnh hưởng nhiều đến giá chung. Nếu quý khách đủ kinh phí thì chọn thiết bị xuất xứ G7, Italia. Thông thường nên chọn Taiwan giá vừa mềm lại chất lượng trung bình tốt.
  3. Chọn nhà thầu tư vấn tốt hỗ trợ nhiệt tình, khảo sát tỉ mỉ và có năng lực tốt, bảo hành 24 tháng.

Từ khóa » Thuyết Minh Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp