Hẹp Bao Quy đầu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, hẹp da quy đầu chiếm tỷ lệ cao trong những trường hợp tới tư vấn thầy thuốc. Đây trở thành mối bận tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh. Bài viết này tổng hợp tất cả các thông tin về dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu và cách giải quyết mối bận tâm này.
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu (phimosis) là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột lên hoàn toàn khỏi quy đầu. Hiện nay, hẹp bao quy đầu thường được chẩn đoán một cách dễ dãi, do không phân biệt được hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. (1)
- Hẹp bao quy đầu sinh lý: Bao quy đầu không tuột trong suốt của quá trình phát triển sinh lý bình thường.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Đây là trường hợp xảy ra do các bệnh lý như bệnh sừng hóa gây xơ teo bao quy đầu, viêm quy đầu bạch sản xơ hóa, sẹo do dùng sức để tuột bao quy đầu lên trước đó…
80% trường hợp hẹp bao quy đầu có thể tự khỏi khi lớn lên và không cần xử trí trước sáu tuổi. Trong các trường hợp này, bao quy đầu được coi là bình thường hay còn gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Ở tuổi lớn hơn, nếu bao quy đầu vẫn còn hẹp, tức là hẹp thật sự hay hẹp bệnh lý thì cần phải xử trí.
Đôi khi, có một số trường hợp bị hẹp nghẹt bao quy đầu. Khi đó, bao quy đầu tuột lên trên quy đầu một cách khó khăn và bị nghẹt, không thể đưa về lại vị trí bình thường được. Bao quy đầu tạo thành một vòng thắt siết chặt lấy quy đầu, làm cho bao quy đầu sưng nề và rất đau. Trường hợp này, người bệnh cần được xử lý ngay, nếu không sẽ gây hoại tử hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.
Chức năng của bao quy đầu
Bao quy đầu, với mặt ngoài là da và mặt trong là niêm mạc, bao quanh và che chở cho quy đầu (phần đầu của dương vật). Bao quy đầu che chở quy đầu và giữ cho nó được mềm mại, ấm, ẩm và nhạy cảm.
Niêm mạc quy đầu có những tuyến tiết ra chất nhờn, khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa sinh dục màu trắng nằm giữa quy đầu và da quy đầu. Bao quy đầu nhạy với kích thích tình dục và cần thiết cho hoạt động tình dục bình thường.
Dương vật và quy đầu tự nhiên đều sạch. Tuy vậy, dương vật cũng là nơi mà các vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là khi giao hợp.
Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu
Ở trẻ em, bao quy đầu thường dính chắc vào quy đầu. Hiếm trường hợp bao quy đầu có thể tuột ra sau. “Bao quy đầu không tuột được ra sau” có thể được coi là bình thường ở nam giới, kể cả ở tuổi trưởng thành.
Khoảng 50% trường hợp xảy ra ở trẻ 1 tuổi, 90% ở trẻ em 3 tuổi và 99% ở trẻ 17 tuổi có thể tuột bao quy đầu dễ dàng, bình thường.
Nhiều nơi trên thế giới có tục lệ cắt bỏ bao quy đầu cho trẻ từ lúc mới sinh hoặc lúc dậy thì. Những hình vẽ của người Ai Cập cổ đại cho thấy cắt da quy đầu đã được thực hiện từ hàng ngàn năm trước.
Ở người lớn: Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra, quy đầu sẽ tự tuột ra khỏi bao quy đầu. Khoảng 95% trường hợp trẻ 16 – 17 tuổi, bao quy đầu có thể tuột hoàn toàn.
Hậu quả của hẹp bao quy đầu
Hẹp da quy đầu làm nước tiểu ứ đọng, vệ sinh khó khăn, dễ gây viêm nhiễm quy đầu, da quy đầu, đường tiết niệu, ảnh hưởng đến thận. Trong trường hợp, da quy đầu tuột lên nhưng không đưa về vị trí bình thường được, tạo thành vòng thắt sẽ siết chặt quy đầu làm da quy đầu sưng nề, gây đau, gọi là hẹp nghẹt da quy đầu. Đây là trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngay.
Hẹp da quy đầu có thể dẫn đến ung thư dương vật… Ngoài ra, khi trưởng thành, hẹp da quy đầu có thể làm đau dương vật khi cương, cản trở quá trình cương.
> Bài viết liên quan: Hẹp bao quy đầu có quan hệ được không?
Khi nào nên cắt da quy đầu?
Ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm,.v.v… Khoảng 90% trẻ em sau 3 tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Không nên cố gắng tuột da quy đầu sớm để tránh tình trạng đau, chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu và tạo sẹo ở da quy đầu, gây hẹp da quy đầu thứ phát.
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau). Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn, nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật.
Chẩn đoán hẹp bao quy đầu
Một số quan điểm phân loại hẹp bao quy đầu hiện nay:
Về mức độ, hẹp bao quy đầu được phân loại: Hẹp bao quy đầu tương đối (bao quy đầu kéo lên được một phần) và hẹp bao quy đầu hoàn toàn (bao quy đầu hoàn toàn không kéo lùi được).
Theo Meuli và cộng sự, hẹp bao quy đầu được chia thành 4 mức độ, cụ thể:
- Mức 1: Bao quy đầu kéo lên được hoàn toàn nhưng khó khăn và có vòng thắt thân dương vật.
- Mức 2: Bao quy đầu kéo lên được một phần để lộ đầu dương vật.
- Mức 3: Bao quy đầu kéo lên được ít, chỉ để lộ miệng sáo.
- Mức 4: Bao quy đầu hoàn toàn không kéo lùi được.
Điều trị hẹp bao quy đầu
Quan điểm điều trị hẹp bao quy đầu hiện đại đang có nhiều thay đổi. Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng bao quy đầu có chức năng sinh lý của nó. Vì thế, có nhiều khuyến cáo không nên thực hiện cắt bao quy đầu rộng rãi như trước.
Ngoài ra, quan điểm hiện đại cho rằng, hẹp bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, nhiều khuyến cáo tránh các can thiệp không cần thiết. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em hoàn toàn khác với hẹp bao quy đầu ở người lớn.
Phụ huynh một lần nữa nên hiểu, hầu hết trường hợp hẹp bao quy đầu trẻ em là sinh lý bình thường. Tình trạng sẽ tự ổn định khi trẻ trưởng thành. Phụ huynh chỉ cần lưu ý vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp bao quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau).
Hẹp bao quy đầu có thể được điều trị bằng những phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật như sau:
- Dùng kem thoa steroid (0,1% betamethasone) trong 4 – 6 tuần. Phương pháp này dễ áp dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
- Nong bao quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc dụng cụ khác. Ban đầu, bác sĩ thực hiện nhưng sau đó người nhà có thể làm cho trẻ. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn. Tuy nhiên, nếu nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
Nếu bôi thuốc không hiệu quả, bao quy đầu vẫn còn hẹp, căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu, người bệnh nên được phẫu thuật cắt bao quy đầu.
- Tạo hình bao quy đầu.
- Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu được thực hiện trong trường hợp nào?
Các trường hợp nên cắt bao quy đầu như: hẹp nghẹt bao quy đầu, viêm quy đầu hoặc viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần hoặc vì lý do cá nhân.
Ngoài ra, nam giới không nên cắt bao quy đầu trong những trường hợp như: lỗ tiểu đóng thấp, các dị dạng dương vật như cong dương vật, vùi dương vật, dương vật nhỏ vì người bệnh cần dùng da quy đầu để tạo hình sửa chữa lại những dị dạng này.
Câu hỏi thường gặp
1/ Hẹp bao quy đầu quan hệ có thai được không?
Hẹp bao quy đầu nhiều có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của nam giới:
- Viêm nhiễm, sưng, đau: Người bệnh hẹp bao quy đầu thường phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm. Trường hợp phổ biến là viêm bao quy đầu, viêm quy đầu. Mặt trong của lớp da mỏng bao bọc phía ngoài quy đầu luôn tiết ra bã nhờn và tế bào chết. Vì thế, tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ khiến nam giới gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh dương vật. Ngoài ra, bao quy đầu hẹp còn khiến nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, tồn đọng phía trong bao quy đầu, tích tụ dần thành cặn bã bẩn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm, sưng đau. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới sức khỏe mà còn gây đau, ảnh hưởng tới đời sống tình dục.
- Bị đau dương vật khi cương cứng và quan hệ tình dục: Người bệnh hẹp bao quy đầu có thể bị đau khi dương vật cương cứng hay khi quan hệ tình dục.
- Hẹp nghẹt bao quy đầu: Trong trường hợp nặng, bao quy đầu bị chít hẹp quá mức khiến máu ở da bao quy đầu không lưu thông, gây sưng đau.
2/ Nên khám hẹp bao quy đầu ở đâu?
Khi điều trị hẹp bao quy đầu tại hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị chuẩn 5 sao. Bệnh nhân được phẫu thuật và xuất viện trong ngày.
Vết thương thường lành sau 1 tuần và không cần cắt chỉ. Trong thời gian đó, người bệnh có thể thay băng tại hệ thống BVĐK Tâm Anh hay các cơ sở y tế khác theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại cùng hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet; cơ sở vật chất khang trang… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị hẹp bao quy đầu một cách an toàn, hiệu quả.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Hẹp bao quy đầu cần được điều trị kịp thời để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, các vấn đề trong quan hệ tình dục. Tình trạng này dù do bẩm sinh hay yếu tố khách quan, nam giới vẫn nên đi khám để được tiến hành các thủ thuật cần thiết.
Từ khóa » Cách Trị Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Nhỏ
-
4 Phương Pháp Xử Trí Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ | Vinmec
-
Dấu Hiệu Của Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ | Vinmec
-
Trẻ Bị Hẹp Bao Quy đầu Và Các Phương Pháp Xử Trí Hiệu Quả | Medlatec
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em Phải Làm Sao Và Lời Khuyên Của Chuyên Gia
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em, Khi Nào Cần Can Thiệp?
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Và Những điều Mẹ Cần Biết | TCI Hospital
-
4 Cách Chữa Hẹp Bao Quy đầu An Toàn Và Hiệu Quả Nhất | TCI Hospital
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Nhỏ Và Người Lớn
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ, Khi Nào Cần Can Thiệp?
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em - Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
HƠN 90% TRẺ EM CÓ THỂ BỊ HẸP BAO QUY ĐẦU, CÓ CẦN ĐIỀU ...
-
Cách Chữa Hẹp Bao Quy đầu Tại Nhà Và Những điều Bạn Cần Lưu Tâm
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - YouMed