Hệ Tọa độ địa Lý Trên đất Liền Cực Bắc Cực Nam Cực Tây Cực Đông ...

4 cực của Tổ Quốc, các cực Đông, Tây, Nam Bắc của Việt Nam

Mốc Cực Tây Việt nam là cột mốc biên giới hình tam giác , có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt - Lào - Trung. Cột mốc được đặt tại bản Tá miếu - xã Sín thầu - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên. Cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km.

Nội dung chính Show
  • Cực Bắc của Tổ Quốc - Cột cờ Lũng Cú tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang
  • Cực Nam Việt Nam - Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau
  • Cực Đông đất liền Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Câu 1: Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng
  • Lời giải các câu khác trong bài
  • Cực Bắc – non sông gấm vóc của đất nước:
  • Cực Tây – chiêm ngưỡng sự hùng vĩ thiên nhiên 3 nước:
  • Cực Đông – hừng đông của Tổ quốc:
  • Video liên quan

Cung đường chinh phục cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp, vất vả. Đây chính là điểm đến khó chinh phục nhất trong các cực, thử thách sự quyết tâm, bền bỉ của bất kỳ ai muốn chạm đến.

Cực Bắc của Tổ Quốc - Cột cờ Lũng Cú tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

Cột cờ Lũng Cú tại Xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang từ lâu được biết đến là điểm cực bắc Tổ quốc. Tuy nhiên, thực tế, tọa độ cực bắc được xem là chính xác còn cách cột cờ Lũng Cú vài km nữa nằm ở gần sông Nho Quế. Do khu vực này hiểm trở khó đi lại, nên từ lâu cột cờ Lũng Cú đã được coi là điểm cực Bắc của Tổ Quốc

Cực Nam Việt Nam - Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau

Ở cực nam, Cà Mau, mốc GPS001 cùng biểu tượng con tàu Đất Mũi tại Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hển, Tỉnh Cà Mau chưa phải là tọa độ chuẩn. Điểm tương đối chính xác phải là bờ biển ở phía nam thuộc Khu du lịch Khai Long. Tuy nhiên mọi người đều chấp nhận nơi có biểu tượng con tàu là cực Nam của đất liền

Hai điểm cực Bắc và cực Nam chưa phải tọa độ chính xác nhưng vẫn trong cùng một tỉnh. Còn cực đông gây tranh cãi này lại nằm ở hai tỉnh gần nhau, Mũi Điện thuộc Phú Yên và Mũi Đôi thuộc Khánh Hòa.

Cực Đông đất liền Việt Nam thực sự nằm ở đâu?

Hiện nay tại Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh, Phú Yên) người ta có xây dựng một tấm bảng bằng đá hoa cương ghi dòng chữ “Điểm cực Đông – Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.

Có một điểm cực đông khác được xác định bằng tọa độ GPS và được đánh dấu bằng một cái chóp inox trên tảng đá khá cao ở Mũi Đôi bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Nếu xét về vị trí theo GP, Hải đăng mũi điện có kinh độ: 109.27.06 trong khi đó Mũi Đôi có kinh độ: 109.27.50.03 như vây Mũi Đôi là phần đất liền nhô ra biển đông xa nhất và là điểm cực Đông đất liền. Tuy nhiên, do trái đất nghiêng 23'5 nên tùy thời điểm trong năm, Mũi Điện - Phú Yên có thể đón bình minh trước.

Đường ra chinh phục Mũi Đôi phải trải qua nhiều loại địa hình. Cồn cát, đường đá, băng rừng và nhảy ghềnh trên những tảng đá rất to để đến được Mũi Đôi, nơi đất liền có kinh độ xa nhất. Hành trình này phải mất 2 ngày và khá vất vả, lấy đi rất nhiều mồ hôi và sức lực của những người chinh phục nó.

Đối với Mũi Điện dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh ở Phú Yên, đường đi rất dễ với những bậc bê tông men theo sườn núi dẫn lên. Hướng về phía đông, bạn có thể nhìn thấy tấm bảng Mũi Điện.

Trang chủ » Lớp 8 » Giải sgk địa lí 8

Câu 1: Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng

Bài làm:

Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta:

  • Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ
  • Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
  • Điểm cực Tây ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ
  • Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ

Từ khóa tìm kiếm Google: các điểm cực ở nước ta, tọa độ các điểm cực, vị trí địa lí nước ta, điểm cực phần đất liền nước ta.

Lời giải các câu khác trong bài

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Xác định các điểm cực Bắc , Nam , Đông , Tây và tọa độ địa lí nước ta

Các câu hỏi tương tự

- Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam trong sách giáo khoa hoặc trong Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

- Xác định ví trí mà tỉnh thành phố mà em đang sống.

- Xác định vị trí tọa độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta.

- Lập bảng thống kê theo mẫu sau. Cho biết có bao nhiêu tỉnh ven biển?

- Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng (xem bảng 23.2)?

Đặt chân đến 4 cực Việt Nam luôn là niềm mơ ước và khơi dậy tinh thần chinh phục của những đôi chân đam mê ” xê dịch”. Cực Bắc Lũng Cú, cực Tây A Pa Chải, cực Đông Mũi Đôi, cực Nam Mũi Đất – 4 cột mốc thiêng liêng của đất nước mà bất cứ ai cũng muốn một lần được in dấu chân trong hành trình khám phá nước Việt.

Tọa độ điểm cực Nam: 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.

Nơi nằm tận cuối bản đồ trong 4 cực của Việt Nam đó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau), mang một nét đẹp phóng khoáng bao la. Vùng đất được ví như “cây biết đi, rừng biết bước”, khi mà mỗi năm nhờ lượng phù sa của dòng sông Mekong bồi đắp mà lãnh thổ Việt Nam từ đó được mở rộng hơn mỗi năm. “Mắm theo trước, đước theo sau” – 2 loài cây chủ yếu của vùng đất này, cây mắm đi trước, cây đước bồi đắp theo sau để rồi từ đó dần dần vươn ra biển lớn.

Cực Nam của Việt Nam thuộc huyện Ngọc Hiển – Cà Mau. Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh. Ảnh: VnExpress

Cực Bắc – non sông gấm vóc của đất nước:

Tọa độ điểm cực Bắc: Vĩ độ: 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ.

Nơi địa đầu của Tổ quốc đó chính là cực Bắc nằm ở đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang nhưng cực Bắc chính xác về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc, đó chính là trung tuyến của dòng sông Nho Quế (ranh giới Việt Nam – Trung Quốc) một nơi hiểm trở khó đi lại. Cho nên từ lâu lá cờ quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em luôn tung bay trên đỉnh Lũng Cú. Được tận mắt chứng kiến “ non sông gấm vóc” mà đó giờ chỉ được biết qua những trang sách, là khoảnh khắc thiêng liêng và hạnh phúc cho những ai đặt chân đến vùng đất này.

Đỉnh Lũng Cú ( Hà Giang) – Cực Bắc của Việt Nam. Ảnh: Dân trí

Cực Tây – chiêm ngưỡng sự hùng vĩ thiên nhiên 3 nước:

Tọa độ điểm cực Tây: 22°25’49” vĩ độ Bắc và 102°11’3″ kinh độ Đông

Nơi được mệnh danh “ một con gà gáy ba nước cùng nghe” đó chính là cực Tây – đỉnh A Pa Chải ( xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), mốc giao điểm biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nằm ở độ cao 1864 mét so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. Cực Tây đó là nét đẹp hùng vĩ, sừng sững của sự hòa làm một mênh mông núi rừng 3 nước.

Đỉnh A Pa Chải ( Điện Biên) – cực Tây của Việt Nam. Ảnh: BÁO MỚI

Cực Đông – hừng đông của Tổ quốc:

Tọa độ điểm cực Đông: 12°39’21” vĩ độ Bắc và 109°27’39” kinh độ Đông. Mặt trời mọc phía đông, vậy phía đông của hừng đông Tổ quốc nằm ở đâu? Trong 4 cực của Việt Nam thì nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S đó chính là Mũi Đôi – Cực Đông (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Chinh phục Cực Đông là một hành trình trekking không dễ dàng khi băng qua đủ địa hình đồi cát, rừng núi,… Cột mốc Cực Đông được đặt trên một khối đá to lớn mà bất cứ muốn chinh phục sẽ phải leo lên bằng thang dây. Món quà cho bất cứ ai chinh phục nơi đây là được ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên ló dạng trên dải đất này.

->>Bắt đầu hành trình khám phá cực đông tại đây

Cực Đông của đất nước đặt tại Mũi Đôi – Khánh Hòa

Khi nhắc đến “4 cực, 1 đỉnh, 1 ngã ba” là nhắc đến một sự tự hào của đất Việt; nhắc đến những nét đẹp khác biệt mang những ý nghĩa thiêng liêng khác nhau.

Bạn đã chinh phục được cực nào ở Việt Nam chưa? Hãy chia sẻ với Bi nhé!

Từ khóa » Trình Bày Các điểm Cực Trên đất Liền Việt Nam