Hen Suyễn Có Nguy Hiểm Không Lây Nhiễm Và Di Truyền Không?
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của WHO năm 2019, trên thế giới có khoảng 262 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn có lây không? Nếu lây thì bệnh hen suyễn lây qua đường nào? Liệu mắc bệnh hen suyễn có chết không? và tác hại của bệnh hen suyễn là gì?
Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Thân Thị Ngọc Lan – Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
Hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay và tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong hen, đường thở bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng. Khi có các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi làm gây nên tình trạng thiếu oxy, khó thở ở người bệnh.
Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, người bị hen suyễn có thể cần được can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện để điều trị và theo dõi. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời điều trị hoặc sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời. Như vậy, giải đáp cho câu hỏi “bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là CÓ.
Tác hại của bệnh hen suyễn
Nếu không kiểm soát được cơn hen hiệu quả, về lâu dài bệnh hen sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số tác hại của bệnh hen suyễn:
- Gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày: Hen suyễn là bệnh lý tái đi tái lại thường xuyên với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Các triệu chứng của hen làm cản trở công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác, gây căng thẳng, lo âu, dễ bị trầm cảm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi. Hen suyễn ở trẻ em có thể đưa đến những hậu quả xấu cho trẻ cả trước mắt và lâu dài: trẻ thường xuyên bị lên cơn nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như trẻ khác, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng thường xuyên phải nghỉ học do bệnh thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
- Bệnh có khả năng gây tử vong và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm: Mặc dù có tỉ lệ thấp nhưng tác hại của bệnh vẫn có thể dẫn tới tử vong. Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hen phế quản có thể gây nên các biến chứng như: tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng,… hay thậm chí là ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
- Hen suyễn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Một trong những tác hại của bệnh hen suyễn là gây nguy hiểm đối với phụ nữ. Nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở tuần thứ 24 – 36 của thai kỳ. Khi mắc hen suyễn, phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với các biến chứng sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo,… Ngoài ra, bé cũng nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.(1)
Mắc bệnh hen khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh hen suyễn có lây không và khi nào cần gặp bác sĩ? Thật ra, bệnh lý này không thuộc nhóm bệnh lây nhiễm. Hen suyễn sẽ gây nên nhiều gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình và xã hội. Do đó, khi gặp những dấu hiệu nghi ngờ hen người bệnh nên tới gặp bác sĩ ngay:
- Xuất hiện những cơn khò khè, tái đi tái lại.
- Ho nhiều về đêm.
- Khò khè và ho sau khi vận động quá sức.
- Khò khè, nặng ngực hoặc ho khi tiếp xúc với các dị nguyên (như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm, lông chó, mèo).
Các triệu chứng này có thể cải thiện khi sử dụng thuốc điều trị hen như: Thuốc kháng viêm corticoid, thuốc giãn phế quản,… Người bệnh cần tới gặp bác sĩ để đo hô hấp ký nhằm chẩn đoán và khởi động điều trị kiểm soát hen suyễn sớm. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Khi được chẩn đoán và điều trị hen suyễn cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
- Khi đã kiểm soát tốt bệnh hen cần tuân thủ các chế độ điều trị thuốc và thời gian tái khám để giữ được hiệu quả kiểm soát hen.
Bên cạnh đó, người bệnh cần nắm được một số biểu hiện của cơn hen cấp, cơn hen mức độ trung bình và nặng cũng như các bước xử trí ban đầu khi lên cơn hen để tránh những diễn biến nặng có thể xảy đến. (2)
Hen suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn lây qua đường nào?
Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, các bệnh nhân thường lo lắng không biết hen suyễn có lây không, bệnh hen suyễn lây qua đường nào và có nguy cơ truyền nhiễm sang người khác xung quanh thông qua các hoạt động hàng ngày không? Câu trả lời là bệnh hen suyễn không lây, bởi trên thực tế bệnh lý này không do virus hay vi khuẩn gây nên và hen suyễn thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn.
Như vậy, bệnh hen suyễn cũng không lây qua đường tiếp xúc như nắm tay, ăn chung hay hô hấp giống như nhiều người vẫn nghĩ.
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Bệnh hen suyễn có di truyền không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hen suyễn có yếu tố di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh thì con khi sinh ra cũng có tới 30-35% nguy cơ mắc hen suyễn. Nếu cả cha và mẹ đều mắc thì tỉ lệ này tăng lên 50-70%. Nếu không có ai trong gia đình mắc hen phế quản thì khả năng mắc bệnh lý này ở trẻ chỉ rơi vào khoảng 10-15%. Như vậy, hen suyễn là bệnh lý có khả năng di truyền.
Mắc bệnh hen suyễn nên ăn và kiêng gì? Để điều trị cũng như phòng ngừa người bệnh cần có một chế độ ăn khoa học để giúp cải thiện bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn
1. Các dấu hiệu của cơn hen suyễn nặng
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và khi diễn tiến nặng thường có những biểu hiện như thế nào? Thông thường khi xuất hiện cơn hen suyễn nặng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu dưới đây:
- Khó thở liên tục, không nằm được mà phải ngồi ngả ra trước để thở.
- Phổi xuất hiện nhiều ran rít hai phổi, đặc biệt là hít vào và thở ra.
- Thở nhanh.
- Tụt SpO2 < 90%.
- Nhịp tim nhanh.
- Nói từng từ (khó nói, khó ho).
- Tinh thần bị kích thích.
- Vã mồ hôi.
- Tím tái.
- Co kéo các cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ cánh mũi.
- Xuất hiện dấu hiệu suy tim phải hoặc huyết áp tăng bất thường.
Các dấu hiệu trên đều là những triệu chứng của bệnh hen nặng và nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu này cần được đi cấp cứu ngay lập tức để tránh những hậu quả xấu xảy ra.
2. Tại sao lại khó chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ
Trẻ 5 tuổi nếu mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và tại sao thường khó chẩn đoán? Hen suyễn ở bất kỳ độ tuổi nào đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trẻ 5 tuổi cũng không ngoại lệ. Sở dĩ trẻ nhỏ khó chẩn đoán hen suyễn là do:
- Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ rất đa dạng và khó xác định. Đặc biệt, hen ở trẻ dưới 1 tuổi còn rất dễ nhầm lẫn với viêm tiểu cầu phế quản dẫn tới việc chẩn đoán bệnh khó khăn.
- Các triệu chứng của hen ở trẻ nhỏ không điển hình và khó xác định.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng, đặc biệt là chức năng hô hấp khó thực hiện bởi trẻ chưa biết cách để hợp tác với bác sĩ thăm khám.
3. Có nên dùng thuốc trị hen suyễn khi đang mang thai không?
Tác hại của bệnh hen suyễn ở bà bầu như thế nào và mẹ bầu có nên sử dụng thuốc trị hen suyễn trong quá trình mang thai không? Việc kiểm soát hen trong quá trình mang thai vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bào thai. Các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng thuốc hen suyễn vẫn nằm trong mức độ an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các mẹ bầu cần nghiêm túc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và đơn kê của bác sĩ. (3)
4. Mối liên hệ giữa bệnh hen phế quản và viêm mũi dị ứng
Hen suyễn không lây nhiễm nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với bệnh lý viêm mũi dị ứng. Nhiều người thường xem nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng nhưng đó lại là một trong những yếu tố gây khởi phát và nguy cơ của bệnh hen. Theo nghiên cứu có tới hơn 80% bệnh nhân hen mắc viêm mũi dị ứng, có từ 10 – 40% người bệnh viêm mũi dị ứng bị hen. Riêng Việt Nam có 35,5% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng mắc hen phế quản.
Viêm mũi dị ứng sẽ làm gia tăng các triệu chứng của bệnh hen, làm tăng số lần sử dụng thuốc cắt cơn hen, tăng nguy cơ nhập viện và gây nhiều khó chịu cho người bệnh hen.
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn thuộc hai chuyên khoa khác nhau nhưng có sự liên quan vì chung một đường thở. Khi người bệnh đồng mắc viêm mũi dị ứng và hen thì việc điều trị hiệu quả chứng bệnh này cũng có thể giúp chứng bệnh kia cải thiện tốt hơn. Viêm mũi dị ứng lâu ngày nếu không điều trị sẽ có nguy cơ dẫn tới hen suyễn. Do vậy, nếu mắc viêm mũi dị ứng người bệnh cần điều trị để tránh nguy cơ mắc hen về sau.
5. Hen suyễn do gắng sức có nguy hiểm không?
Hen phế quản do gắng sức thường xuất hiện ở 70 – 80% bệnh nhân hen. Hen do gắng sức thường xuất hiện khoảng 5-15 phút sau khi người bệnh gắng sức, có trường hợp xảy ra sau khoảng 1 giờ và cũng có trường hợp muộn xảy ra sau 10 giờ. Việc kiểm soát hen gây ra do gắng sức tốt có thể dẫn tới việc kiểm soát tốt bệnh hen chung.
Các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động và thể trạng của từng bệnh nhân. Trường hợp xấu nhất, các hoạt động thường ngày cũng có thể gây nên triệu chứng của bệnh hen (ví dụ như trẻ đang chơi đùa, hút bụi, vệ sinh ô tô, chơi thể thao,…). Không phải bất kỳ trường hợp nào bị ho, khò khè hay khó thở do gắng sức đều dẫn tới bị hen do gắng sức. Đó có thể là dấu hiệu của sức khỏe kém, bệnh tim hay các bệnh lý về đường hô hấp khác. Để phân biệt các trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định người thăm khám đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi gắng sức. Hen do gắng sức là khi sự giảm lưu lượng đỉnh trên 20% tới 20 phút sau khi ngừng gắng sức.
6. Bệnh hen suyễn có chết không?
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và khi mắc bệnh hen suyễn có chết không? Hen suyễn là bệnh lý mạn tính và không thể chữa khỏi dứt điểm. Nếu điều trị đúng cách người bệnh có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh, có nghĩa là người bệnh gần như không có hoặc có rất ít các triệu chứng, sinh hoạt và làm việc cũng như học tập bình thường, các chức năng phổi cũng gần như hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì người bệnh sẽ xuất hiện các cơn hen nặng gây nguy hiểm tới tính mạng.
Như vậy nếu để trả lời cho câu hỏi bệnh hen suyễn có chết không thì câu trả lời là CÓ khả năng. Người bệnh cần lưu ý:
- Uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít/ngày), không sử dụng rượu bia.
- Hạn chế tiếp xúc với những chất dễ gây kích ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với các mùi lạ, động vật có lông, áo lông vũ, phấn hoa,…
- Thăm khám định kỳ, không tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Luôn mang theo thuốc hen suyễn bên người để phòng khi lên cơn.
Khi ra ngoài nên đem theo khẩu trang, che kín miệng, mũi để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, mùi lạ. Nếu thấy dấu hiệu bất thường người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh hô hấp tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Nếu bạn vẫn cần có thêm thông tin chi tiết về những thắc mắc như bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, hen suyễn có lây không, bệnh hen suyễn lây qua đường nào, mắc bệnh hen suyễn có chết không hay tác hại của bệnh hen suyễn là gì… thì có thể liên hệ Khoa Nội Hô hấp Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn.
Từ khóa » Di Tử Là Gì
-
Wiktionary:Cách Xưng Hô Theo Hán-Việt
-
CÁCH XƯNG HÔ TIẾNG HÁN- VIỆT - VIẾT SỚ CHỮ NHO
-
Cách Xưng Hô Và Thứ Bậc Trong Gia Tộc, Xã Hội Thời Xưa
-
Xưng Hô Theo Lối Hán Việt Cổ Ngữ - Phần Mềm Viết Sớ
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật - Sở Nội Vụ Nam Định
-
Tu Là Gì ? Đi Tu Là Gì ? Tu Tập, Tu Tâm, Tu Hành Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Di Tử Hà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tru Di – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cẩm Nang Vai Vế Các Thành Viên Trong Gia đình Việt Nam
-
Câu Kỷ Tử Có Tác Dụng Gì? Những Lưu ý Khi Sử Dụng Loại Quả Này
-
Viêm Tụy Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Chẩn đoán
-
Hình Phạt “tru Di Tam Tộc” Và “tru Di Cửu Tộc” Có Nghĩa Là Gì? - Dân Việt
-
5 Dấu Hiệu Xuất Huyết Dạ Dày điển Hình, Dễ Nhận Biết Nhất - Medlatec