Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Như thế nào là hẹp bao quy đầu?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng miệng bao quy đầu nhỏ, lớp da bao quy đầu bó chặt lấy phần quy đầu không thể tuột xuống được. Ngay cả khi ở trạng thái cương cứng. Khi cố gắng dùng tay kéo xuống sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
Đối với những trẻ từ 3 – 4 tuổi nếu thấy bao quy đầu dài bao trùm hết đầu dương vật. Khi dùng tay kéo nhẹ phần da không làm lộ ra được quy đầu thì là dấu hiệu bị hẹp bao quy đầu. Không chỉ những trẻ nhỏ mà nam giới ở tuổi trưởng thành cũng có khả năng bị bệnh
Nguyên nhân hẹp bao quy đầu
– Hẹp bao quy đầu là bình thường đối với trẻ sơ sinh. Đây không phải là một vấn đề bệnh lí trừ khi nó gây ra các triệu chứng cho trẻ.
– Tuy nhiên, ở trẻ lớn hơn, đó có thể dẫn đến hậu quả gây ra sẹo xơ. Trong khoảng 2 đến 6 năm đầu đời bao quy đầu của trẻ vẫn còn dính vào dương vật Điều này là hoàn toàn bình thường. Khi trẻ khoảng 2 tuổi, bao quy đầu sẽ bắt đầu tuột ra một cách tự nhiên khỏi quy đầu. Bao quy đầu của một số bé trai có thể cần nhiều thời gian hơn để tuột ra bình thường. Đừng bao giờ cố gắng tuột bao quy đầu của con bạn quá mạnh vì nó có thể gây đau và làm tổn thương bao quy đầu.
– Hẹp bao quy đầu có thể xảy ra kể cả ở người lớn khi bị chấn thương hay nhiễm trùng. Đó là do kéo bao quy đầu trở lại với lực quá mạnh lúc vệ sinh. Lực có thể làm rách da và tạo ra một vết sẹo khiến bao quy đầu bị hẹp hơn. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể từ dương vật hoặc đường tiết niệu gây sưng đỏ, đau rát.
3. Các triệu chứng nào liên quan đến hẹp bao quy đầu ?
Đưa con bạn đi khám Bác sĩ nếu trẻ có các loại triệu chứng sau đây:
- Không thể tuột bao quy đầu khi tắm rửa.
- Đau và sưng đỏ bao quy đầu, da có thể căng bóng. Trong trường hợp nghẹt, bao quy đầu có thể tím vì thiếu máu nuôi.
- Trẻ gặp vấn đề về chuyện đi tiểu như tiểu nhiều lần, thấy đau khi tiểu, không tiểu được…
Hẹp bao quy đầu được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ sẽ hỏi thông tin về các triệu chứng và lịch sử bệnh lí của con bạn. Sau đó, kiểm tra bao quy đầu con bạn. Thông thường, trẻ không cần phải làm thêm xét nghiệm gì.
Một số trường hợp có thể nghẹt bao quy đầu do trẻ cố gắng tuột lên nhưng quên kéo xuống sau khi đi tiểu hay tắm. Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm bao quy đầu và quy đầu nhiều lần cũng có thể gây nghẹt.
Hình ảnh trong hẹp bao quy đầu sinh lí là lỗ mở không sẹo, lành lặn, trơn láng. Nếu là bệnh lí, bạn sẽ thấy vòng xơ màu trắng, co rút xung quanh lỗ mở.
Những phương pháp điều trị
Vệ sinh, nong bao quy đầu mỗi ngày: Dạy con bạn nhẹ nhàng tuột bao quy đầu lên xuống mỗi ngày khi tắm hoặc sau khi đi tiểu. Nước tiểu có thể gây kích ứng cho quy đầu nếu đọng lại lâu dưới bao quy đầu. Vì vậy, bạn nên tuột bao quy đầu ra để rửa cho trẻ. Vệ sinh đơn giản bằng cách rửa bằng nước sạch và xà phòng nhẹ. Nếu đang bị hẹp hay viêm bao quy đầu, có thể cho quy đầu của trẻ ngâm trong nước ấm từ 5 đến 10 phút để giảm đau.
Mặc dù vệ sinh cá nhân thường xuyên rất quan trọng, nhưng rửa quá nhiều bằng xà phòng có thể gây đau rát. Nhẹ nhàng rửa quy đầu của trẻ một lần mỗi ngày bằng nước ấm là đủ sạch sẽ. Nếu bạn muốn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại xà phòng trung tính hoặc không mùi thơm để giảm nguy cơ kích ứng da của trẻ.
Nếu bạn không vệ sinh kĩ bao quy đầu cho trẻ, về lâu dài sẽ xuất hiện một chất màu trắng dưới bao quy đầu của trẻ. Đây là chất dơ được tích tụ trong thời gian dài. Chất này sẽ ngăn không cho tuột bao quy đầu lên dễ dàng. Và bao quy đầu trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn. Điều này có thể gây nhiễm trùng cho con bạn.
Sử dụng thuốc: Nếu trẻ có sưng đỏ bao quy đầu, có thể cần phải điều trị với kháng sinh.Steroid thoa tại vùng da quy đầu là một loại kem giúp làm mềm bao quy đầu để giúp trẻ dễ dàng tuột lên và kéo xuống. Thuốc được thoa lên quy đầu sau khi rửa sạch
Nong bao quy đầu: Nếu bao quy đầu hẹp theo hướng sinh lí, có các chất dơ đọng lại ở quy đầu. Lúc này, trẻ cần được nong bao quy đầu với sự hỗ trợ của Bác sĩ. Một ít thuốc tê sẽ được xịt vào quy đầu của trẻ để giúp trẻ giảm đau khi thực hiện thủ thuật này. Nong bao quy đầu sẽ giúp bảo tồn bao quy đầu. Việc này cần phải được thực hiện thường xuyên mỗi ngày cho trẻ. Tuy nhiên, có thể không phải lúc nào cũng ngăn ngừa vấn đề tái phát.
Phẫu thuật: Cắt bao quy đầu (một phần hoặc toàn bộ bao quy đầu) có thể được xem xét nếu các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Tuy nhiên trẻ cần phải có sự thăm khám và đánh giá của Bác sĩ. Những rủi ro của phẫu thật có thể bao gồm chảy máu, nhiễm trùng. Sau khi cắt bao quy đầu, vùng quy đầu của trẻ sẽ mất lớp áo bảo vệ và dễ tổn thương do ma sát với quần của trẻ. Khi lớn lên, trẻ có thể mất cảm giác ở vùng này, nhất là khi quan hệ tình dục. Vì thế, phẫu thuật thường chỉ được đề xuất như là phương án cuối cùng. Nếu bao quy đầu của trẻ bị xơ hóa, phẫu thuật được xem là lựa chọn điều trị tốt nhất và duy nhất cho trẻ.
Trong trường hợp nghiêm trọng là nghẹt bao quy đầu, việc thiếu lưu lượng máu đến dương vật có thể gây chết mô (hoại tử). Khi đó, cần phải phẫu thuật cấp cứu cho trẻ ngay lập tức.
Sau phẫu thuật, ngoài theo dõi những dấu hiệu sưng đỏ hay chảy máu dương vật, bạn vẫn phải vệ sinh mỗi ngày cho trẻ.
Ngày nay, việc phát hiện hẹp bao quy đầu rất dễ dàng trong lúc tắm cho trẻ. Đa số trường hợp hẹp bao quy đầu là do sinh lí. Việc vệ sinh và nong bao quy đầu cho trẻ rất quan trọng. Đây được xem là phương pháp điều trị chính cho trẻ có hẹp bao quy đầu. Chỉ một số ít trường hợp trẻ cần được cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu. Vậy nên, không phải lúc nào cắt bao quy đầu cũng là điều trị tốt nhất vì có thể ảnh hưởng đến trẻ về sau.
Có nên chữa hẹp bao quy đầu tại nhà không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ việc tự chữa hẹp bao quy đầu tại nhà thường không mang lại được kết quả cao nếu chưa có sự khám – tư vấn của bác sỹ chuyên khoa, tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.
Nam giới trưởng thành không nên chữa hẹp bao quy đầu tại nhà bởi một số lý do sau:
Cách dùng thuốc bôi và cách nong da quy đầu bằng tay chỉ phù hợp với những trường hợp bị bán hẹp bao quy đầu và trẻ nhỏ. Còn đối với những nam giới tuổi trưởng thành thì hai cách này sẽ khó mang lại hiệu quả. Bởi da quy đầu không còn co giãn nhiều
Việc sử dụng thuốc cần phải được thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ. Nếu tùy tiện mua thuốc mà dùng không đúng cách hoặc mua nhầm hàng trôi nổi trên thị trường. Sẽ không mang lại được kết quả cao mà còn có thể gây viêm nhiễm hoặc dị ứng tại cơ quan sinh dục.
Khi nong da bao quy đầu dương vật sẽ rất dễ bị tổn thương nếu như nam giới thực hiện quá mạnh, không đúng cách. Hoặc khi không vệ sinh tay sạch sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công dẫn tới tình trạng viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt…
Đòi hỏi phải thực hiện kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả. Hiệu quả mang lại thường chậm thậm chí là không có kết quả.
Từ đó, có thể thấy khi bị hẹp bao quy đầu nam giới nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bao quy đầu và có hướng điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Giúp mang lại kết quả như mong đợi.
Để đảm bảo an toàn nam giới nên cân nhắc kỹ lưỡng khâu lựa chọn địa chỉ thực hiện. Chỉ khi thực hiện ở những cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng cao. Mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn giúp cho quá trình điều trị hẹp bao quy đầu được an toàn, hiệu quả cao
Qua những chia sẻ trên hi vọng giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.
Địa chỉ: Phòng khám Tiết Niệu Nam Học, tầng 5 – nhà B1, khoa ngoại Tiết Niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Liên hệ: ThS. Tô Minh Hùng, SĐT 0964.840.888 – Zalo: 0964.840.888
Email: Hungchngoai17@gmail.com, Facebook: Tô Minh Hùng
Chia sẻ ngayTừ khóa » Chẩn đoán Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ... - BV Xanh Pôn
-
Hẹp Bao Quy đầu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
-
Dấu Hiệu Của Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ - Vinmec
-
Cách Nhận Biết Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em | TCI Hospital
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ... - Medlatec
-
Trẻ Bị Hẹp Bao Quy đầu Và Các Phương Pháp Xử Trí Hiệu Quả | Medlatec
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em, Khi Nào Cần Can Thiệp?
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em - Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - YouMed
-
Trẻ Bị Hẹp Bao Quy đầu: Dấu Hiệu Và Cách Kiểm Tra, Chữa Trị | Huggies
-
Hẹp Bao Quy đầu – Dấu Hiệu Và Xử Trí - Sở Y Tế Nam Định
-
Bệnh Viện Nhi Trung ương - HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ Các ...
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Nhỏ Và Người Lớn - Sức Khỏe 24 Giờ
-
Hẹp Bao Quy Đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán & Điều Trị