Helicobacter Pylori - Bệnh Viện Ung Bướu Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
Tổng quan: Helicobacter Pylori (HP) là 1 loại vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày, ước tính có khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm.
Hình 1: Các Tạng trong ổ bụng
Hầu hết các trường hợp nhiễm HP đều không có triệu chứng và không bị làm sao cả. tuy nhiên có 1 số ít các trường hợp gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Người ta cũng chưa lí giải được tại sao một số người bị nhiễm thì không sao nhưng một số người thì bị biến chứng.
Nguy cơ lây nhiễm HP: Khi bạn ăn hoặc uống phải thức ăn hay nước có nhiễm HP. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào dạ dày và định cư ở lớp nhầy (lớp bảo vệ niêm mạc của bạn). chúng giải phóng ra các enZym và và hoạt hóa hệ thống miễn dịch. Các tác nhân này gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp tế bào niêm mạc dạ dày hay tá tràng dẫn đến viêm hay loét niêm mạc dạ dày tá tràng.
Hậu quả là dạ dà và tá tràng bị tổn thương bởi chính dịch tiết của dạ dày (Acid).
Ở một số nước phát triển Nhiễm HP hiếm khi xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên ở các nước đang phát triển trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP chiếm tỉ lệ cao.
Triệu chứng khi nhiễm HP: Hầu hết là không có triệu chứng. tuy nhiên một số trường hợp có loét thì có các biểu hiện sau đây:
- Đau hoặc khó chịu vùng trên rốn
- Cảm giác đầy hơi
- Cảm giác nhanh thấy no
- Ăn không ngon miệng
- Nôn hoặc buồn nôn
- Đi cầu phân đen
- Thiếu máu, nhanh mệt (do giảm số lượng hồng cầu,)
Ít phổ biên hơn: HP có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính và thay đổi niêm mạc dẫn tới ung thư dạ dày. Thực ra tỉ lệ này khá thấp, tuy nhiên do số lượng người nhiễm HP khá cao nên HP được coi là tác nhân gây ung thư dạ dày quan trọng. Đáng lưu ý là những người nhiễm HP từ khi còn nhỏ có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày cao hơn.
Chẩn đoán nhiễm HP: Có các phương pháp chẩn đoán nhiễm HP sau:
Xét nghiệm hơi thở: Bạn được uống 1 loại thuốc có chứa nguyên tố C13 hoặc C14. Chất này bị vi khuẩn phân hủy sau đó được thải ra hơi thở
Xét nghiệm phân: Phát hiện protein của vi khuẩn trong phân
Xét nghiệm máu: Tìm kháng thể kháng HP trong máu
Nội soi kết hợp làm xét nghiệm HP
Hình 2: Vi khuẩn HP được quan sát dưới kính hiến vi điện tử
Nếu bạn có triệu chứng: Bạn nên kiểm tra HP nếu bạn bị hoặc bạn đã từng bị loét dạ dày hay tá tràng (mặc dù HP gây loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên một số nguyên nhân khác cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng (thuốc giảm đau chống viêm))Những ai nên đi kiểm tra HP ?
Nếu bạn không có triệu chứng: kiểm tra HP không được khuyến cáo nếu không bị và chưa từng bị loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kiểm tra HP nếu gia đình bạn có người thân bị ung thư dạ dày
Điều trị HP: Những người có tiền sử loét hoặc đang bị loét dạ dày tá tràng thì nên điều trị, mục đích của điều trị nhằm làm liền vết loét, phòng ngừa loét tái phát và giảm nguy cơ bị các biến chứng
Thuốc: Thường kết hợp nhiều loại, thời gian 14 ngày.
- Thuốc kháng tiết: Giúp làm giảm dịch tiết acid trong dạ dày
- Khuyến cáo sử dụng 2 kháng sinh giúp làm giảm tỉ lệ thất bại và kháng thuốc
- Hiện tại tỉ lệ kháng thuốc đang gia tăng, vì vậy việc uống thuốc đúng liều và kiểm tra lại sau điều trị là vô cùng cần thiết
Tác dụng phụ: Có tới 50 % số bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc khi điều trị, thường là nhẹ. một số trường hợp phải điều chỉnh liều thuốc. Tác dụng phụ bao gồm :
- Cảm giác vị kim loại trong miệng: hay gặp với Metronidaol, clarithromycin
- Đồ uống có cồn: Khi uống MetronidaZol nên kiêng rượu bia do khi kết hợp với rượu bia có thể gây nổi ban, đau đầu, nôn, buồn nôn vã mồ hôi, tim nhanh
- Bisthmuth: Làm cho phân có màu đen
- Ngoài ra có thể gây tiêu chảy hoặc đau bụng
Thất bại điều trị: Khoảng 20 % bệnh nhân thất bại sau liệu trình đầu tiên. Sau thất bại liệu trình đầu tiên chuyển sang liệu trình thứ 2 thời gian điều trị là 14 ngày kết hợp thuốc ức chế bơm proton và 2 loại kháng sinh, ít nhất 1 loại kháng sinh khác loại với liệu trình đầu tiên.
Theo dõi: Sau điều trị nên kiểm tra lại xem đã diệt trừ hết HP hay chưa, xét nghiệm cần làm: Test hơi thở, xét nghiệm phân. Xét nghiệm máu không được khuyến cáo để theo dõi vì kháng thể còn lưu lại trong máu trên 4 tháng sau khi điều trị hết HP.
Bs Phạm Minh Ngọc-khoa Nội soi và thăm dò chức năng
Bài viết mới- Chia sẻ từ người bệnh
- Thư mời chào giá sữa chữa ống nội soi dạ dày
- Về việc mời chào giá cung cấp dịch vụ sửa chữa bo mạch Pwm Drives
- Về việc mời chào giá mua sắm thùng rác sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu ĐN
- Thư mời chào giá về việc cung cấp sơn sử dụng tại bệnh viện
- Trang Chủ
- Giới Thiệu
- Tổng Quan
- Chức năng – Nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo qua các nhiệm kỳ
- Thông Tin Chuyên Ngành
- Quản Lý Văn Bản Và Điều Hành
- Nghiên Cứu Khoa Học
- Cải cách hành chính
- Văn bản pháp luât
- PACS Viewer
- Cổng Thông tin Ung thư
- Thông Tin Thuốc
- Hội đồng đạo đức
- Cẩm nang ung thư
- Ung thư giáp
- Ung thư tiêu hóa
- Ung thư phổi
- Ung thư vú
- Ung thư phụ khoa
- Ung thư trẻ em
- Ung thư khác
- Chăm sóc bệnh nhân ung thư
- Đào tạo
- Phục Vụ Bệnh Nhân
- Đặt lịch khám
- Bảng Giá Dịch Vụ Kỹ Thuật
- Bảng giá BHYT
- Bảng Giá Viện Phí
- Gói Tầm Soát Ung Thư
- Góc Thiện Nguyện
- Góc Tư Vấn
- Danh mục thuốc và vật tư y tế
- Danh mục vật tư y tế
- Danh mục thuốc
- Tuyển Dụng
- Các gói thầu mua sắm
- Danh Bạ
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Khám Hp Dạ Dày
-
4 Cách Xét Nghiệm Phát Hiện Vi Khuẩn HP | Vinmec
-
Các Xét Nghiệm Kiểm Tra Vi Khuẩn HP Dạ Dày | Vinmec
-
Các Phương Pháp Test Hp Dạ Dày, Nên Lựa Chọn Phương Pháp Nào?
-
Test Hơi Thở Hp: Chi Phí, Test ở đâu, Quy Trình Như Thế Nào?
-
Test HP Là Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện Phương Pháp Xét Nghiệm Này?
-
Các Xét Nghiệm Dạ Dày Tìm Vi Khuẩn HP Phổ Biến Hiện Nay | Medlatec
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Làm Sao Biết Mình Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày?
-
Các Phương Pháp Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Bao Nhiêu Tiền?
-
Các Phương Pháp Xét Nhgiệm Vi Khuẩn HP - Helicobacter Pylory
-
TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN HP VÀ BỆNH DẠ DÀY
-
Xét Nghiệm Vi Khuẩn HP Đà Nẵng
-
️ Các Xét Nghiệm Kiểm Tra Vi Khuẩn HP Dạ Dày
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế